![](images/graphics/blank.gif)
Học thuyết âm dương ngũ hành trong Dược học
lượt xem 69
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sau khi học xong bài này, học viên phải:Trình bày và phân tích được những áp dụng của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành trong phân lọai tính năng dược liệu, bào chế và nguyên tắc điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học thuyết âm dương ngũ hành trong Dược học
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH
- MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên phải: Trình bày và phân tích được những áp dụng của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành trong phân lọai tính năng dược liệu, bào chế và nguyên tắc điều trị.
- NGUỒN GỐC Trong suốt gần 2500 năm lịch sử triết học của Trung Quốc, các triết gia Trung Quốc đã đúc kết được các qui luật sau đây về Âm Dương Ngũ Hành.
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Định nghĩa: Là Vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại dùng để giải thích sự xuất hiện, sự tồn tại, sự chuyển hóa lặp đi lặp lại có tính chu kỳ của mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên.
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Học thuyết Âm Dương cho rằng: Mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên luôn cùng có hai mặt, hai tính chất khác nhau. Hai tính chất này đối lập nhau nhưng luôn tồn tại bên nhau không thể tách rời được (Âm Dương Đối lập mà Hỗ căn). Hai tính chất này luôn vận động theo cách cái này lớn dần và biến mất để cho cái kia xuất hiện và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương Bình hành mà Tiêu trưởng).khiến cho mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn ở trong trạng thái vận động.
- BIỂU TƯỢNG CỦA QUI LUẬT ÂM DƯƠNG
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Những phạm trù mang thuộc tính Âm Dương Xuất phát từ ý nghĩa lâu đời của hai chữ Âm Dương mà theo đó: Âm: Phía mặt trời lặn, u ám, bị che phủ, Dương: Phía mặt trời mọc rực rỡ, cờ bay phất phới, phía Nam …
- Tính quy luật của học thuyết Âm Dương Trong tự nhiên : Thời gian Một ngày gồm có buổi sáng và buổi tối. Nếu chỉ có buổi sáng hoặc buổi tối thì không có ý niệm thời gian (Âm Dương đối lập mà hỗ căn). Một ngày bắt đầu bằng buổi bình minh (Dương trưởng), lúc đó ban đêm đã biến mất và buổi sáng xuất hiện để khởi đầu cho một ngày … ngày kéo dài đến hết buổi trưa (Dương tiêu) thì ban ngày biến mất và hoàng hôn xuất hiện để khởi đầu cho đêm (Âm trưởng). Đêm kéo dài đến khuya thì đêm biến mất (Âm tiêu) để bình minh (Dương trưởng) khởi đầu cho một ngày kế tiếp theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành tiêu trưởng) khiến cho ngày đêm cứ thế luân chuyển.
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Trong tự nhiên: Khí hậu Khí hậu luôn luôn có hai tính chất khác nhau cơ bản: nóng và lạnh. Nếu chỉ có nóng hoặc chỉ có lạnh thì không có ý niệm về khí hậu (Âm Dương đối lập mà hỗ căn).
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Trong tự nhiên : Khí hậu Khí hậu nóng khởi đầu bằng mùa xuân kéo dài đến mùa hạ (Dương trưởng) rồi biến mất (Dương tiêu) để cho khí hậu lạnh xuất hiện. Khí hậu lạnh khởi đầu bằng mùa thu tiếp diễn bằng mùa đông (Âm tiêu) và kết thúc để cho mùa xuân xuất hiện (Dương trưởng) và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành tiêu trưởng) khiến cho thời tiết trong một năm cứ thế luân chuyển
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG Các thầy thuốc YHCT đã sắp xếp tính chất của dược liệu theo thuộc tính Âm Dương như sau : AÂM DÖÔNG Haøn löông OÂn nhieät Giaùng Thaêng Traàm Phuø Maën, Ñaéng Cay, Chua, Ngoït
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC Bệnh Hàn thì dùng thuốc Nhiệt để trị. Bệnh Nhiệt thì dùng thuốc Hàn để trị.
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Hư chứng : dùng phép trị là Bổ Thuốc : Dược liệu cung cấp các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, hoặc gây hưng phấn thần kinh, tim mạch hoặc thúc đẩy chuyển hoá cơ bản.
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Thực chứng : dùng phép trị là Tả Thuốc : Dược liệu coÙ tính công phạt mạnh: ra mồ hôi, hạ sốt, long đờm, lợi tiểu mạnh, tẩy xổ, tiêu viêm.
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Hàn chứng : dùng phép trị là Ôn Thuốc : Mang tính ấm, nóng.
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Nhiệt chứng : dùng phép trị là Thanh Thuốc : Mang tính mát hoặc lạnh.
- ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết phải kèm theo thuốc bổ khí.
- TÍNH VỊ QUY KINH CỦA THUỐC TỨ KHÍ Tứ khí chỉ mức độ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc. Gồm hàn, lương, ôn nhiệt Ở giữa mức độ hàn lương và ôn nhiệt còn có tính bình. HÀN, LƯƠNG Thuốc có tính hàn hoặc lương được dùng để trị các chứng bệnh thuộc nhiệt. Ví dụ: Thạch cao có tính hàn vì Thạch cao có tác dụng điều trị sốt cao; Hoàng liên cũng có tính hàn vì Hoàng liên có tác dụng thanh tâm hoả; Miết giáp có tính hàn vì có tác dụng trừ phục nhiệt do âm hư. Mạch môn, Kim tiền thảo, Lạc tiên… lại có tính lương do độ lạnh của chúng kém hơn. Tóm lại, thuốc có tính hàn lương có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, giải độc, lợi tiểu… thường được dùng để trị sốt, âm hư gây nóng bên trong, hoặc trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Các vị thuốc hàn lương phần lớn có chứa glycosid, alkaloid, chất đắng.
- NHIỆT ÔN Dùng để điều trị các chứng bệnh thuộc hàn. Ví dụ: Quế nhục, Phụ tử có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với chứng hàn nhập lý (Quế nhục), thận hư hàn (Phụ tử). Ma hoàng, Tía tô, Kinh giới có tính ôn vì bản thân chúng dùng trị các bệnh có triệu chứng hàn có mức độ thấp hơn (cảm mạo phong hàn). Có tác dụng giải cảm hàn, phát hãn, thông kinh, thông mạch, hoạt huyết, giảm đau, hồi dương cứu nghịch… Các vị thuốc này phần lớn có chứa tinh dầu (nhân thơm), đường. BÌNH Có tác dụng lợi thấp, lợi tiểu, hạ khí, long đờm, bổ tỳ vị. Ví dụ: Hoài sơn, Cam thảo, Bạch cương tàm, Tỳ giải, Kim tiền thảo, Râu bắp…
- HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH Định nghĩa Là Vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRẮC NGHIỆM - MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN – PHẦN 1
8 p |
793 |
130
-
Bài giảng Học thuyết âm dương-ngũ hành thiên nhân hợp nhất - Ths. Lê Ngọc Thanh
58 p |
608 |
114
-
Bài giảng Y học cổ truyền - ThS. Tạ Thanh Tịnh
163 p |
284 |
98
-
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH - THỦY KHÍ
16 p |
196 |
91
-
Bài giảng Học thuyết tạng tượng - ThS. Lê Ngọc Thanh
27 p |
397 |
55
-
Học thuyết Kinh lạc (Bài mở đầu) (Kỳ 1)
8 p |
250 |
54
-
Vai trò của chế biến thuốc cổ truyền
5 p |
210 |
37
-
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
13 p |
236 |
34
-
Bài giảng về Học thuyết tạng tượng - Ths. Lê Ngọc Thanh
34 p |
269 |
28
-
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1)
5 p |
146 |
23
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH ÂM KIỀU
5 p |
96 |
14
-
Nội dung ôn thi tốt nghiệp Y học Cổ truyền
108 p |
107 |
11
-
Bài giảng Lý luận học cổ truyền - Chương 1: Học thuyết Âm dương – Ngũ hành – Thiên nhân hợp nhất
44 p |
64 |
9
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm: Điều dưỡng y học cổ truyền
79 p |
82 |
8
-
Dễ mắc bệnh đầu năm
5 p |
58 |
3
-
Câu hỏi thi tuyển sinh vào hệ Bác sĩ nội trú bệnh viện - Chuyên ngành Y học cổ truyền
6 p |
16 |
3
-
Bài giảng Học thuyết âm dương - ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền - BSCK1. Bùi Thị Hoàng Yến
35 p |
9 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)