Học giao tiếp qua 5 kỹ năng cấp thiết - Kỹ thuật cải thiện kỹ năng giao tiếp
lượt xem 13
download
Kỹ năng giao tiếp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự thành công của mỗi cá nhân, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học giao tiếp qua 5 kỹ năng cấp thiết - Kỹ thuật cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Học giao tiếp qua 5 kỹ năng cấp thiết Kỹ thuật cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giao tiếp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự thành công của mỗi cá nhân, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Không ai có thể thành công mà thiếu các kỹ năng giao tiếp. Dưới đây là 5 kỹ năng giao tiếp quan trọng bậc nhất đối với mỗi người lãnh đạo. Hãy cùng Góc Kỹ Năng khám phá những kỹ năng nào bạn đã đạt được và điều gì chưa đạt được để tự lên kế hoạch nâng cao kỹ năng cho bản thân. Nói Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh mà trở thành điều thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân – nói một cách khác – hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự
- thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn. Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình – đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện. Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều “có thì càng hay” nữa – nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt. Kĩ năng 2: Nghe Học giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc học nói. Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: “Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói”. Kĩ năng 3: Viết
- Thực tế, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra để đảm bảo sự minh bạch và chắc chắn. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất – hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì – tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận. Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiều xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ
- thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì. Nếu bạn thiếu 1 trong các kỹ năng trên thì bạn khó mà có thể đạt được thành công trên cương vị một nhà lãnh đạo. Hãy học cách hoàn thiện bản thân bằng cách học giao tiếp, nâng cao các kỹ năng trên để dễ dàng đạt được kết quả thuận lợi cho thành công trong tương lai Kỹ thuật cải thiện kỹ năng giao tiếp Đối với rất nhiều người, giao tiếp dường như là khả năng thiên bẩm. Họ tự tin mọi lúc, mọi nơi với tài năng ngoại giao trời phú của mình. Cũng nhờ vậy, những người đó thường đạt được những thành công nhất định trong công việc và xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều người khác lại trở nên e dè, nhút nhát và tự ti bởi kỹ năng giao tiếp của mình. Học giao tiếp đối với họ là điều vô cùng khó khăn nhưng rất cần thiết. Vậy họ cần làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình?
- Chỉ với những bí quyết đơn giản, thay đổi một chút các thói quen là bạn hoàn toàn có thể làm chủ kỹ năng giao tiếp. Vậy còn chờ gì nữa, hãy tìm hiểu và học giao tiếp ngay hôm nay cùng Góc Kỹ Năng qua các bí quyết dưới đây: Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái. Không nói vòng vo Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói
- một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương. Tránh ậm ừ Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu” Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy. Hỏi lại những điều chưa rõ
- Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn. Liên lạc qua ánh mắt Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn. Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn. Nhớ tên người đối diện Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
- Tạo sự thân mật Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương. Để luôn tự tin với kỹ năng giao tiếp của mình, hãy luôn chắc chắn bản thân bạn sẽ đạt được những yêu cầu trên. Cố gắng thay đổi, luyện tập từng ngày, bạn sẽ nắm giữ được chìa khóa mở cánh cửa thành công.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 Kỹ năng giao tiếp
3 p | 852 | 268
-
Thể hiện lòng mến khách qua 10 cách giao tiếp
2 p | 242 | 104
-
PowerTemplate 5
30 p | 179 | 88
-
Bài giảng môn học Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Chương 5 - Kỹ năng lắng nghe (ĐH Bách Khoa Hà Nội)
6 p | 260 | 74
-
Học Chương 5: Kỹ năng giao tiếp
26 p | 157 | 72
-
Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay trong những năm tháng ấu thơ
6 p | 219 | 63
-
Giao tiếp đa văn hóa Văn hóa Hoa Kỳ
5 p | 261 | 50
-
Hướng về hành khách part 5
22 p | 161 | 46
-
5 hành vi cử chỉ cần tránh khi giao tiếp
5 p | 142 | 33
-
Giao Tiếp Nơi Công Sở: 5 Yếu Tố Quyết Định và 5 Lưu Ý Về Trang Phục
6 p | 181 | 26
-
Sinh tồn với cạnh tranh khóc liệt ở văn phòng part 5
11 p | 110 | 17
-
Rèn luyện 5 giác quan cho bé thông minh vượt trội
7 p | 107 | 12
-
5 kỹ năng nên học từ Donald Trump
5 p | 94 | 9
-
Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày (5)
5 p | 82 | 9
-
5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm
3 p | 126 | 7
-
Hậu quả và hướng giải quyết khi chọn sai nghề
4 p | 113 | 7
-
Bạn là kiểu người nào trong nhóm?
3 p | 112 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn