intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học Internet Marketing: Tối ưu SEO với SEO audit checklist

Chia sẻ: Dinh Chi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

86
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như bạn đã biết SEO là một trong những điểm quan trọng nhất khi làm Internet Marketing. Cái lợi của SEO checklist là giúp bạn làm từng bước một để không bỏ sót mục nào đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả chiến dịch tiếp thị trực tuyến của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học Internet Marketing: Tối ưu SEO với SEO audit checklist

  1. Học Internet Marketing: Tối ưu SEO với SEO audit checklist Như bạn đã biết SEO là một trong những điểm quan trọng nhất khi làm Internet Marketing. Cái lợi của SEO checklist là giúp bạn làm từng bước một để không bỏ sót mục nào đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả chiến dịch tiếp thị trực tuyến của bạn. Trước hết bạn nên thăm dò (crawl) toàn bộ trang web của mình bằng công cụ SEO Spider miễn phí của Screaming Frog. Điều này nhằm hiểu rõ cấu trúc trang web, từ đó ta “bắt mạch” tìm bệnh. Sau khi thực hiện crawl xong, bạn đã có một lượng thông tin quí về trang web. Tiếp đó ta dùng các công cụ chuẩn đoán hàng đầu là Google Analytics, Google Webmaster Tools và Bing Webmaster Tools để hiểu rõ lưu lượng và đối tượng truy cập trang web.
  2. Phân tích và tối ưu SEO website có thể được chia ra làm 5 phần chính như sau: khả năng tiếp cận trang web (accessibility), khả năng index, SEO onpage, SEO offpage và phân tích đối thủ cạnh tranh. 1. Tối ưu khả năng tiếp cận trang web: - Robots.txt: đây chính là file giúp các con bọ của máy tìm kiếm thăm dò trang web của bạn. Bạn cần chắc rằng nó không hạn chế những khu vực quan trọng của trang web bằng cách dùng Google Webmaster Tools để kiểm tra các url (địa chỉ nội dung trên web). - Robots Meta Tags: thẻ này nằm tại vị trí đầu của mã nguồn HTML, dùng để báo cho các bộ của máy tìm kiếm biết có được phép đánh dấu chỉ mục (index) một trang web nào đó và theo các đường dẫn (link) nằm trên đó hay không. - Mã http: các máy tìm kiếm và người dùng không thể vào được nội dung trang web của bạn nếu có url báo lỗi ví dụ như 404. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ dùng 301 http redirect đối với các url bị lỗi. - XML sitemap: kiểm tra trang web có file này không vì nó rất quan trọng giúp cho Google và những máy tìm kiếm khác index trang của bạn nhanh hơn. Sitemap này có đúng chuẩn và được đăng ký vào tài khoản Google Webmaster Tools chưa? - Cấu trúc site: đây chính là cấu trúc tổng thể trang web của bạn, hay nói cách khách là độ rộng và sâu (có bao nhiêu level). Bạn có thể biết độ sâu của trang web bằng cách đếm bao nhiêu click từ trang chủ đến các trang quang trọng nhất, hoặc trang “sâu” nhất. Các trang và thư mục cần có mối liên quan với nhau thông qua đường link.
  3. - Flash and JavaScript Navigation: Nên tránh việc dùng hệ thống điều hướng (navigation) viết bằng flash và JavaScript vì gây khó cho bọ tìm kiếm. - Tốc độ trang web: Người lướt web có thời gian rất ít dành cho mỗi website, nếu như trang web của bạn tải quá lâu, họ sẽ không muốn vô nữa. Các bọ tìm kiếm cũng vậy, chúng thích trang web có tốc độ load nhanh. Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang web của mình bằng Google Page Speed hoặc Pingdom. 2. Tối ưu khả năng index: Ở phần trên bạn đã xác định có bao nhiêu trang trên website cho phép máy tìm kiếm tiếp cận. Kế tiếp chúng ta cần tìm ra bao nhiêu trang đã thật sự được đánh chỉ mục (index). - Site: Command – để biết Google index bao nhiêu trang đối với website, bạn hãy gõ vào hộp tìm kiếm của Google “site:địa chỉ trang web của bạn”, ví dụ “site:abc.com”. Kết quả “result” trả về chính là số tương đối các trang đã được index. Bạn cũng có thể làm điều này với công cụ tìm kiếm khác. Bạn có thể so sánh con số này với số trang thực tế từ XML Sitemap. Nếu lớn hơn, trang web của bạn có thể bị trùng nội dung (duplicate content) và điều này thật sự là không tốt. - Kiểm tra trang: Để xem những trang quan trọng nhất của bạn đã được index hay chưa, bạn lấy url của từng trang bỏ vào hộp tìm kiếm của Google và bấm “search”. 3. Tối ưu SEO onpage: Ở phần này chúng ta sẽ đánh giá đặc tính từng trang (page) trên website, từ đó tối ưu hóa sao cho thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm.
  4. - URL: Do các url là điểm khởi đầu của nội dung trang web, chúng ta cần trả lời một số câu hỏi quan trọng. Url có ngắn và thân thiện với người dùng? Có chứa từ khóa quan trọng không? Url chứa subfolder hay subdomain (dùng subfolder tốt hơn cho SEO). Url có dùng ngạch nối (-) giữa các từ hay không? Có hiện tượng trùng lặp nội dung các url hay không? - Nội dung: Để kiểm tra nội dung trang web, bạn có thể dùng công cụ Browseo hữu ích. Tiếp đó bạn nên đặt các câu hỏi như: Nội dung có quá ngắn hay không (dưới 300 chữ)? Nội dung có ích không? Có từ khóa mà bạn mong muốn trong nội dung hay không? Từ khóa có nằm trong đoạn đầu tiên? Có hiện tượng chêm quá nhiều lần từ khóa (spam) không? Nội dung có dễ đọc, chúng chính tả và ngữ pháp? Để kiểm tra trang web của bạn có bị trùng lặp nội dung với các trang web khác, bạn có thể dùng công cụ Copyscape. - HTML: Bạn nên kiểm tra tựa bài viết, thẻ meta description, tag H1 và hình ảnh có chứa từ khóa mong muốn hay không. Các đường link liên kết bên ngoài có dẫn đến nội dung tốt, đáng tin cậy hay không. Có tồn tại link gãy hay không (dùng Link Checker để kiểm tra). 4. Tối ưu SEO offpage: Tối ưu SEO offpage là nhằm hiểu rõ bạn có làm tốt công việc tối hưu hóa từ các nguồn bên ngoài giúp tăng hạng trang web hay không. - Mức độ phổ biến: Trang web của bạn có nhận được lượng truy cập (traffic) ngày càng lớn hay không (dùng Google Analytics)? Mức độ phổ biến so với trang web đối thủ như thế nào (dùng Alexa)? Trang web của bạn cò nhận được backlink từ các trang nổi tiếng hay không (dùng MozRank)?
  5. - Đáng tin cậy: Kiểm tra trang web của bạn có đáng tin cậy hay không bằng cách tìm sự tồn tại của malware và hiện tượng spam từ khóa. Có đoạn text nào bì chìm với màunền hay bị che dấu hay không? - Để kiểm tra backlink, bạn có thể dùng tài khoảng Google Webmaster Tools hoặc Ahrefs. Nếu bạn có vài chục link từ vài chục domain trỏ về thì tốt hơn là vài chục link từ một domain duy nhất. Xác định tỉ lệ backlink được đánh dấu nofollow là bao nhiêu. Các đoạn anchor text có tự nhiên hay không? Backlink đến từ các trang web có chủ đề liên quan đến trang web của bạn hay không? Mức độ uy tín và phổ biến của các domain chứa backlink thế nào? - Mạng xã hội: Trang web của bạn có được chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội lớn như google, Twiter, G+, LinkedIn… hay không? Do các mạng xã hội ngày càng phổ biến và được đưa vào tiêu chí đánh giá thứ hạng của công cụ tìm kiếm, bạn không nên bỏ qua yếu tố SEO offpage này. Bạn có thể dùng công cụ Sharedcount để tìm hiểu. 5. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Ở thao tác tối ưu SEO cuối cùng, bạn sẽ đánh giá các trang web đối thủ của mình. Mục đích là nhằm “biết người, biết ta” và tìm các điểm yếu của đối thủ. Việc phân tích đối thủ cũng được thực hiện thông qua 4 bước tối ưu SEO trên. Sau khi đã thực hiện xong 5 bước tối ưu SEO, bạn cần có một danh sách tổng kết lại các điểm ưu tiên cần lưu ý và hành động khắc phục hoặc tối ưu hóa hơn nữa cho trang web của mình. Bạn cũng có thể tham khảo cách cùng các công cụ nổi tiếng để tối ưu SEO như SEOBook, SEO Powersuite, SEMRush, Raven Tools…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2