![](images/graphics/blank.gif)
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 (Ban KHXH) - Trường THPT Đào Sơn Tây
- TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ HÓA HỌC NĂM HỌC: 2022 – 2023 Môn: Hóa học – Khối: 12 KHXH 100% TRẮC NGHIỆM Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 3: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4. Câu 4: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 5: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch A. KCl. B. KOH. C. NaNO3. D. CaCl2. Câu 6: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O. Câu 7: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng. Câu 8: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. Na2CO3. B. MgCl2. C. KHSO4. D. NaCl. Câu 9: Quá trình nào sau đây, ion Na bị khử thành Na? + A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 10: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được A. Na. B. NaOH. C. Cl2. D. HCl. Câu 11: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi : A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X ⎯⎯ Na2CO3 + H2O. X là hợp chất → A. KOH B. NaOH C. K2CO3 D. HCl Câu 13: Phản ứng nào sau đây không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử? A. Na + HCl B. Na + H2O C. Na + O2 D. Na2O + H2O Câu 14: Cho KOH vào dung dịch CuSO4 thì thấy A. Tạo thành kết tủa trắng B. Tạo thành kết tủa xanh C. Tạo thành kết tủa nâu đỏ D. Có hiện tượng sủi bọt khí Câu 15: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân ? A. LiCl B. NaNO3 C. KHCO3 D. KBr Câu 16: Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là A. Chế tạo thủy tinh hữu cơ B. Chế tạo tế bào quang điện C. Làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhânD. Sản xuất NaOH và KOH Câu 17: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tử Na? A. 4Na + O2 → 2Na2O B.2Na+2H2O → 2NaOH+H2 đ𝑝𝑛𝑐 C. 4NaOH → 4Na+O2 + 2H2O D. 2Na+H2SO4→Na2SO4+H2 Câu 18: Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng nào? A. tác dụng với nước B. tác dụng với oxi Page 1 of 8
- C. tác dụng với dd axit D. tác dụng với dd muối Câu 19: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bọt không màu và có kết tủa màu xanh B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh Câu 20: Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối? A. CO2 + NaOH dư B. NO2 + NaOH dư C. Fe3O4 + HCl dư D. Ca (HCO3)2 + NaOH dư Câu 21: Kim loại nào tác dụng 4 dung dịch : FeSO4 , Pb(NO3)2, CuCl2, AgNO3 A. Sn B. Zn C. Ni D. Al Câu 22: Kim loại kiềm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách: A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Phương pháp nhiệt kim loại. C. Phương pháp hỏa luyện. D. Phương pháp thủy luyện. Câu 23: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách: A. Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. B. Điện phân dung dịch CaCl2 không màng ngăn. C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. D. Cho khí clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 Câu 24: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl : A. Làm gia vị B. Điều chế Cl2 , HCl, nước Javen C. Khử chua cho đất D. Làm dịch truyền trong y tế Câu 25: Tính bazo tăng dần theo thứ tự từ trái qua phải theo thứ tự nào A. LiOH , KOH < NaOH B. NaOH < LiOH < KOH C. LiOH < NaOH < KOH D. KOH < NaOH < LiOH Câu 26: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3 A. Kém bền với nhiệt B. Tác dụng với bazo mạnh C. Tác dụng với axit mạnh D. Thủy phân trong môi trường kiềm mạnh Câu 27: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 28: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm A. IIA. B. IVA. C. IIIA. D. IA. Câu 29: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 30: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 31: Để phân biệt hai dd KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. MgCl2. Câu 32: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Fe. B. Na. C. Ba. D. K. Câu 33: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba. Câu 34: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl. Câu 35: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. C. điện phân dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy. Page 2 of 8
- Câu 36: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl. Câu 37: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+. Câu 38: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 39: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 40: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3. Câu 41: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Na2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. dung dịch NaOH và Al2O3. Câu 42: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 43: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Câu 44: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 45: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3. Câu 46: Thuốc thử dung để nhận biết 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là: A.BaCO3 B. BaCl2 C. (NH4)2CO3 D. NH4Cl Câu 47: Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng: A. Mg(NO3)2 B. CaSO4 C. CaCO3 D. Mg(OH)2 Câu 48: Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl hiện tượng xảy ra là A. có khí mùi khai thoát ra B. có khí không màu thoát ra C. có kết tủa trắng D. có khí màu vàng thoát ra Câu 49: Sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi và tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là do phản ứng hóa học nào 0 t→ A. CaCO3 ⎯⎯ CaO + CO2 B. CaCO3 + 2HCl→ CaCl2 + CO2 + H2O C. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 D. CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O Câu 50: Để làm mềm một loại nước có chứa các ion : Ca2+ , Mg2+ , HCO3- , SO42- , ta dùng chất nào sau đây ? A. Ca(OH)2 B. NaOH C. Na2CO3 D. BaCl2 Câu 51: Các chất trong dãy nào sau đây đêu có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời ? A. Ca(OH)2 , HCl, Na2CO3 B. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2 C. NaOH, K2CO3 , K3PO4 D. Na3PO4 , H2SO4 Câu 52: Nhóm mà các chất đều tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm là A. K2O, BaO và Al2O3 B. Na2O, K2O và BaO C. Na2O, K2O và MgO D. Na2O, Fe2O3 và BaO Page 3 of 8
- Câu 53: Thạch cao sống có công thức là : A. CaSO4 B. CaSO4.H2O C. CaSO4.2H2O D. CaSO4.5H2O Câu 54: Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước? A. NaOH B. K2SO4 C. Na2CO3 D. NaNO3 Câu 55: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ B. Nước có tính cứng vĩnh cứng vĩnh cửu chứa các muối clorua, sunfat của canxi và magie C. Đun sôi có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu D. Dùng Ca(OH)2 với một lượng vừa đủ có thể làm mất tính cứng tạm thời TRẮC NGHIỆM NHÔM VÀ HỢP CHẤT Câu 56: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 57: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4. Câu 58: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1. C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3. Câu 59: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng. Câu 60: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2. Câu 61: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. KOH. D. Al(OH)3. Câu 62: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4. Câu 63: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit. Câu 64: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 65: Chất có tính chất lưỡng tính là A. NaCl. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaOH. Câu 66: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. H2SO4 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. NaOH. Câu 67: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Al2O3. B. MgO. C. KOH. D. CuO. Câu 68: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3. Câu 69: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng Câu 70: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Page 4 of 8
- Câu 71: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây? A. NaOH. B. HNO3. C. HCl. D. NaCl. Câu 72: Công thức của chất nào sau đây không đúng với tên gọi ? A. Phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. B. Quặng boxit Al2O3.2H2O. C. Criolit 3NaF.AlF3. D. Clorua vôi CaOCl2. Câu 73: Có 4 chất bột rắn dựng trong 4 lọ mất nhãn là: K2O, Al2O3, Fe2O3, Al. Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt 4 chất này. Thuốc thử đó là A. dd HCl B. dd H2SO4 C. dd HNO3 D. H2O Câu 74: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng tính là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 75: Khi thả một miếng nhôm vào ống nghiệm đựng nước ngay từ đầu ta không thấy có bọt khí H2 thoát ra. Nguyên nhân nào khiến Al không phản ứng với nước? A. Al là kim loại yếu nên không có phản ứng với nước B. Al tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 là chất không tan ngăn không cho Al tiếp xúc với nước C. Al có màng oxit Al2O3 rắn chắc bảo vệ D. Nguyên nhân khác Câu 76: Để phân biệt các dd MgCl2, CaCl2, AlCl3 thì chỉ cần dùng 1 hóa chất nào sau đây? A. Dd KOH B. dd Na2CO3 C. Dd AgNO3 D. Dd H2SO4 Câu 77: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3 B. Thêm dư AlCl3 vào dd NaOH C. Thêm dư HClvào dd NaAlO2 D.Thêm dư CO2 vào dd NaOH Câu 78: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào? A. Nhôm B. Sắt C. Magie D. Đồng Câu 79: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. AlCl3 và Al2(SO4)3 B. Al(NO3)3 và Al(OH)3 C. Al2(SO4)3 và Al2O3 D. Al(OH)3 và Al2O3 Câu 80: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính ? A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. ZnSO4 D. NaHCO3 Câu 81: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây ? A. HCl B. H2SO4 C. NaHSO4 D. NH3 ------------------------------------------------ Trắc nghiệm Fe và hợp chất Câu 82: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe? A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 83: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu(Fe2O3.nH2O) B. Manhetit(Fe3O4) C. Xiđerit(FeCO3) D. hematit đỏ(Fe2O3 khan) Câu 84: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2. Câu 85: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4. Câu 86: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3. Câu 87: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe ⎯⎯→ FeCl3 ⎯ Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất ⎯→ X Y X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH. Page 5 of 8
- Câu 88: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3. Câu 89: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3. Câu 90: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3. Câu 91: Nhận định nào sau đây sai? A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4. B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2. D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3. Câu 92: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO. Câu 93: Cho Fe(OH)2 phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây? A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. FeSO3. D. FeS. Câu 94: Quặng Hêmatit nâu có chứa: A. Fe2O3.nH2O B. Fe2O3 khan C. Fe3O4 D. FeCO3 Câu 95: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4. Câu 96: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là A. Hematit, pirit, manhetit, xiđerit B. Xiđerit, manhetit, pirit, hematit, C. Xiđerit , hematit , manhetit, pirit. D.Pirit, hematit,manhetit , xiđerit Câu 97: Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3? A. Fe + HNO3 đặc, nguội B. Fe + Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 + Cl2 D. Fe + Fe(NO3)2 Câu 98: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Fe, Al, Cr B. Fe, Al, Ag C. Fe, Al, Cu D. Fe, Zn, Cr Câu 99: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe người ta thường : 2+ A. Ngâm vào đó một đinh sắt . B. Cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl. C. Mở nắp lọ đựng dung dịch. D. Cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng. Câu 100: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3. Câu 101: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. Câu 102: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3. CROM VÀ HỢP CHẤT Câu 103: Cấu hình electron của ion Cr3+ là: A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 104: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 105: Công thức của Crom(VI) oxit là : A. Cr2O3 B. CrO3 C. Cr(OH)2 D. NaCrO2 Câu 106: Công thức phân tử của kali đicromat là A. K2Cr2O7 B. KCrO3 C. Na2Cr2O7 D. K2CrO4 Câu 107: Công thức hóa học của Crom (III) hidroxit : A. Cr(OH)2 B. H2CrO4 C. Cr(OH)3 D. H2Cr2O7 Câu 108: Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là A. +4. B. +6. C. +3. D. +2. Page 6 of 8
- Câu 109: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây? A. CrO3. B. K2Cr2O7. C. CrSO4. D. Cr2O3. Câu 110: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 111: Oxit lưỡng tính là A. Cr2O3. B. MgO. C. CrO. D. CaO. Câu 112: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr. Câu 113: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca. ---------------------------- HÓA HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG Câu 114: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ? A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz. B. Thu khí metan từ khí bùn ao. C. Lên men ngũ cốc. D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò. Câu 115: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là A. moocphin. B. cafein. C. aspirin. D. nicotin. Câu 116: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. SO2 và NO2. B. CH4 và NH3. C. CO và CH4. D. CO và CO2. Câu 117: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. muối ăn. C. lưu huỳnh. D. cát. Câu 118: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 119: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion 2+ A. Cd . B. Fe2+. C. Cu2+. D. Pb2+. Câu 120: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây? A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. H2S. Câu 121: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. CO2 và O2. B. CO2 và CH4. C. CH4 và H2O. D. N2 và CO. Câu 122: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là: A. đá vôi. B. muối ăn. C. than hoạt tính. D. thạch cao. Câu 123: Khi đun nấu bằng than tổ ong thường sinh ra khí X không màu, không mùi, bền với nhiệt, hơi nhẹ hơn không khí và dễ gây ngộ độc đường hô hấp. Khí X là A. N2. B. CO2. C. CO. D. H2. Câu 124: Khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu mỏ, khí đốt) thường sinh ra khí X. Khí X không màu, có mùi hắc, độc, nặng hơn không khí và gây ra mưa axit. Khí X là Page 7 of 8
- A. N2. B. SO2. C. O2. D. CH4. Câu 125: Khi đốt rơm rạ trên các cánh đồng sau những vụ thu hoạch lúa sinh ra nhiều khói bụi, trong đó có khí X. Khí X nặng hơn không khí và gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là A. N2. B. O2. C. CO. D. CO2. Câu 126: Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là A. O2. B. CO2. C. H2S. D. N2. BÀI TOÁN Câu 127: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85) A. Rb. B. Li. C. Na. D. K. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 128: Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch NaOH thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,688. B. 1,344. C. 4,032. D. 5,376. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 129: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 3.36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 130: Cho 15,9 gam Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 1,12. D. 2,24. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 131: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,21 mol khí H2. Giá trị của m là A. 4,86. B. 5,67. C. 3,24. D. 3,78. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 132: Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3? A. 21,3 gam B. 14,2 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 133: Cho 12,6 gam MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Câu 134: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,21 mol khí H2. Giá trị của m là A. 4,86. B. 5,67. C. 3,24. D. 3,78. ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Page 8 of 8
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ
5 p |
14 |
5
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ
5 p |
19 |
4
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
13 p |
14 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức
5 p |
10 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p |
18 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
9 p |
13 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
9 p |
12 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường Vinschool, Hà Nội
11 p |
16 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
12 p |
10 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn
5 p |
19 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thạch Bàn
10 p |
20 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội
4 p |
49 |
3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p |
14 |
2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p |
18 |
2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p |
19 |
2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p |
30 |
2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p |
20 |
2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
5 p |
12 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)