YOMEDIA
ADSENSE
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn Ri Voi
181
lượt xem 34
download
lượt xem 34
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giới thiệu - Rắn ri voi (ri tượng) có tên khoa học là Enhydris Bocourti, thuộc loài rắn nước, nhưng chúng to hơn các loài rắn nước khác, có con nặng tới 7 – 8kg. Đặc biệt, thịt rắn thơm và tỷ lệ thịt trên một đơn vị trọng lượng cơ thể của rắn ri voi cao hơn nhiều so với các loài rắn nước khác. Vì vậy, chúng luôn là một đối tượng khoái khẩu đối với thực khách, nhất là dân nhậu....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn Ri Voi
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn Ri Voi
- I. Giới thiệu - Rắn ri voi (ri tượng) có tên khoa học là Enhydris Bocourti, thuộc loài rắn nước, nhưng chúng to hơn các loài rắn nước khác, có con nặng tới 7 – 8kg. Đặc biệt, thịt rắn thơm và tỷ lệ thịt trên một đơn vị trọng lượng cơ thể của rắn ri voi cao hơn nhiều so với các loài rắn nước khác. Vì vậy, chúng luôn là một đối tượng khoái khẩu đối với thực khách, nhất là dân nhậu. - Ở khu vực ĐBSCL trước đây, rắn ri voi rất nhiều, do khí hậu ấm áp, thích hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của các loài rắn nước, trong đó có loài rắn ri voi. Nhiệt độ thích hợp cho sự sống và phát triển của rắn từ 23 – 32 độ C, rắn sống ở vùng nước ngọt không thích vùng nước lợ.
- Rắn ri voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì bản tính hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Vì vậy, chúng ta nuôi rắn phải hết sức chú ý tới đặc điểm này nhằm đề phòng chúng tấn công, vì khi chúng tấn công thì rất khó tránh khỏi bị cắn. Vết cắn của chúng vừa sâu vừa buốt làm máu ra nhiều. Hơn nữa, răng rắn bị gẫy và nằm ngay trong vết cắn, cần gắp răng rắn ra và sát trùng để tránh bị nhiễm trùng. Rắn tấn công và ăn cả những con mồi lớn hơn chúng 1,5 lần, do miệng của chúng có thể há rộng rất lớn, vì xương hàm trên và hàm dưới ở rắn không ngoắc vào với nhau. Miệng cứ giãn ra mãi và con mồi bị nuốt dần vào bụng. Con mồi bị nuốt tới đâu, ta nhìn thấy rõ tới đó. Sau khi nuốt xong con mồi, rắn sẽ tìm nơi kín đáo ẩn nấp nằm chờ tiêu hóa con mồi, có khi nó nằm tới cả tuần. Khi con mồi đã được tiêu hết nó mới tiếp tục đi tìm mồi mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn tiêu hóa con mồi trong môi trường nước nhanh hơn trên cạn, vì vậy khi nuôi rắn ri voi cần hạn chế nhốt chúng ở trên cạn. Rắn ri voi thường bắt mồi về đêm, chúng cũng dễ dàng thích ứng với điều kiện cho ăn vào ban ngày khi nuôi nhốt. Thức ăn chính của rắn ri voi là các loại cá da trơn. Đôi khi, do quá thiếu thức ăn, rắn ăn cả các loại cá có vẩy. Ở miền Nam nước ta, rắn ri voi hoạt động mạnh vào mùa hè và mùa thu. - Lúc này chúng ăn rất khỏe, lớn nhanh. Nhưng tới mùa đông và mùa xuân thì chúng ăn ít đi hoặc không ăn, loài rắn này có thể nhịn ăn tới 9 tháng (nhưng phải có nước uống đầy đủ). Tuy nhiên, chúng vẫn sống bình thường do cơ thể sử dụng lượng mỡ tích lũy được từ mùa hè. - Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rắn phải lột xác để lớn lên. Lúc nhỏ, rắn lột xác định kỳ khoảng 28 – 30 ngày một lần. Sau tuổi 2, chu kỳ lột xác của chúng dài hơn, khoảng từ 35 – 45 ngày/lần. Mùa hè và mùa thu, rắn
- lột xác đều đặn. Nhưng vào mùa đông và mùa xuân, chúng lột xác thất thường hơn. Trước lúc lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục. Mắt rắn mờ dần đi nhìn kém, ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác. - Sau khi lột xác xong, rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Nó thích leo lên bờ để sưởi nắng vào đầu giờ sáng (từ 7 – 9h). Khoảng 7 – 10 ngày sau da của chúng mới trở lại bình thường. Lúc này, chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh. Nhiệt độ, thời tiết và thức ăn rất ảnh hưởng tới tốc độ lớn của rắn. Rắn ri voi có thể sống được 10 năm. Nếu nuôi tốt, rắn có thể nặng tới 7 – 9kg/con. - Rắn ri voi là một loài động vật sống hoang dã rất phổ biến ở ĐBSCL. Nhưng từ khi mọi vùng đất nông nghiệp chuyển sang trồng 2 – 3 vụ lúa/năm cộng với việc săn bắt quá mức của người dân thì số lượng rắn giảm đi rất nhanh. - Thịt rắn ri voi rất ngon, có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, giá rắn ri voi hiện nay trên thị trường rất hấp dẫn (270 – 300 ngàn đ/kg). Chính vì vậy mà mấy năm nay nuôi rắn ri voi phát triển khá mạnh trong các hộ gia đình ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang… Rắn ri voi rất dễ nuôi, có thể nuôi trong ao, trong vèo, trong bể hay lu khạp. II. Kỹ thuật nuôi 2.1 Chọn con giống
- - Chọn loại con giống nhỏ, mới đẻ cỡ 50 con/kg, thường có vào khoảng tháng 3- Âm lịch. – Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa. Rắn con được chăm sóc riêng với mật độ 30 – 40 con/m2. - Chọn rắn Ri voi cha mẹ cỡ 0,4 – 0,6 kg/con trở lên. Mật độ nuôi từ 5 – 10 con/m2. Nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào tháng 4 – 5 dương lịch rắn mẹ đẻ ra rắn con khoảng 50 con. - Lưu ý: Cchọn rắn phải đồng cỡ, khoẻ mạnh, không có sẹo vết, loại bỏ những con bị gãy xương sống. 2.2 Hình thức nuôi Rắn Ri voi tương đối dễ nuôi, có thể nuôi trong ao, mương vườn, bể, lu hay khạp vẫn có thể nuôi được. Tùy vào điều kiện sẵn có để chọn cách nuôi và biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để chọn cách nuôi thích hợp nhất. Xin giới thiệu một số cách nuôi sau:
- - Nuôi rắn ở bể xi măng, lu, khạp: Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1 – 0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích ½ bể được thả lục bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tùy nơi rộng hẹp mà cho một số đống lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2-0,3m. thả rắn vào nuôi. - Nuôi trong ao: diện tích nên từ 50m trở lên. Sâu 1,3 – 1,5m. Ao cần phải dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10 – 20cm. Mặt ao, thả bèo hoặc lục bình, rau muống, rau ngổ. Diện tích thả, chiếm không quá 4/5 diện tích mặt ao. Bít chặt các hang mọi. Dùng tấm chắn bọng thoát nước, bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3 m. Cặp mé ao có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé
- ao. Tấm Fibroximang phải được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường Fibroximang được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 – 0,5m, lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5 – 0,8m. - Nuôi thương phẩm (nuôi vỗ béo): Cách nuôi này được nhiều hộ áp dụng, thời gian nuôi ngắn, lãi cao, mau thu đồng vốn. + Thu mua rắn Ri voi, trọng lượng từ 200 – 300g/con mang về để nuôi vỗ. + Nuôi khoảng 2 – 3 tháng trọng lượng trung bình của rắn đạt 600 – 800kg/con thậm chí 1kg/con nếu người nuôi theo dõi chăm sóc và quản lý tốt. + Tiến hành bán thu tỉa bán rắn thương phẩm (nếu chăm sóc tốt có thể bán đồng loạt) chuẩn bị nuôi vụ kế. * Chú ý: Nơi nuôi rắn phải gần nguồn nước sạch, thuận tiện cho việc thay nước dễ dàng,… 2.3 Thức ăn
- Rắn ri voi thích ăn nhất là động vật tươi sống, không ương thối như nòng nọc, ếch nhái, lươn con, trùng, các loại cá không vảy hoặc vảy nhỏ. Cứ bình quân 3 – 4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg. Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 3 – 5% trọng lượng rắn trong ao, cho ăn hằng ngày. Tùy theo khả năng tăng trọng của rắn mà tăng hoặc giảm khẩu phần thức ăn. Không nên để thức ăn dư thừa, làm thối nước. Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có. Có thể nuôi thêm lươn, cá sặc, cá trê, nhái… trong ao, vừa tận dụng thức ăn thừa, bớt ô nhiễm, vừa làm thức ăn tại chỗ cho rắn. Thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn. Cần cho rắn ăn đủ và đều để rắn mau lớn. 2.4 Chăm sóc - Khoảng 1 – 2 tuần, thay nước một lần - Rắn sắp lột da cá thì màu vảy trắng và mặt đục. - Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn. - Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi khoẻ nuôi chung.
- - Rắn biếng ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung kích thích tăng trưởng như B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn. 2.5 Phòng và trị bệnh rắn - Rắn có thế bị xây xát hoặc lở miệng do vi khuẩn tấn công. Dùng Streptomycine pha với nước cất bôi vào vết thương cho rắn. Xử lý nguồn nước bằng muối. Rắn bị đường ruột sình bụng, bỏ ăn dùng Sulfa Guanidin tán vào nồi để khô rồi cho rắn ăn. - Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. III. Thu hoạch Khi rắn nuôi được 6 tháng đến 1 năm tuổi, có thể thu hoạch. Rắn 6 tháng tuổi, đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên (loại 1). Khi thu hoạch, rắn cái để lại, tiếp tục gây giống.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn