Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HOẠT HÓA VÀ DI CHUYỂN CỦA TẾ BÀO GỐC TỦY RĂNG NGƯỜI:<br />
VAI TRÒ TRONG LÀNH TỔN THƯƠNG TỦY RĂNG<br />
Trần Hùng Lâm*, Odile Téclès**, Mathieu Sylvie**, About Imad**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự hiện diện của tế bào gốc/chưa biệt hóa trong tủy răng. Tuy nhiên<br />
còn ít nghiên cứu về vị trí của những tế bào này trong tủy răng cũng như sự hoạt hóa và di chuyển của chúng<br />
để đáp ứng với tổn thương tủy.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm chứng tỏ sự hoạt hóa và di chuyển của dòng tế bào gốc/chưa biệt hóa sử<br />
dụng mô hình nuôi cấy răng người. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đánh giá vai trò của nguyên bào sợi tủy răng<br />
khi bị tổn thương trong tân tạo mạch máu, một quá trình diễn ra sớm trong lành thương của tủy răng và có thể<br />
cần thiết cho sự di chuyển của tế bào chưa biệt hóa.<br />
Kết quả: Qua mô hình nuôi cấy răng in vitro, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy tổn thương tủy răng<br />
đã kích thích sự tăng sinh và di chuyển của tế bào gốc/chưa biệt hóa ở vùng xung quanh mạch máu đến vùng tổn<br />
thương tủy. Khi bị tổn thương, nguyên bào sợi tủy răng tiết ra các yếu tố tăng trưởng mạch máu giúp tủy lành<br />
thương hoàn toàn.<br />
Kết luận: Tân tạo mạch máu có thể cần thiết cho các tế bào gốc/chưa biệt hóa di chuyển đến vùng có sang<br />
thương.<br />
Từ khóa: tế bào gốc/chưa biệt hóa, tủy răng, tổn thuơng tủy, tân tạo mạch máu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ACTIVATION AND MIGRATION OF HUMAN DENTAL PULP STEM CELLS: ROLE IN DENTAL<br />
PULP HEALING<br />
Tran Hung Lam, Odile Téclès, Mathieu Sylvie, About Imad<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 63 - 68<br />
Several lines of evidence strongly suggest the presence of resting progenitor/stem cells in the dental pulp.<br />
However, little is known about activation and migration of these cells in response to pulp injury.<br />
The objective of this work was to investigate the activation and migration of these progenitor/stem cells in<br />
response to pulp injury in their tissue of origin. Besides, we also evaluated the role of pulp fibroblasts in<br />
angiogenesis, an early step of pulp healing and may be necessary for migration of progenitor cells.<br />
Results: Using a tooth culture model, our study demonstrated that pulp injury stimulated the proliferation<br />
and migration of perivascular progenitor/stem cells to injury site. After pulp amputation, pulp fibroblasts<br />
secreted angiogenic factors helping a complete pulp healing. Conclusion: Angiogenesis may be necessary for<br />
migration of progenitor/stem cells.<br />
Key words: progenitor/stem cells, dental pulp, pulp injury, angiogenesis.<br />
thương do bệnh lý hay điều trị, ngà phản ứng<br />
MỞ ĐẦU<br />
hoặc<br />
ngà sửa chữa có thể được thành lập tùy<br />
Trong nha khoa phục hồi, khi có những tổn<br />
<br />
*: Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
**: Laboratoire IMEB, Khoa Nha, Đại học Méditerranée, Cộng hòa Pháp<br />
Tác giả liên lạc: TS. Trần Hùng Lâm ĐT. 0907773375, Email: drtranhunglam@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
thuộc vào thể tích của tủy răng (Smith và cs,<br />
1995; Tziafas và cs, 2000)(4,7). Sự hình thành này<br />
giúp giới hạn những thương tổn gây ra bên<br />
trong răng. Những nguyên bào ngà có thể sống<br />
sót khi sang thương sâu răng nhẹ, chúng sẽ tiết<br />
ra lớp ngà phản ứng. Trái lại, khi sang thương<br />
lớn và lớp nguyên bào ngà bị phá hủy, chúng sẽ<br />
được thay thế bởi một dòng tế bào mới nguồn<br />
gốc tủy răng: nguyên bào ngà thế hệ thứ 2 chế<br />
tiết ra lớp ngà sửa chữa. Nhiều nghiên cứu đã<br />
chứng minh nguyên bào ngà thế hệ thứ 2 được<br />
biệt hóa từ dòng tế bào gốc/chưa biệt hóa hiện<br />
diện trong tủy răng (About và cs, 2000; Gronthos<br />
và cs, 2000)(1,2). Tuy nhiên còn ít nghiên cứu về vị<br />
trí của những tế bào gốc này trong tủy răng<br />
cũng như sự hoạt hóa và di chuyển của chúng<br />
để đáp ứng với tổn thương tủy(3). Mục tiêu của<br />
nghiên cứu này nhằm chứng tỏ sự hoạt hóa và<br />
di chuyển của dòng tế bào gốc/chưa biệt hóa sử<br />
dụng mô hình nuôi cấy răng người. Bên cạnh<br />
đó, chúng tôi cũng đánh giá vai trò của nguyên<br />
bào sợi tủy răng khi bị tổn thương trong tân tạo<br />
mạch máu, một quá trình diễn ra sớm trong lành<br />
thương của tủy răng và có thể cần thiết cho sự di<br />
chuyển của tế bào chưa biệt hóa.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại la bô IMEB,<br />
Khoa Nha, Đại học Méditerranée, Cộng hòa<br />
Pháp từ tháng 09-2004 đến 09-2006.<br />
Răng cối thu nhận từ bệnh nhân có điều trị<br />
chỉnh nha (có sự đồng ý của bệnh nhân hay cha<br />
mẹ nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi và phù hợp với<br />
luật pháp của Cộng hòa Pháp) được sử dụng để<br />
nghiên cứu sự hoạt hóa và di chuyển của tế bào<br />
gốc chưa biệt hóa sau khi tạo sang thương vào<br />
tủy răng.<br />
Răng nhổ được đem trực tiếp đến la bô<br />
nghiên cứu trong môi trường MEM (minimum<br />
essential medium) có thêm 300UI/ml penicillin,<br />
300<br />
g/ml<br />
streptomycin,<br />
0.75<br />
g/ml<br />
amphotericin B. Răng được rửa sạch với dụng<br />
cụ vô trùng sau khi đã loại bỏ dây chằng nha<br />
chu và bao mầm răng. Sang thương tủy răng<br />
được sửa soạn với mũi khoan kim cương<br />
<br />
64<br />
<br />
(đường kính 016) và tay khoan siêu tốc (300 000<br />
vòng/phút) dưới nước bơm rửa vô trùng lạnh.<br />
Răng không có tạo xoang và tạo xoang vào ngà<br />
(không có tổn thương tủy) được sử dụng làm<br />
nhóm chứng cho nghiên cứu tăng sinh tế bào.<br />
Răng được nuôi cấy trong hộp nuôi cấy 4 lỗ<br />
(Nonclon, Nunc, Roskilde, Đan Mạch). Phần<br />
thân răng cố định trên một sợi kẽm, phần chóp<br />
ngập trong dung dịch nuôi cấy nhưng không<br />
chạm đáy hộp nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy là<br />
MEM có thêm 10% huyết thanh phôi bò,<br />
200UI/ml penicillin, 200 g/ml streptomycin, 0.5<br />
g/ml amphotericin B. Để khảo sát sự tăng sinh<br />
tế bào, răng được nuôi trong môi trường MEM<br />
có chứa BrdU (1mg/ml) trong 1 ngày. Sau đó, để<br />
kiểm tra sự di chuyển tế bào, răng được nuôi cấy<br />
trong môi trường có BrdU trong 1 ngày, sau đó,<br />
tiếp tục nuôi trong cùng môi trường nhưng<br />
không có BrdU trong 1 ngày, 2 tuần và 4 tuần.<br />
<br />
Khảo sát mô học và hóa mô miễn dịch<br />
Sau giai đoạn nuôi cấy, răng được cố định<br />
trong dung dịch formol 4% và khử khoáng trong<br />
dung dịch gồm sodium formiate 3,4% và acid<br />
formic 17% đến khi khử khoáng hoàn toàn cho<br />
xử lý mô học. Các răng được xử lý qua cồn và<br />
xylene và cuối cùng được nhúng trong sáp<br />
paraffin.<br />
Hóa mô miễn dịch thực hiện trên các lớp cắt<br />
bề dày 7m với kháng thể đơn dòng anti-BrdU.<br />
Nhuộm máu với kit streptavidine-biotin (LSAB,<br />
Dako Corp, CA) theo hướng dẫn của nhà sản<br />
xuất. Mẫu chứng không có kháng thể nguyên<br />
phát đều âm tính.<br />
<br />
Phương pháp đánh giá vai trò của nguyên<br />
bào sợi trong tân tạo mạch máu<br />
Nguyên bào sợi tủy răng được lấy từ các<br />
răng cối lớn thứ ba như đã mô tả trước đây<br />
(About và cs., 2000)(1). Sau khi nhổ, răng được<br />
rửa sạch và loại bỏ phần chóp. Tủy răng được<br />
cắt thành những mảnh nhỏ và nuôi trong đĩa<br />
nuôi cấy có đường kính 100mm (Becton<br />
Dickison Labware, NJ, USA). Khi hộp đầy tế<br />
bào, thực hiện chọn lọc tế bào với men<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Trypsine/EDTA. Tế bào được nuôi cấy trong<br />
môi trường có trộn thêm huyết thanh phôi bò<br />
nồng độ 10%, 2mM glutamine, 100UI/ml<br />
penicillin/streptomycine<br />
và<br />
0,25<br />
μg/ml<br />
amphotericin B. Tế bào nội mô tĩnh mạch rốn<br />
của người nuôi trong môi trường chuyên biệt<br />
cung cấp bởi nhà sản xuất. Tủ nuôi cấy tế bào có<br />
nồng độ CO2 là 5%. Môi trường nuôi cấy được<br />
thay hằng ngày.<br />
Nguyên bào sợi được nuôi trong môi trường<br />
EGM. Các tổn thương nguyên bào sợi được thực<br />
hiện trực tiếp với dao mổ vô trùng trên đĩa nuôi<br />
cấy. Sau 5 giờ tiếp xúc với nguyên bào sợi bị tổn<br />
thương, môi trường này được sử dụng để nuôi<br />
tế bào nội mô trên khung ngoại bào Matrigel.<br />
Môi trường nuôi cấy không có tiếp xúc với<br />
nguyên bào sợi được sử dụng làm nhóm chứng.<br />
Sau 24 giờ, sự thành lập cấu trúc dạng ống của<br />
tế bào nội mô được đánh giá định lượng bằng<br />
cách đo chu vi của cấu trúc dạng ống thành lập<br />
trên các ảnh chụp từ kính hiển vi. Mỗi nhóm<br />
chọn 30 quang trường một cách ngẫu nhiên để<br />
thực hiện đo đạc. Chu vi cấu trúc dạng ống được<br />
phân tích với phần mềm Scion Image (Scion<br />
Corporation, Frederick, MD, USA).<br />
<br />
Thí nghiệm trung hòa các yếu tố tăng<br />
trưởng mạch máu<br />
Hai kháng thể trung hòa có nồng độ<br />
20μg/ml (R&D Systems, Lille, France) được sử<br />
dụng là anti-VEGF và anti-FGF-2. Kháng thể<br />
trung hòa được thêm vào trong môi trường nuôi<br />
cấy có tiếp xúc với nguyên bào sợi tổn thương.<br />
Môi trường này sau đó được sử dụng để nuôi tế<br />
bào nội mô và đánh giá chu vi cấu trúc dạng ống<br />
của tế bào nội mô như mô tả trên đây.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Sự tăng sinh tế bào gốc/chưa biệt hóa<br />
Sau khi tạo sang thương vào tủy và nuôi cấy<br />
với BrdU trong một ngày, nhuộm màu tập trung<br />
ở nhân tế bào vùng quanh mao mạch. Hóa mô<br />
miễn dịch sử dụng kháng thể anti-BrdU biểu<br />
hiện một thang độ: nhuộm màu BrdU rất đậm ở<br />
mạch máu bao quanh tổn thương và giảm khi xa<br />
khỏi tổn thương (hình 1).<br />
<br />
Hình 1: Tế bào gốc tăng sinh biểu hiện một thang độ<br />
sau khi tạo sang thương vào tủy răng. Sau một ngày<br />
nuôi cấy với BrdU, nhuộm màu tập trung ở nhân tế<br />
bào vùng quanh mao mạch. Nhuộm màu đậm ở mao<br />
mạch quanh sang thương (B và C) và giảm khi xa<br />
sang thương (B và D). Chú thích: c: xoang sang<br />
thương; d: ngà; p: tủy, mũi tên chỉ mạch máu. Thanh<br />
thước đo ở hình A: 1mm; hình B: 100 m; hình C và<br />
D: 50m.<br />
<br />
Sự di chuyển của tế bào gốc/chưa biệt hóa<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
<br />
Sau khi nuôi cấy hai tuần, nhuộm màu tế<br />
bào tách biệt khỏi mạch máu và ở gần vùng<br />
tổn thương. Tại thời điểm 4 tuần, nhuộm màu<br />
miễn dịch chỉ còn được thấy ở vùng tổn<br />
thương (hình 2).<br />
<br />
Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần.<br />
Test phi tuyến tính Mann-Whitney được sử<br />
dụng để kiểm định các giả thuyết, sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê khi giá trị p