Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SĂN SÓC RĂNG MIỆNG<br />
BẰNG BÀN CHẢI TRONG PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br />
TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO<br />
Nguyễn Thị Ngọc Huệ*, Lê Thị Anh Thư**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Săn sóc răng miệng (SSRM) là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm<br />
phổi bệnh viện (VPBV). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả giữa kỹ thuật SSRM bằng gạc với kỹ thuật<br />
SSRM bằng bàn chải trong việc phòng ngừa VPBV trên ng ời bệnh chấn th ơng sọ não.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên giữa hai nhóm SSRM bằng bàn chải và SSRM<br />
bằng gòn gạc trên bệnh nhân chấn th ơng sọ não có đặt nội khí quản tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Kết quả: Tổng số 310 bệnh nhân vào nghiên cứu (155 đ ợc SSRM bằng bàn chải và 155 SSRM bằng gòn<br />
gạc). Tỉ lệ VPBV ở nhóm SSRM bằng gạc 9% (14/ 155 ng ời bệnh) giảm xuống còn 2,6% (4/155 ng ời bệnh) ở<br />
nhóm SSRM bằng bàn chải (P = 0,015).<br />
Kết luận: Với cơ chế loại bỏ mảng bám răng và kích thích lợi và n ớu răng hơn là gạc, SSRM bằng bàn chải<br />
đánh răng có hiệu quả hơn bằng gòn gạc. Ph ơng pháp SSRM do đó là quy trình cần thiết cho bệnh nhân trong<br />
giai đoạn hồi sức cấp cứu, là ph ơng pháp cần thay thế cho ph ơng pháp SSRM bằng gạc ngày một lần đang<br />
đ ợc áp dụng.<br />
Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, chăm sóc răng miệng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTIVENESS OF ORAL CARE BY TOOTH BRUSH IN PREVENTING HEALTHCAREASSOCIATED PNEUMONIA IN PATIENTS WITH HEAD TRAUMA<br />
Nguyen Thi Ngoc Hue, Le Thi Anh Thu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 600 - 608<br />
Introduction: Oral care is one of important methods to prevent nosocomial pneumonia. The aim of the<br />
study is to compare the effectiveness of oral care by toothbrush with oral care by cleasing swap in preventing<br />
nosocomial pneumonia in head truma patients with endotracheotomy.<br />
Methods: Randomized controlled trial (RCT) was conducted between two groups of patients: oral care by<br />
toothbrush and by swap.<br />
Results: 310 patients was admitted to the study: 155 patients cared by toothbrush and 155 cared by swap.<br />
The incidence of nosocomial pneumonia was 9% (14/155 patients) in oral care by cleansing swab group reduced<br />
significant to 2.6% (4/155 patients) in oral care by tooth brush (P = 0.015).<br />
Conclusions: Oral care by tooth brush was more effective than swabs in plaque removal and gingival<br />
stimulation in reducing nosocomial pneumonia. Oral care by tooth brush therefore is essential for Neuro ICU<br />
patients during their stay in the Neuro ICU and should be a replacement for the once a day current oral care<br />
using swabs.<br />
* Khoa Hồi Sức Ngoại thần kinh, BV Chợ Rẫy<br />
** Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm Khuẩn, BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Thị Ngọc Huệ, ĐT: 0909817080, Email: huenguyenmaster2008@yahoo.com<br />
<br />
600<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: Nosocomial pneumonia, oral care.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) hiện đang là<br />
vấn đề được đặc biệt quan tâm vì nó làm gia<br />
tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian<br />
nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử<br />
vong(6). Ở Châu Âu, VPBV chiếm khoảng 46,9%<br />
trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các<br />
khoa Hồi Sức(5), và theo hệ thống giám sát nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện Hoa Kỳ (NNIS), VPBV khoảng<br />
31% trong các NKBV(12). Tỷ lệ tử vong VPBV<br />
chiếm tỷ lệ từ 54% đến 71% và tác nhân thường<br />
do vi khuẩn Pseudomonas hoặc Acinetobacter(3,6).<br />
Ngoài ra, VPBV ảnh hưởng làm tăng thời gian<br />
nằm viện từ 5 – 7 ngày, tăng chi phí điều trị lên<br />
từ 5,800 đến 40 000 USD cho một trường hợp(3).<br />
Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc<br />
năm 2005 trên 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy<br />
VPBV chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các NKBV<br />
khác: 55,4% trong tổng số các NKBV (BYT,<br />
2005). Theo 24 nghiên cứu ở các bệnh viện trong<br />
toàn quốc, tỉ lệ VPBV dao động từ 21-75% trong<br />
tổng số các NKBV. Tỉ lệ viêm phổi liên quan đến<br />
thở máy đặc biệt cao trong nhóm bệnh nhân<br />
nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) (4363,5/1000MT-ngày)(7,10,15) Nghiên cứu tại BV Chợ<br />
Rẫy và BV Bạch Mai cho thấy VPBV là nguyên<br />
nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại<br />
NKBV (30-70%), kéo dài thời gian nằm viện<br />
thêm 6-13 ngày, và tăng viện phí từ 15 đến 23<br />
triệu đồng cho một trường hợp(8,9).<br />
Có nhiều nghiên cứu cũng như các biện<br />
pháp ngăn ngừa VPBV. Săn sóc răng miệng<br />
(SSRM) cũng là một trong những biện pháp<br />
ngăn ngừa VPBV, với mục đích làm sạch các<br />
dịch tiết ứ đọng vùng hầu họng, ngăn chặn các<br />
nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên dẫn<br />
đến VPBV. Nghiên cứu điều dưỡng tại Trường<br />
Đại Học Điều dưỡng Tel Aviv (Israel) chứng<br />
minh rằng chỉ cần đánh răng cho BN, kể cả các<br />
BN mất tri giác, mỗi ngày 3 lần, số người bị viêm<br />
phổi đã giảm một nữa (1,4). Nghiên cứu khác<br />
chứng minh rằng SSRM bao gồm đánh răng kết<br />
hợp cho bệnh nhân nằm đầu cao 300, xoay trở,<br />
<br />
có thể giảm thiểu và ngăn chặn viêm phổi bệnh<br />
viện do thở máy từ 4,3% đến 0%(2,13).<br />
Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh (HSNTK)<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) lượng bệnh nhân<br />
ngày càng nhiều (3000 BN năm 2008) là nơi điều<br />
trị và chăm sóc các BN trong tình trạng cấp cứu,<br />
chấn thương sọ não nặng, hôn mê (Glasgow<br />
coma score < 9), sau phẫu thuật u não, các chấn<br />
thương sọ não như: máu tụ dưới màng cứng,<br />
máu tụ ngoài màng cứng… Các bệnh nhân ở<br />
đây hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của<br />
Bác sỹ và Điều Dưỡng, với nhiều can thiệp xâm<br />
lấn trên người bệnh như: đặt nội khí quản, thở<br />
oxygen, thở máy, hút đàm, được nuôi ăn qua<br />
ống thông dạ dày, sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho<br />
vi khuẩn xâm nhập vùng hầu họng và phát triển<br />
nhanh chóng do vệ sinh răng miệng kém. Qua<br />
khảo sát 186 bệnh nhân điều trị tại khoa HSNTK<br />
của bệnh viện Chợ Rẫy, mặc dù đã dùng các<br />
biện pháp can thiệp như rửa tay nhanh tại<br />
giường, huấn luyện nhân viên mang găng, xử lý<br />
tốt các y dụng cụ đường hô hấp, SSRM bằng gạc<br />
mỗi 8 giờ, tỷ lệ VPBV là 22% (Khoa chống nhiễm<br />
khuẩn BVCR tháng 04/2003).<br />
Tại Việt Nam, gần đây chưa ghi nhận đề tài<br />
nghiên cứu nào về SSRM làm giảm viêm phổi<br />
bệnh viện được công bố. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành thực hiện xây dựng quy trình chuẩn hóa<br />
SSRM tại khoa và nghiên cứu SSRM bằng bàn<br />
chải trên BN có đặt NKQ, có thông khí hổ trợ<br />
với mục đích nhằm giảm tỷ lệ VPBV tại khoa<br />
Hồi Sức Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Mục tiêu của nghiên cứu<br />
So sánh hiệu quả giữa kỹ thuật SSRM bằng<br />
gạc với kỹ thuật SSRM bằng bàn chải trong<br />
việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trên<br />
người bệnh chấn thương sọ não có đặt nội khí<br />
quản tại khoa Hồi Sức Ngoại Thần kinh Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Các mục tiêu chuyên biệt bao gồm<br />
1. Xác định tỷ lệ VPBV và các yếu tố nguy cơ<br />
viêm phổi trong nhóm bệnh nhân săn sóc răng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
601<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
miệng bằng gạc.<br />
<br />
+ Dùng khăn khô lau miệng.<br />
<br />
2. Xác định tỷ lệ VPBV và các yếu tố nguy cơ<br />
viêm phổi trong nhóm bệnh nhân săn sóc răng<br />
miệng bằng bàn chải.<br />
<br />
+ Thoa chất trơn lên môi nếu môi khô.<br />
<br />
3. Xây dựng quy trình SSRM được chuẩn<br />
hóa tại khoa Hồi sức Ngoại thần kinh.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên mở giữa hai<br />
nhóm SSRM khác nhau.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân cả hai giới, từ 18- 65 tuổi, chấn<br />
thương sọ não nặng, Glasglow 4 đến 8 điểm có<br />
đặt nội khí quản (thở máy hoặc không thở máy)<br />
nhập khoa Hồi Sức ngoại thần kinh bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010. Loại<br />
trừ các trường hợp đã được chẩn đoán viêm<br />
phổi trước khi vào khoa HSNTK, bệnh nhân đa<br />
thương, có mở khí quản, bệnh nhân lưu ở khoa<br />
Hồi sức Ngoại thần kinh dưới 48 giờ hoặc tiên<br />
lượng sẽ tử vong trong vòng 48 giờ.<br />
<br />
Mô tả kỹ thuật SSRM bằng bàn chải<br />
Sử dụng bàn chải làm sạch răng miệng, thực<br />
hiện 2 lần trong ngày lúc 8 giờ sáng và 20 giờ tối.<br />
+ Rửa tay và mang găng sạch.<br />
+ Đánh giá tình trạng răng miệng.<br />
+ Cho BN nằm nghiêng về phía ĐD, choàng<br />
khăn qua cổ BN.<br />
+ Kiểm tra áp lực bóng chèn, âm phế bào hai<br />
bên phổi, vị trí ống NKQ.<br />
+ Chải răng, nướu răng, lưỡi nhẹ nhàng với<br />
bàn chải. Nếu BN không có răng, vẫn phải làm<br />
sạch nướu răng và lưỡi một cách nhẹ nhàng với<br />
bàn chải. Nếu BN có đặt airway (tube mayo), lấy<br />
ra rửa sạch hoặc thay ống khác sau khi hoàn tất<br />
kỹ thuật SSRM.<br />
+ Dùng ống tiêm 10ml hoặc 20ml bơm nước<br />
vào khóe miệng phía trên, đặt ống hút vào khóe<br />
miệng phía dưới để hút hết nước.<br />
+ Kiểm tra lại âm phế bào hai bên phổi, cố<br />
định ống NKQ đúng vị trí.<br />
<br />
602<br />
<br />
+ Cho BN nằm lại tiện nghi.<br />
+ Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.<br />
+ Ghi hồ sơ.<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ kiện<br />
BN được chọn vào một trong hai nhóm theo<br />
phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên đã được<br />
chuẩn bị sẳn trong phong bì dán kín. Phong bì<br />
đã ghi sẵn phương pháp SSRM: bằng gạc hoặc<br />
bằng bàn chải.<br />
- Sử dụng phiếu điều tra, đánh giá bệnh theo<br />
tiêu chuẩn của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa<br />
Kỳ (CDC) (Phụ lục 3)<br />
- Dữ kiện được thu thập qua khám lâm sàng,<br />
xem hồ sơ bệnh án và ghi lại trong một mẫu<br />
điều tra. Các dữ kiện bao gồm: đặc điểm bệnh<br />
nhân, thông tin lâm sàng, các can thiệp trên<br />
bệnh nhân, kháng sinh sử dụng, kháng sinh đồ.<br />
Đánh giá VPBV theo định nghĩa của CDC.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS<br />
13.0. Các biến định tính được trình bày dưới<br />
dạng tỉ lệ, phần trăm. Các biến số định lượng có<br />
phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn. Kiểm định mối<br />
tương quan giữa các biến định tính bằng phép<br />
kiểm Chi bình phương (có hiệu chỉnh theo<br />
Exact’s Fisher). Phân tích đa biến các yếu tố<br />
nguy cơ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.<br />
Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống<br />
kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng số bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu<br />
là 310 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và<br />
được theo dõi chăm sóc đầy đủ trong khoảng<br />
thời gian từ 01/03/2010 đến 18/06/2010. Bệnh<br />
nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:<br />
Nhóm chứng (nhóm được SSRM bằng gạc): 155<br />
bệnh nhân và nhóm can thiệp (nhóm được<br />
SSRM bằng bàn chải): 155 bệnh nhân.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br />
Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học tương đồng<br />
nhau giữa hai nhóm. Tuổi trung bình của nhóm<br />
nghiên cứu là 37,9 ± 13,6, nhóm SSRM bằng gạc<br />
là 36,7 ± 13,3 và nhóm SSRM bằng bàn chải là<br />
39,1 ± 13,9. Tỉ lệ nam/nữ là 4,8/1, nhóm can thiệp<br />
bệnh nhân nam chiếm 83,2%, bệnh nhân nữ<br />
chiếm 16,8%, nhóm chứng có 82% bệnh nhân<br />
nam, 18% bệnh nhân nữ. Không có sự khác biệt<br />
về tuổi giới giữa 2 nhóm nghiên cứu (p = 0,12).<br />
Bệnh nhân cư trú tại thành thị chiếm 20,3%, còn<br />
lại 79,7% đến từ các tỉnh lân cận. Trong nhóm<br />
SSRM bằng gạc có 17,4% bệnh nhân cư trú tại<br />
thành thị, 82,6% bệnh nhân cư trú tại các tỉnh lân<br />
cận, trong nhóm SSRM bằng bàn chải bệnh nhân<br />
cư trú tại thành thị chiếm 23,2%, bệnh nhân cư<br />
trú tại các tỉnh là 76,8%. Không có sự khác biệt<br />
về nơi cư trú giữa 2 nhóm (p=0,204). (Bảng 1)<br />
100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều bị<br />
hôn mê và suy hô hấp. Điểm Glasgow trung<br />
bình của bệnh nhân là 5,74 ± 0,9. Trong đó,<br />
nhóm bệnh nhân SSRM bằng gạc có điểm<br />
Glasgow trung bình là 5,59 ± 0,9, nhóm SSRM<br />
bằng bàn chải là 5,74 ± 0,9. Không có sự khác<br />
biệt về điểm Glasgow giữa nhóm chứng và<br />
nhóm can thiệp (p=0,14). Có 59% bệnh nhân<br />
được phẫu thuật thần kinh, trong đó nhóm<br />
SSRM bàn chải chiếm 5,7%, nhóm SSRM bằng<br />
gạc chiếm 61,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê giữa 2 nhóm (p=0,41).<br />
Bảng 1: Đặc điểm xã hội học, lâm sàng của bệnh<br />
nhân giữa nhóm SSRM bằng gạc và bàn chải<br />
SSRM bằng SSRM bàn<br />
P<br />
gạc<br />
chải<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
36,7 ± 13,3 39,1 ± 13,9 0,12<br />
Giới:<br />
- Nam<br />
82%<br />
83,2%<br />
0,77<br />
- Nữ<br />
18%<br />
16,8%<br />
Địa chỉ:<br />
- Thành phố<br />
17,4%<br />
23,2%<br />
0,20<br />
- Tỉnh<br />
82,6%<br />
76,8%<br />
Glasgow trung bình (điểm) 5,59 ± 0.86 5,74 ± 0.82 0,14<br />
Phẫu thuật<br />
- Có<br />
61,3%<br />
56,8%<br />
0,42<br />
thần kinh<br />
- Không<br />
38.7%<br />
43,2%<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần suất viêm phổi bệnh viện<br />
Trong tổng số 310 bệnh nhân tham gia vào<br />
nghiên cứu, có 18 BN bị VPBV chiếm tỷ lệ 5,8%.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong đó có 14 BN trong nhóm SSRM bằng gạc<br />
chiếm tỷ lệ 9% và 4 BN trong nhóm SSRM bằng<br />
bàn chải chiếm tỷ lệ 2,6%. Qua phân tích thấy,<br />
nhóm SSRM bằng gạc có nguy cơ VPBV tăng<br />
cao gấp 1,6 lần so với nhóm SSRM bằng bàn chải<br />
với khoảng tin cậy (1,22 – 2,12). Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p= 0,015. (Bảng 2)<br />
Bảng 2: Tỷ lệ Viêm phổi bệnh viện giữa hai nhóm<br />
SSRM<br />
SSRM<br />
bằng gạc bàn chải<br />
(n=155)<br />
(n=155)<br />
VPBV 14 (9,0%) 4 (2,6%)<br />
<br />
Khoảng<br />
%<br />
RR tin cậy 95<br />
<br />
P<br />
<br />
1,61 1,22 – 2,12 0,015<br />
<br />
Dữ kiện vi sinh<br />
18 bệnh nhân bị VPBV được tiến hành cấy vi<br />
khuẩn trong đàm. Vi khuẩn phân lập được gồm<br />
Acinetobacter sp. 9 trường hợp (50%), Klebsiella sp.<br />
5 trường hợp (27,8%) và Staphylococcus aureus 4<br />
trường hợp (22,2%). Các vi khuẩn này đều đa<br />
kháng thuốc: Acinetobacter baumannii kháng<br />
100% với Ceftazidime, Amikacin, Cefedime,<br />
Ceftriaxone,<br />
Trimethoprim,<br />
Ciprofloxacin.<br />
Klebsiella sp kháng 100% với Gentamicin,<br />
Ampicillin và Trimethoprim. Staphylococcus<br />
aureus đề kháng 100% với Gentamicine,<br />
Erythromycine, Clindamycin, Azithromycin,<br />
Oxacillin và Ciprofloxacin, nhưng còn nhạy với<br />
Vancomycine.<br />
<br />
Tình hình sử dụng kháng sinh<br />
100% BN đều có điều trị kháng sinh, bao<br />
gồm nhóm cephalosporins thế hệ thứ ba<br />
(52,70%), nhóm aminoglycosides (36,35%),<br />
nhóm fluoroquinolon (4,52%), nhóm betalactam (4,34%), nhóm cephalosporins thế hệ<br />
thứ tư (0,87%), nhóm glycopeptid (0,70%),<br />
nhóm phenicol (0,35%) và nhóm metronidazol<br />
(0,17%). BN sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm<br />
24% (74 BN), BN sử dụng phối hợp 2 loại<br />
thuốc kháng sinh chiếm 68% (212 BN), phối<br />
hợp 3 loại kháng sinh chiếm 7% (20 BN), phối<br />
hợp 4 loại kháng sinh chiếm 1% (4 BN). (Bảng<br />
3) Hầu hết kháng sinh được sử dụng theo<br />
đường tiêm tĩnh mạch (59%), tiếp theo là<br />
đường truyền tĩnh mạch (34%) và tiêm bắp<br />
chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (7%). (Biểu đồ 1).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
603<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố sự phối hợp kháng sinh<br />
Bảng 3: Tình hình sử dụng kháng sinh<br />
Tình hình sử dụng kháng<br />
sinh<br />
Cephalosporins thế hệ thứ ba<br />
Ceftazidime<br />
Cefoperazon<br />
Ceftriaxon<br />
Cephalosporins thế hệ thứ tư<br />
Cefedime<br />
Aminoglycosides<br />
Amikacin<br />
Netromycin<br />
Fluoroquinolon<br />
Levofloxacin<br />
Ciprofloxacin<br />
Betalactam<br />
Imipenem<br />
Piperacillin<br />
Meropenem<br />
Penicillin<br />
Glycopeptide<br />
Vancomycin<br />
Nhóm phenicol<br />
Cloramphenicol<br />
Nhóm Metronidazol<br />
<br />
Số trường hợp<br />
sử dụng kháng<br />
sinh<br />
303<br />
219<br />
54<br />
30<br />
5<br />
5<br />
209<br />
179<br />
30<br />
26<br />
20<br />
6<br />
25<br />
14<br />
9<br />
1<br />
1<br />
4<br />
4<br />
2<br />
2<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
52,7<br />
38,09<br />
9,39<br />
5,22<br />
0,8<br />
0,8<br />
36,3<br />
31,13<br />
5,21<br />
4,5<br />
3,48<br />
1,04<br />
4,3<br />
2,43<br />
1,56<br />
0,17<br />
0,17<br />
0,7<br />
0,7<br />
0,35<br />
0,35<br />
0,17<br />
<br />
Khảo sát yếu tố nguy cơ viêm phổi bệnh<br />
viện<br />
Qua phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ<br />
ảnh hưởng tới VPBV cho thấy các yếu tố nguy<br />
cơ VPBV bao gồm: Bệnh nhân bị đặt lại nội khí<br />
quản: RR=7,81, khoảng tin cậy 95% (3,17 – 19,17).<br />
(p < 0,001); bệnh nhân có thở máy: RR = 1,11<br />
khoảng tin cậy 95% (1,06 – 1,2) (p