intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài tập bài Cò và Cuốc SGK Tiếng Việt 2

Chia sẻ: đào Anh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

90
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tài liệu hoàn thành các bài tập TaiLieu.VN mời các em cùng tham khảo tài liệu giải bài tập bài Cò và Cuốc SGK Tiếng Việt 2. Nội dung tài liệu được tổng hợp và trình bày rõ ràng gồm các gợi ý giải chi tiết cho từng bài tập. Hy vọng tài liệu bổ trợ hữu ích cho các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài tập bài Cò và Cuốc SGK Tiếng Việt 2

I. Soạn bài Cò và cuốc SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi 1. Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?

-       Hướng dẫn: Đọc phần đầu của truyện, tìm câu trả lời Cuốc hỏi Cò. Đó là nội dung câu trả lời.

-      Gợi ý - Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi Cò: “Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao 

 Câu hỏi 2: Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?

-       Hướng dẫn: Em suy nghĩ để tìm lí do Cuốc hỏi Cò như thế là vì Cuốc thấy Cò có chiếc áo trắng quá. Khi làm việc sẽ bị bùn vấy lên làm xấu đi cái áo chăng? Hay là vì lí do Cuốc thấy Cò làm việc quá vất vả khó nhọc mà hỏi như vậy? Em hãy suy nghĩ thật kĩ để tìm lí do cho đúng.

- Gợi ý: Cuốc hỏi Cò như vậy là vì thấy Cò lặn lội vất vả khó nhọc quá, với lại xuất phát từ ý nghĩ ngại khó, ngại khổ trong làm việc của Cuốc nữa.

Câu hỏi 3: Câu trả lời của Cò chứa, một lời khuyên. Lời khuyênấy là gì?

-       Hướng dẫn: Em đọc kĩ lại câu trả lời của Cò đế thấy được ý nghĩa toát lên từ trong câu nói đó như một lời khuyên đối với mọi người

Nó gần giống hoặc tương tự như những lời nói sau: “Có làm mới có ăn”; “Vất vả hôm nay, hạnh phúc ngày mai”, ...


II. Chính tả cò và cuốc SGK Tiếng Việt 2

Câu 1. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:    

a. riêng: riêng lẻ, ở riêng, làm riêng, của riêng...

giêng: giêng hai, tháng giêng...

dơi: loài dơi, con dơi..    

 rơi: rơi rụng, đánh rơi, rơi vãi...

dạ: vâng dạ, sáng dạ, dạ dày, chột dạ..

rạ : rơm rạ, gốc rạ, đốt rạ, con rạ.,

b) rẻ : rẻ rúng, rẻ tiền, rè lắm, rẻ thối, rẻ quạt...

rẽ : đường rẽ, rẽ ngôi, rẽ sóng...

mở: mở mắt, mở màn, mở hàng, mở miệng...

mỡ: mỡ chài, mỡ gà, mỡ lá, mỡ sa..

củ: củ ấu, củ cải, củ rủ

cũ : cũ kĩ, đồ cũ, cũ mèm, cũ rích...

Câu 2. Tìm tiếng theo yêu cầu ở cột A rồi ghi vào chỗ trống ở cột B.

A

B

a. Bắt đầu bằng: r

 - Bắt đầu bằng: d

 - Bắt đầu bằng: gi

-  rồi, rộng, rống, rỗng, ru, rời.

-  da, dồn, dội, dông dài, dỗi..

-  giỏi, giới, giúp., giục giã, giở, giữ, gieo gió, giễu cợt..


III. Tập làm văn Xin lỗi SGK Tiếng Việt 2

Câu 1. Ghi lời xin lỗi của em trong mỗi trường hợp sau:

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước  một chút”.

b. Một bạn vò ý đụng vào người em, xin lỗi em: “Xin lỗi, tớ vô ý quá!”

c. Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi”.

d. Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi”.

1-1 Gợi ý:

 Để có lời đáp phù hợp với từng trường hợp, em cần chú ý xác định: hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp để sử dụng ngôn từ, tạo ra lời giao tiếp thích hợp, thế hiện thái độ, tình cảm nhã nhặn, lịch sự, chân tình của mình.

1-2: Thực hành:

Em có thế đáp lại như sau:

a) - Vâng! Bạn cứ tự nhiên, hoặc: Bạn vội, bạn cứ đi trước.

b) - Không sao!

hoặc: Không sao đâu, bạn đừng ngại.

c) Không việc gì cả, chả ai muốn thế!

-  Không sao cả! Thuốc tẩy làm bay vết mực ngay mà. Cậu đừng ngại, có ai muốn thế đâu.

d) Ngày mai cậu trá cũng được. Mình chưa cần.

Câu 2. Sắp xếp lại thứ tự các câu (bài tập 2, Vở bài tập Tiếng Việt, trang 18) để tạo thành một đoạn văn.

2-1:   Gợi ý:

Em đọc lại 4 câu đã cho, xác định câu nào là câu mở đầu cho hành động của con chim gáy. Câu nào thể hiện hành động tiếp theo. Cứ như thế, em có thể sắp xếp được một cách dễ dàng những câu tiếp theo trình tự diễn biên hành động của con chim gáy.

2-  2: Thực hành:

a.Câu mở đầu: Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

b.Câu tiếp theo: cổ chim điểm những đốm trắng trông rất đẹp.

c.Câu tiếp theo: Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

d.Câu cuối: Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cu... cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

 

Để tiện tham khảo các em có thể đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Chim rừng Tây nguyên SGK Tiếng Việt 2 

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài tập bài Bác sĩ Sói SGK Tiếng Việt 2 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2