intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi thế tương đối của David Ricardo

Chia sẻ: Trần Bảo Quyên Quyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.705
lượt xem
159
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như các bạn biết, vào ngày 6/11/ 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới) điều này thuận lợi hay thiệt hại cho con người Việt của chúng ta nhỉ !! ( Đề tài này để hôm nào tớ sẽ trình bày nhé). Ngày nay, hầu như đất nước nào cũng mở cửa để đa dạng hoá, đa phương hoá các nghành nghề sản xuất, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học. Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi thế tương đối của David Ricardo

  1. Lợi thế tương đối của David Ricardo Như các bạn biết, vào ngày 6/11/ 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới) điều này thuận lợi hay thiệt hại cho con người Việt của chúng ta nhỉ !! ( Đề tài này để hôm nào tớ sẽ trình bày nhé). Ngày nay, hầu như đất nước nào cũng mở cửa để đa dạng hoá, đa phương hoá các nghành nghề sản xuất, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học. Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia bên ngoài đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nhìn lại quá trình lịch sử kinh tế của nước ta như thế nào nhỉ? Trước đây, hình ảnh chú trâu và mảnh ruộng gắn liền với con người Việt. Trước năm 1986, kinh tế của đất nước ta mang tính tập trung. Có nghĩa là: nhiều người cùng tham gia sản xuất trên cùng một mẫu ruộng hay một dự án kinh tế nào đó. Họ cùng tham gia sản xuất và chia đều lợi nhuận, kết qả thì như thế nào chứ. Con trâu mà hợp tác xã giao cho thì ngày càng gầy còm, lúa thóc không đủ ăn, dân nghèo đói là chuyện thường ngày. Điều này ai cũng biết. Vào những năm 90 thì kết quả có khả quan đôi chút, nhưng nhìn chung chúng ta vẫn còn mang đậm “Văn Minh Lúa Nước” rất nhiều. Có thể nói rằng, vào thế kỷ 21 cuộc sống của con người được khả dĩ hơn, văn minh tiến bộ hơn. Vì chính sách mở cửa của nhà nước thực thi mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nghèo nàn và chưa đủ mạnh. Nhân tiện, hôm nay tớ cung cấp thêm vài thông tin và lý luận để giúp cho đất nước tìm ra phương hướng cũng như đường lối giúp đất nước cải tiến được phần nào. Ai cũng biết, sau hai cuộc chiến tranh, Nhật bị tàn phá nặng nhất trong nhân loại, lịch sử đã chứng minh điều đó. Ở đây tớ không cần cung cấp tư licu65 chính xác. Nhưng ngày nay, nhiều nghành nghề kinh tế của Nhật phát triển tột bậc, như: điện tử máy móc, cộng nghệ thông tin,… Singapore cũng vậy, một đất nước nhỏ bé, thiên nhiên không ưu đãi. Vậy mà, Singapore cũng là con rồng của Châu Á đó. Việt Nam của chúng ta cũng mở cửa nhưng vẫn còn “lầm lì” chậm rãi theo người ta. Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam cũng phấn đấu nỗ lực tìm hướng đi cho chính mình để giúp cho đất nước giàu mạnh. Việt Nam cũng gia nhập thành viên của các tổ chức như: Asean, Apec, Wto,…Việc gia nhập như vậy, không có nghĩa là Việt Nam “ngửa tay” chờ sự trợ giúp ODA không hoàn lại mà giàu có lên. Đây là điều không thể, rất không thể. Vậy thì bài toán ở đây là: “Bằng cách nào để giúp Việt Nam phát triển ngày càng giàu mạnh so với các nước trên thế giới?!!” Bài toán này thật không dễ tí nào. Bởi vì, nếu dễ dàng thì tớ cũng đã là “Bộ Trưởng Bộ Công Thương” mất rồi. (kha kha). Nhưng vì tớ là người Việt Nam, thuần gốc Việt luôn đó. Hôm nay tớ sẽ trình bày một phương pháp để giúp chút ít phần nào cho sự phát triển của đất nước. Dĩ nhiên là có quá nhiều cách, mỗi người đưa ra một cách thì đất nước ta có hơn 80 triệu dân mà.( Trừ trẻ em nhỏ ra nha) Có thể nói, sự phát triển của văn minh laòi người gắn liền cới sự phát triển của buôn bán. Từ xưa con người đã tìm ra những lợi ích của việc trao đổi buôn bán. Việc trao đổi buôn bán có trước sự hình thành của đồng tiền 1 . Con người đã rất 1 Hôm nào tớ sẽ trình bày về sự ra đời của đồng tiền
  2. sớm tìm ra lợi ích của thương mại quốc tế. Người xưa có nói “Vô thương bất phú” mà. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta trao đổi những gì với các nước trên thế giới đây chứ? Chẳng lẽ chúng ta cứ nhập khẩu hàng hoá của các nước về và suốt đời làm gia công hay sao !!! Đất nước ta có lực lượng lao động trẻ, thiên nhiên cũng ưu đãi, dân ta cần cù ham học hỏi,…Vậy, việc mở cửa của Việt Nam có nhiều yếu tố rất thuận lợi chứ. David Ricardo phần nào đã lý giải cho chúng ta được điều đó. David Ricardo sinh năm 1772 trong một gia đình làm nghề môi giới ở thị trường chứng khoáng Luân Đôn. Ông là người Do Thái. Ông được đào tạo chu đáo theo hướng kế nghiệp của cha ông trong thế giới tài chính và thương mại. 2 Tuổi 14, ông đã vào làm việc trong công ty môi giới bất động sản của cha. Trong một kỳ nghỉ với vợ vào năm 1799, Ricardo vô tình tìm được cuốn sách “Của cải của các dân tộc”. Sau này, ông dành thời gian để nghiên cứu kinh tế nhiều hơn. Ông cũng tham gia một nhóm các nhà kinh tế xuất sắc như: James Mill, Bentham, malthus,…Sự nghiệp của ông được nhiều người biết đến khi ông ngồi vào ghế Nghị Viện của Anh. Adman Smith 3 đã đưa ra lý thuyết tuyệt đối thì ông đã hoàn thành xuất sắc tương đối về Lý thuyết tương đối, mà ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế học hỏi. Ông còn có một số đóng góp có giá trị lâu dài đối với kinh tế học. Nhưng thành công rực rỡ của ông là lý thuyết tương đối. Giả định rằng, nước ta giao thương với Nhật, các mặt hàng của Nhật chất lượng cao, đẹp về mẫu mã,..thì Việt Nam cứ nhập khẩu hàng của Nhật về àh. Một đất nước mà nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì xưa nay không có một đất nước nào giàu mạnh thật sự cả. Chính vì thế, chúng ta cần học hỏi về Lý thuyết tương đối của Ricardo. Chúng ta phải phân công lao động và tìm ra những nghành nghề thế mạnh của chúng ta. Tập trung vào sản xuất để xuất khẩu các mặt hàng này. Ví dụ như, cùng một nguồn lực, diện tích đất mà Nhật chỉ sản xuất được 2tấn thóc/ 1000 Hecta, trong khi đó Việt Nam sản xuất được 3,5tấn thóc thì Việt Nam cần tập trung vào sản xuất thóc để trao đổi với Nhật. Vì lượng nhân công của chúng ta sản xuất thóc đạt sản lượng nhiều hơn là sản xuất hàng điện tử. Nhật thì mạnh về công nghiệp hàng điện tử. Vì vậy, Nhật chú trọng vào nghành công nghiệp thế mạnh của mình. Việc hai nước mở cửa giao thương với nhau thì thoả thuận về hai phương diện này, hai bên cùng có lợi. Theo như Ricardo thì mọi nước có thể và rất có lợi tham gia vào quá trình phân công alo động quốc tế. Bởi vì, việc phát triển của ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác. Theo ông, những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất nhiều sản phẩm, thì vẫn có thể và có lợi khi tham gia và phân công lao động quốc tế. Vì mỗi nước đều có lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng. Ở Việt Nam, thế mạnh của chúng ta là sản xuất các sản phẩm nông lâm và Nhật Bản thì mạnh về hàng điện tử. Hai nước cùng trao đổi, phân công 2 Nhiều tác giả (dịch), 50 Nhà Kinh tế tiêu biểu, nguên tác của Steven Pressman, NXB Lao Động, 2003 3 Cha đẻ của kinh tế học
  3. nhau sản xuất những mặt hàng thế mạnh của mình và giao thương với nhau thì rấtcó lợi cho đôi bên. Ví dụ như, Nhật chế tạo 1 ô tô mất 3 ngày và 20 nhân công, trong khi đó Việt Nam chế tạo 1 ô tô mất 15 ngày và 60 nhân công. Thì, Việt Nam tốn nhiều nhân công và thời gian để chế tạo ra 1 ô tô so với Nhật rất nhiều. Ngược lại, Nhật sản xuất 1 tấn thóc mất 100 nhân công và 3 hecta còn Việt Nam thì chỉ tốn 50 nhân công và 2 hecta cũng sản xuất được 1 tấn thóc. Chính vì vậy, mỗi nước nên sản xuất thế mạnh về nghành nghề của mình và trao đổi nhau rất có lợi. Ngày nay, Việt Nam mở cửa giao thương với nhiều nước trên thế giới thì chúng ta cũng cần phát huy triệt để lợi thế tương đối của Ricardo. (Bài viết này tớ nghiên cứu từ tài liệu sách. Quý vị nào đọc xong cho tớ ý kiến và cùng đóng góp với mình nhé. Thanks everybody much…kha kha)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1