I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của chủ<br />
sở hữu. Để thực hiện được mục tiêu này thì vấn đề sử dụng tài sản trở thành<br />
một vấn đề hết sức quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Sử dụng tài sản<br />
một cách hiệu quả sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều đó sẽ giúp<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản của<br />
chủ sở hữu.<br />
Ngày nay, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế khiến môi trường<br />
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không<br />
ngừng đổi mới, phát huy mọi lợi thế, hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất,<br />
kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển. Trong đó nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng tài sản là vấn đề hết sức cần thiết, là mục tiêu hàng đầu của doanh<br />
nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận, tạo cạnh tranh trên<br />
thị trường.<br />
Đặc biệt trong ngành dệt may Việt Nam, với xu thế hội nhập và những<br />
yêu cầu ngày càng cao, là ngành được hưởng nhiều lợi thế, các doanh nghiệp<br />
không ngừng cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất. Là một doanh nghiệp trong<br />
ngành dệt may, Công ty Cổ phần May Sơn Hà cũng đứng trước những thách<br />
thức và cơ hội mới. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng<br />
thị trường xuất khẩu thì vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công<br />
ty đang trở thành vấn đề cấp thiết.<br />
Do đó, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của<br />
công ty cổ phần May Sơn Hà- Hà Nội” làm đề tài luận văn cao học, hy vọng<br />
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho các doanh nghiệp<br />
kinh doanh ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần May Sơn Hà nói<br />
riêng trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.<br />
1<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng tài<br />
sản trong các doanh nghiệp, luận văn đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài<br />
sản của Công ty Cổ phần May Sơn Hà, nắm bắt thuận lợi, khó khăn mà công<br />
ty gặp phải, từ đó đề xuất các gải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài<br />
sản của Công ty.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần<br />
May Sơn Hà - Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng tài sản của Công ty Cổ phần May Sơn Hà tại thị xã Sơn Tây- Thành phố<br />
hà Nội qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong<br />
3 năm 2012-2014. Luận văn tập trung vào nội dung kinh tế của hiệu quả sử<br />
dụng tài sản ở doanh nghiệp, không đề cập đến yếu tố tổ chức thực hiện quản<br />
lý tài sản.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Cơ sở phương pháp luận:<br />
Luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương<br />
pháp luận. Bởi vì, chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học về các quy luật<br />
chung nhất của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy con người. Những<br />
nguyên lý của nó có tác dụng hướng dẫn, gợi mở cách thức xem xét các sự<br />
vật, hiện tượng theo quan điểm toàn diện, phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử<br />
cụ thể. Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và tác động của nó đến hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần May Sơn Hà. Việc xem xét các<br />
tác động này cần đặt trong một điều kiện cụ thể của thị trường sản xuất, kinh<br />
doanh hàng dệt may của Hà Nội, của Việt Nam, ngoài ra cũng cần phải<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
nghiên cứu sự tác động này trong các không gian, thời gian, điều kiện, hoàn<br />
cảnh lịch sử cụ thể khác nhau.<br />
-Những phương pháp cụ thể:<br />
+ Phương pháp thu thập tài liệu:<br />
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm sách,<br />
báo, tạp chí, các số liệu thống kê, các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần<br />
May Sơn Hà. Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các<br />
chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài, số liệu sơ cấp<br />
được thu thập từ các phòng, ban trong Công ty.<br />
+ Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:<br />
Phương pháp định tính: Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng<br />
của hiệu quả sử dụng tài sản đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh<br />
nghiệp tuy nhiên ở mỗi loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh khác<br />
nhau thì sự tác động của hiệu quả sử dụng tài sản đến hiệu quả sản xuất, kinh<br />
doanh cũng như các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là khác<br />
nhau. Hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu về các giải pháp nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà- Hà Nội. Vì vậy,<br />
việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là sự lựa chọn phù hợp của<br />
luận văn.<br />
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm mô tả<br />
và phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng theo quan điểm của nhà nghiên<br />
cứu. bằng phương pháp này, luận văn sẽ cung cấp thông tin toàn diện về đặc<br />
điểm tài sản của công ty, thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố, từ đó phản<br />
ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.<br />
Phương pháp diễn dịch: Đề tài tiếp cận nhiên cứu từ khái quát đến cụ<br />
thể. Theo đó, khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần<br />
<br />
3<br />
<br />
May Sơn Hà, phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan thực trạng<br />
sử dụng tài sản của Công ty trong từng điều kiện cụ thể.<br />
Phương pháp quy nạp: Đề tài tiếp cận từ cái cụ thể đến khái quát. Từ<br />
những vấn đề thực tiễn về hiệu quả sử dụng tài sản và tác động của nó đến<br />
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sơn Hà để đưa ra<br />
những đánh giá khái quát thành những kết luận có tích quy luật, hệ thống.<br />
Phương pháp phân tích: từ những bác cáo tài chính, dựa trên hệ thống<br />
chỉ tiêu đánh giá, luận văn sử dụng phương pháp phân tích từng chỉ tiêu hiệu<br />
quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần May Sơn Hà để từ đó thấy được<br />
thực trạng sử dụng tài sản của Công ty.<br />
Phương pháp so sánh: Thông qua các số liệu thu thập được từ các<br />
phòng, ban, số liệu thứ cấp tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng tài sản của<br />
Công ty qua từng năm từ đó thấy được hiệu quả sử dụng tài sản cũng như<br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận<br />
văn được kết cấu thành 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần<br />
May Sơn Hà<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ<br />
phần May Sơn Hà<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ<br />
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp<br />
1.1.1.1. Doanh nghiệp<br />
Là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh<br />
trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.<br />
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp là tổ chức<br />
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập<br />
theo đúng quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động<br />
kinh doanh.<br />
Theo đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà<br />
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công<br />
ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty.<br />
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp<br />
- Doanh nghiệp nhà nước: Là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100%<br />
vốn điều lệ. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ<br />
thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế<br />
dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm đó và chủ chương<br />
của Nhà nước, cũng như của ngành nghề lĩnh vực đó. Doanh nghiệp nhà nước<br />
do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế, xã hội của<br />
Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm<br />
hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà<br />
nước giao.<br />
- Công ty Cổ phần: Là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn,<br />
được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của<br />
công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được<br />
<br />
5<br />
<br />