Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐỘ MỞ GÓC TIỀN PHÒNG BẰNG SIÊU ÂM SINH HIỂN VI (UBM)<br />
Võ Thị Hoàng Lan*, Phạm Minh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự tương quan giữa kết quả khảo sát độ mở góc tiền phòng bằng siêu âm sinh hiển vi và<br />
soi góc tiền phòng ở người bình thường.<br />
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Kết quả soi góc tiền phòng của 94 người bình<br />
thường được phân độ theo hệ thống Shaffer. UBM thực hiện trên cùng mắt gồm: độ sâu tiền phòng (ACD),<br />
khoảng cách mở góc tại vị trí 500µm (AOD500) và 750µm (AOD750), khoảng cách bè - nếp thể mi (TCPD), góc<br />
bè – mống mắt (TIA θ1), diện tích hõm góc (ARA). So sánh những biến số trên UBM và soi góc tiền phòng.<br />
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 64 nữ và 30 nam với tuổi trung bình 48,5 ± 15,19 tuổi. Phân độ góc<br />
tiền phòng quy ước thành hai nhóm: nhóm góc hẹp (độ 0 đến độ 2 theo Shaffer), nhóm góc rộng (độ 3 đến độ 4<br />
theo Shaffer). ACD thấp hơn ở phụ nữ, người lớn tuổi và góc hẹp. AOD500, AOD750, TCPD, TIA, ARA lớn<br />
nhất ở phần tư thái dương. AOD500, AOD750, TCPD, TIA, ARA càng nhỏ thì góc tiền phòng càng hẹp. UBM<br />
có độ phù hợp cao với soi góc tiền phòng trong đánh giá góc rộng và góc hẹp (Kappa = 0,768 – 0,869).<br />
Kết luận: UBM là công cụ khách quan đánh giá tốt độ rộng và cấu trúc góc tiền phòng.<br />
Từ khóa: siêu âm sinh hiển vi, soi góc tiền phòng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE ANTERIOR ANGLE OPENING BY ULTRASOUND BIOMICROSCOPY (UBM)<br />
Vo Thi Hoang Lan, Pham Minh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 203 - 208<br />
Objective: To evaluate the correlation between the anterior angle opening by Ultrasound Bio- Microscopy<br />
(UBM) ang Gonioscopy in normal subjects.<br />
Methods: Cross- sectional analysed study. Gonioscopic results of 94 normal subjects were evaluated with<br />
Shaffer classification. UBM were performed in the same eye of each subject include: Anterior Chamber Depth<br />
(ACD), Angle opening distance at 500 µm (AOD500), angle opening distance at 750 µm (AOD750),<br />
Trabecular–Ciliary Process Distance (TCPD), Trabecular–iris angle (TIA θ1), Angle recess area (ARA).Then,<br />
compare UBM data and gonioscopy.<br />
Result: Research is performed in 64 females and 30 males with mean age 48.5 ± 15.19. Gonioscopic results<br />
were divided into 2 groups: narrow angle group ( Schaffer’s grade 0 to grade 2) – wide angle group (Schaffer’s<br />
grade 3 to grade 4). ACD is lower in female, elderly people and narrow angle. AOD500, AOD750, TCPD, TIA,<br />
ARA are biggest in temporal quarter. The smaller AOD500, AOD750, TCPD, TIA, ARA the narrower anterior<br />
angle. UBM has high correlation with gonioscopy in anterior angle evaluation (Kappa = 0.768 – 0.869).<br />
Conclusion: UBM is an objective method to evaluate the wideness and structural of anterior angle.<br />
Key words: ultrasound biomicroscopy, gonioscopy<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Glôcôm là nguyên nhân gây mù đứng hàng<br />
<br />
thứ hai trên thế giới sau thủy tinh thể- đây là<br />
nhóm bệnh gây mất thị lực không hồi phục.<br />
Số người bị glôcôm trên thế giới và ở Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược<br />
Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang<br />
Tác giả liên lạc: BS Phạm Minh Tuấn<br />
ĐT: 0937997199<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nam ngày càng gia tăng.<br />
Tìm hiểu giải phẫu học cơ bản về góc tiền<br />
phòng là bước tiếp cận đúng đắn. Soi góc tiền<br />
phòng là kỹ thuật đánh giá góc tiền phòng vẫn<br />
mang vai trò trụ cột trong chẩn đoán và quản lý<br />
bệnh glôcôm. Tuy nhiên, soi góc tiền phòng còn<br />
nhiều hạn chế: mang tính chủ quan, cho kết quả<br />
định tính, lý giải kết quả khó khăn do sự biến đổi<br />
sinh học rộng lớn ở góc tiền phòng, không thực<br />
hiện ở mắt đục giác mạc.<br />
Siêu âm sinh hiển vi là công cụ khảo sát góc<br />
tiền phòng không xâm lấn với độ phân giải cao,<br />
cho kết quả định tính- định lượng, khảo sát được<br />
ở những mắt đục môi trường trong suốt và cả<br />
hậu phòng. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có<br />
nghiên cứu nào về UBM. Nhằm tìm ra công cụ<br />
hữu ích trong tầm soát và theo dõi trong điều trị<br />
glôcôm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo<br />
sát độ mở góc tiền phòng bằng siêu âm sinh hiển<br />
vi (UBM)” với mục tiêu xác định các biến số<br />
UBM ở người bình thường, đánh giá sự thống<br />
nhất kết quả của UBM và soi góc tiền phòng.<br />
Nghiên cứu tạo tiền đề ứng dụng UBM trong<br />
nhiều bệnh lý khác của nhãn cầu như glôcôm,<br />
viêm màng bồ đào trước, u bướu, chấn thương…<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Nghiên cứu thực hiện ở người bình thường<br />
khám tại phòng khám bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí<br />
Minh từ 01/09/2011 đến 30/02/2012, hợp tác soi<br />
góc tiền phòng và siêu âm sinh hiển vi. Các bệnh<br />
nhân bị glôcôm, bệnh lý giác mạc, chấn thương,<br />
phẫu thuật nội nhãn, điều trị laser hay Pilocarpin<br />
được loại khỏi nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích.<br />
<br />
204<br />
<br />
Qui trình thực hiện<br />
Tiếp nhận bệnh nhân từ phòng khám, khai<br />
thác bệnh sử tiền căn và khám thị lực, nhãn áp,<br />
khám đáy mắt để chọn ra người thỏa điều kiện<br />
chọn mẫu. Thực hiện soi góc tiền phòng bằng<br />
kính ba gương Goldmann và đèn sinh hiển vi ở<br />
độ phóng đại 10-16x với ánh sáng phòng khám,<br />
sử dụng khe sáng ngắn và rộng 1mm, cường độ<br />
vừa đủ tránh ánh sáng chiếu vào diện đồng tử<br />
gây co đồng tử, bệnh nhân luôn nhìn thẳng đầu<br />
trong quá trình soi góc. Quan sát cấu trúc góc và<br />
phân độ góc theo Shaffer ở cả bốn góc phần tư.<br />
Thực hiên UBM trên cùng mắt bằng máy<br />
VuMax II. Bệnh nhân nằm ngữa, thực hiện lát<br />
cắt ở các kinh tuyến 12, 9, 6, 3 giờ đo giá trị các<br />
biến số:<br />
Độ sâu tiền phòng (ACD): khoảng cách<br />
trung tâm mặt sau giác mạc đến mặt trước thủy<br />
tinh thể.<br />
Khoảng cách mở góc tại vị trí 500µm<br />
(AOD500): khoảng cách giữa vùng bè và mống<br />
mắt vị trí 500µm từ cựa củng mạc.<br />
Khoảng cách mở góc tại vị trí 750µm<br />
(AOD750): khoảng cách giữa vùng bè và mống<br />
mắt vị trí 750µm từ cựa củng mạc.<br />
Khoảng cách bè – nếp thể mi (TCPD):<br />
khoảng cách giữa lưới bè và nếp thể mi vị trí<br />
500µm từ cựa củng mạc.<br />
Góc bè – mống mắt (TIA θ1): góc của vùng<br />
lùi góc hay gọi là góc tiền phòng. Xác định đỉnh<br />
của góc tại vị trí sâu nhất của chân mống mắt. Vẽ<br />
một cạnh của góc đi từ đỉnh đến một điểm trên<br />
nội mô giác mạc cách cựa củng mạc 500µm, cạnh<br />
còn lại đi qua điểm gặp nhau giữa AOD500 và<br />
mống mắt.<br />
Diện tích hõm góc (ARA): khu vực hình tam<br />
giác bao quanh bởi mặt trước mống mắt, nội mô<br />
giác mạc và đường vẽ thẳng góc với nội mô giác<br />
mạc đến mống mắt trước cựa củng mạc 750µm.<br />
ARA được tính tự động bắng phần mềm Pro2000 sau khi xác định cựa củng mạc.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1: Các biến số trên UBM.<br />
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (phép<br />
AOD500 là đoạn BC, AOD750 là đoạn DE,<br />
kiểm χ², p = 0,216).<br />
ARA là diện tích hình ADEC.<br />
Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 48,5 ±<br />
Tất cả số liệu được ghi nhận và phân tích so<br />
15,19 tuổi (từ 18 đến 84 tuổi). Tuổi trung bình<br />
sánh với kết quả soi góc tiền phòng.<br />
của nữ (50,02 ± 13,22 tuổi) và nam (45,27 ± 18, 57<br />
KẾT QUẢ<br />
tuổi) khác nhau không có ý nghĩa thống kê<br />
Nghiên cứu có 94 người, 64 nữ và 30 nam,<br />
(phép kiểm t, p=0,215).<br />
gồm 53 mắt phải (56,4%) và 41 mắt trái (43,6%),<br />
<br />
Tỷ lệ góc hẹp ở các phần tư<br />
80<br />
<br />
69.1<br />
<br />
70<br />
<br />
60.6<br />
<br />
Tỷ lệ phần trăm %<br />
<br />
60<br />
<br />
51.1<br />
50<br />
<br />
42.6<br />
<br />
41.5<br />
<br />
43.6<br />
<br />
42.6 42.6<br />
Soi góc<br />
tiền phòng<br />
UBM<br />
<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Treh<br />
n<br />
<br />
Dö ôùi<br />
<br />
Muõ<br />
i<br />
<br />
Thaùi dö ông<br />
<br />
Góc phần tư<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ góc hẹp ở các phần tư.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
205<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhận xét: Trên soi góc tiền phòng và UBM:<br />
góc phần tư trên có tỷ lệ góc hẹp cao nhất.<br />
Khảo sát ở cả bốn phần tư:<br />
- Soi góc tiền phòng có 40,4% góc hẹp và<br />
59,6% góc rộng<br />
- UBM có 48,9% góc hẹp và 51,1% góc rộng.<br />
<br />
Độ sâu tiền phòng (ACD) trung bình: 2,65 ±<br />
0,38 mm; nhỏ nhất 1,84mm, lớn nhất 3,37mm;<br />
95%CI: 2,57 – 2,72mm.<br />
ACD nam (2,79 ± 0,4mm) cao hơn nữ<br />
(2,58±0,35mm) có ý nghĩa thống kê (phân tích<br />
hiệp biến hiệu chỉnh yếu tố tuổi (p=0,04).<br />
<br />
Biểu đồ 2: ACD trung bình theo nhóm tuổi.<br />
hiệu chỉnh yếu tố giới tính r(91) = -0,521,<br />
ACD và nhóm tuổi có tương quan nghịch, có<br />
p