intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ sinh thái đô thị

Chia sẻ: Nguyễn Thu Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

894
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

So với hệ sinh thái tự nhiên, HST ĐT có sự khác biệt rất nhiều. Vật cung cấp không được sản xuất tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương thực, thực phẩm, rau quả… cung cấp cho đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ sinh thái đô thị

  1. Thành phần của HST Đô Thị HST ĐT bao gồm những thành phần sau: - Thành phần hữu sinh: con người và các loại sinh vật trong môi trường đô t h ị. - Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí, các yếu tố khác. - Thành phần công nghệ: Các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, rạp hát,… Trong đó thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái. So với hệ sinh thái tự nhiên, HST ĐT có sự khác biệt rất nhiều. Vật cung cấp không được sản xuất tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương thực, thực phẩm, rau quả… cung cấp cho đô thị. Vật tiêu thụ chủ yếu và quan trọng nhất là người dân đô thị. Tại đây, thực vật (TV), động vật (ĐV) hoang dại không đóng vai trò to lớn trong vật sản xuất và tiêu thụ. Hoạt động của HST ĐT do con người điều khiển. Con người phải đảm bảo vòng tuânà hoàn vật chất và dòng năng lượng của HST. Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là kết quả của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. Môi trường đô thị luôn vận động và phát triển theo quy luật động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra. Môi trường đô thị bao gồm các thành phần tự nhiên (đất, nước, không khí), và thành phần nhân tạo do con người tạo ra, các thành phần này tác động mạnh mẽ với nhau và hình thành nên các trạng thái mới. Thành phần của một HST ĐT được trình bày như hình 1 sau:
  2. Hữu sinh Công nghệ Vô sinh Đất Động Người Trường Bệnh Nước không Vi Nhà thực học viện khí sinh máy vật vật Hình 1. Các thành phần của hệ sinh thái đô thị • Vùng đô thị (vùng trung tâm): Có mật độ tập trung dân cư lớn, làm biến đổi môi trường sống, có quan hệ trực tiếp với HST chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông, dẫn đến hang loạt những thay đổi lớn về môi trường sống làm cho môi trường sống trở nên qúa tải. Các khu vực ao, hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho HST tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm. • Vùng ngoại thành (ven đô): Là vùng đệm tạo nên HST chuyển tiếp từ HST tự nhiên sang HST nhân tạo. - Chức năng của vùng đệm (ven đô): + Chuẩn bị cho dòng năng lượng đi vào HST (nguồn nguyên vật liệu) lương thực, thực phẩm ổn định. + Khắc phục năng lượng thừa, dư (nguồn năng lượng bị nhiễm bẩn). + Chuẩn bị cho sự phát triển đô thị bằng cách tạo cơ sở. Cấu trúc và quy mô của HST ĐT được trình bày như sau:
  3. Hình 2. Cấu trúc và quy mô của một hệ sinh thái đô thị Những thay đổi về quy mô và cấu trúc không gian của vùng ngoại thành thể hiện ở việc xác lập, củng cố và mở rộng các mối liên hệ không gian nội thành và ngoại thành và như vậy quy mô hoặc mức độ liên kết của nội ngoại thành phụ thuộc trước hết vào số lượng, cường độ và khoảng cách của các mối quan hệ nội - ngoại đô hay nói cách khác phụ thuộc vào quy mô, chức năng, cơ cấu và cấp trung tâm của đô thị vùng ngoại thành kết hợp bản sắc của HST tự nhiên với HST nhân tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Mối quan hệ giữa môi trường đô thị và vùng ven đô được thể hiện ở hình3: Môi trường đô thị Môi trường ven đô TPVS TPHS TPCN TPVS TPHS TPCN Sinh hoạt của con người Chuyển tiếp đệm Phục vụ Các nhà máy Trật tự và giao thông Du lịch - giải trí Quản lý • Ghi chú: - TPVS: thành phần vô sinh - TPHS: thành phần hữu sinh - TPCN: thành phần công nghiệp
  4. Hình3: Mối quan hệ giữa môi trường đô thị và vùng ven đô Đặc điểm của HST Đô thị Trong HST đô thị, môi trường rất quan trong vì cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào môi trường. Môi trường đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng ta như không khí, nước, thức ăn. Môi trường cung cấp cho chúng ta không gian để xây dựng nhà ở. Nó cũng cung cấp cho chúng ta vật liệu xây dựng như: đá, san hô, gỗ, cát, đất sét, nước,… Cỏ, cói giấy và lá cây cọ được dung để lợp nhà. Cây cối và bờ giậu thường cản gió, ánh nắng Mặt trời và bụi. Ngoài ra rất nhiều đồ dung cho gia đình chúng ta có thể được làm từ nguyên liệu tự nhiên trong môi trường như: bát, tách uống nước, rổ rá và các loại nguyên liệu đóng gói khác được làm từ hoa quả, đá, lá cây và cỏ. Các đồ dung trong nhà của chúng ta hầu hết được làm từ gỗ. Cây cối và cảnh quan thiên nhiên cũng thường đóng vai trò quan trọng về khía cạnh văn hoá mà đã được nói đến rất nhiều trong truyền thuyết và những biểu tượng. Ví dụ như: ở nhiều nước trên thế giới, núi thường được coi là ngôi nhà chíng thức của các vị thần, người sang tạo ra mọi vật. Cảnh quan thiên nhiên và những bong cây râm mát là nơi cho mọi người gặp nhau và cũng thường được dung làm nơi mở rộng diện tích nhà. Qua những sự khác nhau của thảm thực vật, màu sắc của đất và địa hình, mà cư dân hoặc du khách có thể biết cần phải đi đến đâu, tìm nước ở đâu, hoặc xây nhà ở đâu và trồng cây ở đâu. - Các nhân tố vô sinh trong môi trường (MT) của HST Đt sai khác rất nhiều so với các HST lân cận: bụi trong không khí thường lớn gấp 10-25 lần, bức xạ kém hơn 10-20%, mây phủ nhiều hơn 5-10%, nhiệt độ cao hơn 1-2 độ, độ ẩm không khí thấp hơn 3-10%, gió kém hơn 20-30% và hàm lượng các khí CO, CO2, SO2, NOx trong không khí đều cao hơn. - Ở các vực nước tầng mặt như sông hồ thuộc HST ĐT đều bị ô nhiễm ít nhiều. Nguyên nhân đưa đến sự khác nhau giữa HST Đt và các vùng lân cận là do hoạt động của đô thị: các hoạt động hang ngày của người dân, các hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp.
  5. - Tất cả các nhưu cầu tiêu thụ về cật chất, về năng lượng của đô thị đều tăng lên rất nhanh, thường là theo hàm số mũ và tất cả các loại sản phẩm thải ra như nước thải, chất thải rắn,… đều cũng tăng lên tương ứng. - Dân số đô thị (vật tiêu thụ chính của HST ĐT) tăng lên rất nhanh, không chỉ do gia tăng tại chỗ, mà còn do sự di dân từ các vùng nông thôn chuyển đến. Do vậy mà hạ tầng cơ sở của đô thị xuống cấp rất nhanh: thiếu nhà ở gay gắt, thiếu điều kiện vệ sinh và cấp nước, tắc nghẽn giao thông, thiếu nơi đổ rác thải, sinh ra ô nhiễm không khí, nước, đất, bụi và tiếng ồn, giảm đi các khu vực thoáng đãng, ao hồ, diện tích cây xanh và nơi giải trí. Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động, nghề nghiệp…của người dân đô thị đều mang sắc thái riêng, khác với người dân ở vùng nông thôn. Các đặc điểm cơ bản của HST ĐT bao gồm: a) Đây là một HST hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn số lượng. b) HST ĐT mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong HST. c) Về cấu trúc: HST ĐT nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm, ven nội và vùng ngoại. Sự thay đổi về cơ cấu của các vùng này mang dấu ấn thời gian và phản ánh sự phát triển nền kinh tế xã hội qua từng thời kỳ. d) Bậc dinh dưỡng cuối cùng của HST ĐT là con người. Con người là thành phần ưu thế trong HST ĐT. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng thứ cấp cuối cùng. Trong HST ĐT, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu tác động của các yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ. Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho HST. Nhờ có sự tái tạo này mà thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định. e) Yếu tố giới hạn trong HST ĐT là tổ hợp tất cả các yếu tố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2