
NGÂM THUỐC
1. ĐI CƯƠNG
Theo y học cổ truyền ngâm thuốc là dùng nước sắc hoặc hãm các thuốc cổ
truyền để ngâm toàn thân hoặc vùng cơ thể để phòng bệnh và chữa bệnh. Thường
dùng các thuốc có tác dụng giải biểu, khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu
viêm, lưu thông kinh lạc, …
Theo y học hiện đại, ngâm thuốc có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ tuần
hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống
viêm, chống stress và điều hoà cơ thể, giảm đau, ...
2. CHỈ ĐỊNH
- Viêm khớp, đau khớp, đau và viêm dây thần kinh, đau cơ, bong gân, cứng khớp,
teo cơ, hạn chế vận động, sẹo co kéo, mỏm cụt đau, …
- Đau do co thắt cơ quan tiêu hoá và tiết niệu, sinh dục.
- Tăng huyết áp, …
- Bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm,…
- Vết thương nhiễm khuẩn.
- Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở người bệnh.
- Trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm phần phụ, sa sinh dục, sa trực tràng, ...
- Rối loạn thần kinh thực vật: mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, một số bệnh rối loạn
vận mạch, …
- Chống stress, an thần, giảm béo, giải độc, …
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Vết thương hở.
- Bệnh cấp cứu.
- Thận trọng:
- Người bệnh say rượu, tâm thần.
- Trường hợp giảm cảm giác nóng, lạnh.
- Trẻ em, người già sa sút trí tuệ, ...