Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA BẢO TỒN BÓ MẠCH THẦN KINH <br />
TRONG PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC <br />
Đào Quang Oánh*, Vũ văn Ty** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) bệnh lý ác tính hàng đầu trên hệ tiết niệu ở nam giới. Phẫu <br />
thuật triệt căn thường là một chọn lựa đối với giai đoạn còn khu trú trên những bệnh nhân có dự hậu sống còn <br />
trên 10 năm.Vấn đề hiện nay là chú trọng đến chất lượng điều trị. Tiểu không kiểm soát và rối loạn cương sau <br />
mổ là 2 vấn đề chính cần giải quyết. Bảo tồn bó mạch – thần kinh là kỹ thuật góp phần giảm những biến chứng <br />
trên. <br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần kinh trên chất lượng sống của bệnh nhân <br />
sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: tiểu không kiểm soát và rối loạn cương. <br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng mô tả hàng loạt ca. Phẫu thuật có bảo tồn bó mạch‐thần <br />
kinh được thực hiện trên những trường hợp (TH) ung thư TTL giai đoạn khu trú T1‐2. Chức năng cương được <br />
ghi nhận trước và sau mổ. Sự hồi phục của chức năng đi tiểu và chức năng cương được theo dõi và đánh giá sau <br />
mổ 6 tháng. Ghi nhận riêng sự phục hồi với bảo tồn 1 bên và 2 bên. <br />
Kết quả: Tổng cộng 14 TH trong đó 3 TH (21,4%) bảo tồn 1 bên và 11 TH (78,6%) bảo tồn 2 bên. Chức <br />
năng kiểm soát đi tiểu sau cắt TTL: 12 TH (85,7%) không rối loạn và 2 TH (14,3%) rối loạn đi tiểu độ 1. Chức <br />
năng tình dục sau phẫu thuật: 11 TH (78,6%) phục hồi chức năng cương tốt và khá, 3 TH (21,4%) phục hồi <br />
trung bình. <br />
Kết luận: Bảo tồn bó mạch thần kinh góp phần tăng hiệu quả kiểm soát nước tiểu và phục hồi chức năng <br />
cương sau mổ. Bảo tồn 2 bên hiệu quả hơn bảo tồn một bên. <br />
Từ khóa: cắt tuyến tiền liệt tận gốc, bảo tồn bó mạch – thần kinh <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATION OF NEURO‐VASCULAR BUNDLES PRESERVATION IN RADICAL <br />
PROSTATECTOMY <br />
Dao Quang Oanh, Vu Van Ty <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 320 ‐ 327 <br />
Introduction: Prostate cancer is the first malignant tumor of the urinary system in male. Radical <br />
prostatectomy is a choice for the localized stages in patients with life expectancy more than 10 years. Nowadays, <br />
treatment is focused on quality of life. Urinary incontinence and erectile dysfunction after surgery are the two <br />
main problems to be solved. Neuro‐vascular preservation techniques help reduce these complications. <br />
Objectives: Evaluation the effectiveness of neuro‐vascular bundles preservation on the quality of life after <br />
surgery based on two criteria: urinary continence and erectile dysfunction. <br />
Patients and methods: Serial cases, descriptive clinical study. Neuro‐vascular bundles preservation were <br />
performed in localized prostate cancer (stage T1‐2). Erectile function were evaluated and compared before and <br />
after surgery. The urinary continence and erectile function gradually recovered after 6 months. We noticed the <br />
difference between unilateral and bilateral nerve preservation. <br />
Results: In total, 14 cases of nerve preservation including 3 cases (21.4%) of unilateral preservation and 11 <br />
Khoa Niệu B, BV Bình Dân ** Phòng Nghiên cứu Khoa học và Chỉ đạo tuyến, BV Bình Dân <br />
Tác giả liên lạc: TS.Đào Quang Oánh ĐT: 0955012301 <br />
<br />
Email: daoquangoanh53@yahoo.com <br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
cases (78.6%) of bilateral preservation. Urinary continence after surgery: 12 cases (85.7%) of complete <br />
continence and 2 cases (14.3%) of incontinence grade 1. Sexual function after surgery: 11 cases (78.6%) good <br />
and fairly good, 3 cases (21.4%) average results. <br />
Conclusions: Neuro‐vascular bundles preservation contribute to the recovery of urinary continence and <br />
erectile function after surgery. Bilateral is more effective than unilateral preservation. <br />
Keywords: Radical prostatectomy, nerve‐sparing. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư diễn <br />
tiến chậm, chọn lựa phẫu thuật còn được bàn cãi <br />
nhiều và chỉ dành cho bệnh nhân bị ung thư giai <br />
đoạn khu trú, có triển vọng sống >10 năm. Để <br />
nâng cao hiệu quả của phẫu thuật, quan điểm <br />
mới đặt ra hai vấn đề liên quan đến chất lượng <br />
sống sau mổ là: tiểu không kiểm soát và đời <br />
sống tình dục (chủ yếu là rối loạn cương (RLC). <br />
Mục đích của kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần <br />
kinh là để giải quyết hai vấn đề trên. Kỹ thuật <br />
bảo tồn bó mạch thần kinh áp dụng đầu tiên <br />
trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc. Hiện <br />
vẫn còn nhiều đề nghị để cải tiến kỹ thuật này <br />
để tăng hiệu quả. <br />
Hiện nay trong các công trình nghiên cứu về <br />
cắt tuyến tiền liệt tận gốc (mổ mở cũng như nội <br />
soi) tại BV Bình Dân, kỹ thuật bảo tồn bó mạch‐<br />
thần kinh vẫn chưa được triển khai một cách <br />
thường qui. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu <br />
đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó mạch <br />
thần kinh trên chất lượng sống của bệnh nhân <br />
sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: tiểu không <br />
kiểm soát và rối loạn cương (có so sánh trước và <br />
sau mổ). <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó <br />
mạch thần kinh trên chất lượng sống của bệnh <br />
nhân sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: tiểu <br />
không kiểm soát và rối loạn cương. <br />
<br />
Giải phẫu học <br />
Mạng thần kinh (TK) hỗn hợp giao cảm và <br />
phó giao cảm gồm TK chậu và TK thiêng, chi <br />
phối trực tràng, bàng quang, tuyến tiền liệt, túi <br />
tinh, thể hang. Xuống vùng chậu bé, các dây <br />
TK gồm những nhánh nhỏ, kèm huyết quản, <br />
đi sát 2 bên túi tinh và tuyến tiền liệt trước khi <br />
<br />
322<br />
<br />
đến tận cùng tại hoành niệu‐dục, cơ thắt, thể <br />
hang hai bên. <br />
<br />
<br />
Hình 1: Phân bố TK vùng chậu ở nam giới <br />
(Kessler(8)) <br />
Cơ chế kiểm soát đi tiểu: TK thẹn (somatic), <br />
vận động chủ động: Nhánh nội chậu và ngoại <br />
chậu (từ nhân Onuf S2‐4) đến chi phối cơ thắt <br />
ngoài (vân). <br />
Sợi TK không phải từ TK thẹn, nội chậu (S2–<br />
3), đến cơ thắt vân. <br />
TK chậu, vận động tự động: đóng cổ bàng <br />
quang khi xuất tinh, thì chứa đựng. <br />
Sợi cảm giác từ niệu đạo màng, cảm giác vô <br />
ý thức và có ý thức: khi nước tiểu kích thích gây <br />
phản xạ đóng mở cổ bàng quang. <br />
<br />
Chức năng tình dục <br />
TK thiêng, phó giao cảm (S2–4): máu đến <br />
vùng chậu và cơ quan sinh dục, cương. <br />
TK giao cảm: xuất tinh. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Đường đi của bó mạch‐thần kinh <br />
Sát bờ ngoài và nửa dưới tuyến tiền liệt‐ túi <br />
tinh trên nam giới. Trên nữ giới, sự phân bố và <br />
đường đi của bó mạch‐thần kinh rộng hơn, ở <br />
ranh giới bàng quang‐tử cung‐trực tràng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Tương quan vị trí giải phẫu bó mạch‐thần <br />
kinh (Girgi (7)). <br />
<br />
Các công trình về bảo tồn bó mạch‐thần <br />
kinh trong cắt tuyến tiền liệt tận gốc <br />
Catalona(2) là tác giả có nghiên cứu báo cáo <br />
đầu tiên về bảo tồn bó mạch‐thần kinh, nhưng <br />
Walsh(14) thuộc ĐH Johns Hopkins mới là người <br />
đặt nền móng về áp dụng giải phẫu học hệ <br />
thống thần kinh vùng chậu trong phẫu thuật cắt <br />
tuyến tiền liệt tận gốc nhằm mục đích bảo tồn <br />
chức năng cương. <br />
Catalona và cs tại ĐH Y Khoa Washington <br />
(1985): phẫu thuật trên 52 bệnh nhân ung thư <br />
tuyến tiền liệt giai đoạn A‐B1, 42 bệnh nhân còn <br />
hoạt động tình dục. 41/42 (98%) bệnh nhân còn <br />
có thể cương nhưng chỉ 22/42 (52%) đủ để có thể <br />
giao hợp (67% 60t). Báo cáo với số <br />
lượng bệnh nhân nhiều hơn (1990): kết quả trên <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
250 bệnh nhân, theo dõi tối thiểu 6 tháng sau <br />
mổ, 71/112 (63%) phục hồi chức năng cương khi <br />
bảo tồn 2 bên trong khi chỉ có 13/33 (39%) phục <br />
hồi nếu bảo tồn 1 bên. Lựa chọn bệnh nhân, <br />
trong đó yếu tố giai đoạn tiến triển bướu là rất <br />
quan trọng. Catalona nhấn mạnh quan điểm này <br />
trong một bài báo (1999)(2): bệnh nhân lý tưởng <br />
là tuổi còn trẻ (