intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid ngoại trú của người bệnh ung thư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên người bệnh ung thư tiến triển, opioid thường được chỉ định để giảm đau trong chăm sóc giảm nhẹ. Bài viết trình bày khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của người bệnh ung thư được chỉ định opioid ngoại trú đang điều trị tại phòng khám Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid ngoại trú của người bệnh ung thư

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SỬ DỤNG OPIOID NGOẠI TRÚ CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ Nguyễn Thị Ngọc Yến1, Trần Thị Thu Hiền2, Nguyễn Như Hồ3 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trên người bệnh ung thư tiến triển, opioid thường được chỉ định để giảm đau trong chăm sóc giảm nhẹ. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của người bệnh ung thư được chỉ định opioid ngoại trú đang điều trị tại phòng khám Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả trên người bệnh trưởng thành (18 tuổi) bị ung thư điều trị ngoại trú và có dùng opioid mạnh. Người bệnh được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về KAP sử dụng opioid ngoại trú đã được thẩm định nội dung và độ tin cậy. Kết quả: Có 48 người bệnh hoàn thành bộ câu hỏi. Nữ và nam có tỷ lệ tương đồng, với tuổi trung bình 62,4 ± 15,5. Ung thư có tỷ lệ cao nhất là ung thư đường tiêu hóa (29,2%). Hầu hết người bệnh (95,8%) bị ung thư ở giai đoạn IV. Morphin là opioid mạnh được chỉ định trong toàn mẫu. Có 56,3% người bệnh chưa có kiến thức tốt, nhất là về lưu trữ và thải bỏ opioid, 66,7% có thái độ tích cực trong việc sử dụng opioid và 79,2% đạt điểm tuân thủ tốt. Kết luận: Kiến thức của người bệnh về opioid còn chưa tốt. Cần hướng dẫn thêm cho người bệnh cách sử dụng, lưu trữ và xử lý opioid một cách an toàn và hiệu quả. Từ khoá: kiến thức, thái độ, thực hành, ngoại trú, opioid ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE OF OUTPATIENT OPIOID USE AMONG CANCER PATIENTS Nguyen Thi Ngoc Yen, Tran Thi Thu Hien, Nguyen Nhu Ho * Ho Chi Minh City Journal of Medicine - Pharmacy * Vol. 27 - No. 2 - 2024: 17-23 Background: In advanced cancer patients, opioids are commonly prescribed to alleviate pain in palliative care. Objectives: To investigate the knowledge, attitude, and practice (KAP) of opioid use among cancer outpatients being treated at the Palliative Care Clinic, University Medical Center Ho Chi Minh City. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on patients aged 18 and older diagnosed with cancer and prescribed strong opioids for outpatient treatment. A survey questionnaire on KAP regarding outpatient opioid use, which had been validated for content and reliability, was used to interview patients. Results: A total of 48 patients completed the questionnaire. The gender was equally distributed, with an average age of 62.4 ± 15.5 years. Gastrointestinal cancer (29.2%) was the most common type of cancer. Most patients (95.8%) were in stage IV cancer. All patients were prescribed morphine. The proportion of patients lacking good knowledge about opioids was 56.3%; 66.7% had a positive attitude towards opioid use, and 79.2% achieved good adherence scores. 1Khoa Dược, Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng 2Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 3 Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Nguyễn Như Hồ ĐT: 0907381818 Email: nhnguyen@ump.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học, 27(2):17-23. DOI: 10.32895/hcjm.p.2024.02.03 17
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Conclusion: Patients’ knowlege about opioids needs to be improved. It is necessary to provide patients more instructions on how to use, store, and handle opioids safely and effectively. Keywords: knowledge, attitude, practice, outpatient, opioid use ĐẶT VẤNĐỀ Địa điểm nghiên cứu Đau là triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều Phòng khám Chăm sóc giảm nhẹ, Khoa nhất đến cuộc sống của người bệnh ung thư Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y đang tiến triển, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Tổ Dược TPHCM từ tháng 12/2022 đến 05/2023. chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng Tiêu chuẩn chọn lựa opioid cho các cơn đau từ trung bình đến Người bệnh trưởng thành ( 18 tuổi) và nặng. Mặc dù hiệu quả điều trị giảm đau trong đồng ý tham gia khảo sát. ung thư của opioid đã được chứng minh, Tiêu chuẩn loại trừ nhưng việc dùng thuốc vẫn chưa được tối Người bệnh không thể giao tiếp được: có vấn ưu(1). Sử dụng opioid không đúng và xử lý đề về thần kinh, thính giác, bệnh lý quá nặng…, không thích hợp các opioid chưa dùng có thể hay không trao đổi được bằng tiếng Việt. làm tăng khả năng lạm dụng thuốc(2). Ngược lại, sợ hãi về nguy cơ gây nghiện của opioid Phương pháp nghiên cứu cũng có thể làm hạn chế lợi ích thật sự của Thiết kế nghiên cứu thuốc mang lại cho người bệnh. Người bệnh có Cắt ngang mô tả, lấy mẫu thuận tiện. Sử thể trì hoãn việc uống opioid vì quá lo lắng về dụng bộ câu hỏi Khảo sát về kiến thức - thái độ - bất lợi của thuốc hoặc lo sợ bị nghiện, dẫn đến thực hành (KAP) đã được thẩm định về giá trị cơn đau không được kiểm soát đầy đủ(3). nội dung và ngữ nghĩa(5). Nhiều loại opioid trong thực hành lâm sàng có Cỡ mẫu hiệu quả kém hơn so với các kết quả đã thử Chọn tất cả người bệnh thoả tiêu chí chọn nghiệm, nguyên nhân có thể do các yếu tố lựa và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. mang tính chủ quan của người bệnh như kiến thức, thái độ, hành vi… ảnh hưởng đến việc Tiêu chuẩn đánh giá dùng thuốc cũng như kết quả điều trị(4). Như Bộ câu hỏi KAP gồm 22 câu hỏi với 3 phần vậy, hiểu biết về sử dụng opioid không chỉ Khảo sát kiến thức gồm 10 câu hỏi về việc sử quan trọng đối với người làm công tác y tế mà dụng opioid an toàn; tác dụng không mong còn cần thiết ở người bệnh ung thư được điều muốn của opioid; lưu trữ, thải bỏ opioid an toàn. trị giảm đau bằng opioid, nhất là người đang Người bệnh được coi là có kiến thức tốt khi trả chăm sóc giảm nhẹ tại nhà. lời đúng ≥ 80% câu hỏi. Nghiên cứu có mục tiêu khảo sát kiến thức Đánh giá thái độ dùng opioid của người của người bệnh về việc sử dụng opioid, tác dụng bệnh gồm 6 câu hỏi. Người bệnh trả lời không mong muốn của opioid, việc lưu trữ và “đúng” hay “sai” tương ứng với điểm là tích thải bỏ opioid; thái độ tích cực hay tiêu cực khi cực (+1/ câu) và điểm tiêu cực (-1/ câu). Thái độ tích dùng opioid để điều trị giảm đau; và sự tuân thủ cực khi có tổng điểm > 0 và tiêu cực khi có tổng dùng opioid tại nhà. điểm < 0. Thái độ là trung bình nếu tổng điểm = 0. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Thực hành tuân thủ dùng thuốc gồm 6 câu Đối tượng nghiên cứu hỏi. Các câu trả lời gồm “có” (1 điểm) hoặc Người bệnh có chẩn đoán ung thư và được “không” (0 điểm) với tổng điểm thấp nhất là 0, điều trị ngoại trú bằng opioid mạnh (gồm cao nhất là 6. Người bệnh có tuân thủ tốt nếu morphin, oxycodon, fentanyl, pethidin). tổng điểm ≥ 4(5). 18
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu Phân tích thống kê cho người bệnh trước khi tiến hành phỏng Dữ liệu được lưu trữ và xử lý thống kê vấn. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 25. Các Y Đức Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí biến liên tục nếu có phân phối chuẩn được Minh (số 582/HĐĐĐ–ĐHYD ngày 11/11/2022). biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch KẾT QUẢ chuẩn; nếu không chuẩn thì bằng trung vị Đặc điểm chung của mẫu (khoảng tứ phân vị). Các biến phân loại được Có 48 người bệnh tham gia nghiên cứu, một trình bày theo tần số, tỷ lệ phần trăm. nửa người bệnh là nam giới. Tuổi trung bình của Y Đức mẫu là 62,4 ± 15,5. Người bệnh chưa học hết cấp Nghiên cứu chỉ thực hiện khi người bệnh 3 chiếm 66,7%. Ung thư có tỷ lệ cao nhất là ung đồng ý tham gia. Các thông tin cá nhân của người bệnh được giữ bí mật. Nghiên cứu viên thư đường tiêu hóa (29,2%). Hầu hết người bệnh thông báo đầy đủ các mục đích nghiên cứu (95,8%) bị ung thư ở giai đoạn IV (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 48) Đặc điểm Số người bệnh Tỷ lệ (%) Tuổi TB  SD 62,4 ± 15,5 Nhóm tuổi < 45 tuổi 6 12,5 45 – 64 tuổi 21 43,8 ≥ 65 tuổi 21 43,8 Giới tính Nam 24 50,0 Nữ 24 50,0 Nơi sống TPHCM 25 52,1 Tỉnh khác 23 47,9 Học vấn Đến cấp 2 32 66,7 Đến cấp 3 10 20,8 Trung cấp trở lên 6 12,5 Nghề nghiệp Nông dân 11 22,9 Công nhân – Viên chức 4 8,3 Kinh doanh – Buôn bán 4 8,3 Không việc làm 29 60,4 Tình trạng hôn nhân Có gia đình 34 70,8 Goá vợ hoặc chồng 7 14,6 Ly hôn 3 6,3 Độc thân 4 8,3 Tình trạng gia đình Sống chung với người thân 48 100 Loại ung thư Đường tiêu hóa 14 29,2 Hệ hô hấp 10 20,8 Gan – mật – tụy 9 18,8 Hệ sinh dục 6 12,5 Da, xương, mô liên kết 4 8,3 Đường tiết niệu 2 4,2 Vú 1 2,1 Hệ bạch huyết – tạo máu 1 2,1 Chưa rõ nguyên phát 1 2,1 Giai đoạn bệnh Không rõ 0 0,0 Giai đoạn 1 0 0,0 Giai đoạn 2 0 0,0 Giai đoạn 3 2 4,2 Giai đoạn 4 46 95,8 Bệnh mạn tính mắc kèm Có 32 66,7 Không 16 33,3 Số lượng bệnh mắc kèm TB  SD 4,3 ± 2,2 19
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Tất cả người bệnh đều sử dụng morphin Bảng 3. Kết quả trả lời kiến thức về tác dụng không đường uống điều trị ngoại trú với 81,3% là dạng mong muốn của opioid (n = 48) phóng thích nhanh. Tổng liều dùng trong ngày Câu hỏi Câu trả Số người Tỷ lệ lời bệnh (%) có trung vị 60 (40 – 72) mg. Số lượng thuốc dùng KR1: Thuốc giảm đau Đúng 29 60,4 chung trung bình là 4,4 ± 2,5. opioid có thể khiến Anh/ Chị chóng mặt, choáng Sai 16 33,3 Kiến thức về việc dùng opioid ngoại trú váng hoặc buồn ngủ. Không biết 3 6,3 Có 56,3% người bệnh chưa có kiến thức tốt KR2: Táo bón là một tác Đúng 45 93,8 về opioid (trả lời đúng ít hơn 80% số câu hỏi). Về dụng phụ có thể xảy ra khi Sai 2 4,2 sử dụng opioid. kiến thức sử dụng thuốc, khoảng 14,6% người Không biết 1 2,1 bệnh cho rằng có thể ngừng dùng opioid mà KR3: Nghiện là một nguy Đúng 32 66,7 cơ liên quan đến việc sử Sai 6 15,5 không cần trao đổi với nhân viên y tế; 10,4% dụng opioid. Không biết 10 20,8 người bệnh đánh giá trong trường hợp cơn đau Ghi chú: KR- là các câu hỏi về kiến thức về tác chưa được kiểm soát, việc tự dùng thêm thuốc dụng không mong muốn của thuốc (KR: mà không cần trao đổi với nhân viên y tế là Knowledge of adverse reactions) đúng. Tương tự, nếu bị quên 1 liều, 25% người bệnh cho rằng việc dùng liều đó càng sớm càng Bảng 4. Kết quả trả lời kiến thức về lưu trữ, thải bỏ tốt là sai và 18,8% nghĩ có thể dùng nhiều hơn opioid an toàn (n = 48) Câu hỏi Câu trả Số người Tỷ lệ khi đến liều kế tiếp (Bảng 2). lời bệnh (%) Bảng 2. Kết quả trả lời câu hỏi về kiến thức sử dụng KL1: Anh/ Chị giữ thuốc giảm opioid an toàn (n = 48) đau (opioid) của mình ở: 1- Nơi mọi người có thể nhìn 1 9 18,8 Câu hỏi Câu trả lời Số Tỷ lệ thấy người (%) bệnh 2- Chỗ kín nhưng không có khóa 2 30 62,5 KS1: Anh/ Chị được ngừng Đúng 7 14,6 3- Trong tủ và có khóa 3 9 18,8 dùng opioid mà không cần Sai 38 79,2 KL2: Anh/ Chị thải bỏ thuốc giảm trao đổi với nhân viên y tế đau của mình (nếu có) theo cách: của mình Không biết 3 6,3 1- Trả lại cho bác sĩ/ nhà thuốc 1 27 56,3 KS2: Nếu liều thuốc Anh/ Đúng 5 10,4 để xử lý theo đúng quy định Chị đang dùng không kiểm Sai 43 89,6 2- Xả xuống bồn cầu 2 4 8,3 soát được cơn đau, Anh/chị Không biết 0 0,0 3- Vứt vào thùng rác 3 5 10,4 được dùng thêm thuốc mà không cần trao đổi với nhân 4- Tôi không thường xuyên vứt 4 1 2,1 viên y tế của mình bỏ thuốc giảm đau. KS3: Nếu Anh/ Chị bỏ lỡ Đúng 32 66,7 5- Tôi không vứt bỏ thuốc giảm 5 11 22,9 một liều thuốc giảm đau đau vì tôi có thể cần dùng về sau. Sai 12 25,0 opioid, Anh/ Chị nên dùng KL3: Anh/ Chị được đưa opioid Đúng 6 12,5 Không biết 4 8,3 liều đó càng sớm càng tốt cho những người khác có cùng Sai 42 87,7 KS4: Nếu Anh/ Chị bỏ lỡ Đúng 9 18,8 tình trạng bệnh như mình Không 0 0,0 một liều opioid, Anh/ Chị có Sai 38 79,2 biết thể dùng nhiều hơn khi đến Không biết 1 2,1 Ghi chú: KL là các câu hỏi về kiến thức về lưu trữ, liều tiếp theo. Ghi chú: KS- là các câu hỏi về kiến thức sử dụng thải bỏ opioid an toàn (KL: Knowledge of opioid opioid (KS: Knowledge of safe use) storage in cabinets and locked) Khi hỏi về tác dụng bất lợi của opioid, đa số Về kiến thức liên quan đến lưu trữ, thải bỏ đều biết về các vấn đề thường gặp như táo bón opioid an toàn, người bệnh cho rằng thuốc (93,8%), chóng mặt, choáng váng, buồn ngủ giảm đau opioid có thể để ở nơi mọi người (60,4%) và nguy cơ gây nghiện của thuốc (66,7%) nhìn thấy được (18,8%) hoặc ở chỗ kín nhưng (Bảng 3). không có khoá (62,5%). Gần 22,9% cho rằng sẽ 20
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu không vứt bỏ opioid vì họ có thể cần dùng về Thực hành tuân thủ dùng thuốc sau. Tỷ lệ người bệnh sẽ thải bỏ thuốc vào Có 79,2% người bệnh đạt điểm tuân thủ tốt thùng rác là 10,4% và xả xuống bồn cầu là (tổng điểm ≥ 4) (Bảng 6). 8,3%. Ngoài ra, 12,5% người bệnh cho rằng Bảng 6. Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh khi việc đưa opioid cho những người khác có cùng điều trị bằng opioid (n = 48) tình trạng bệnh dùng là đúng. (Bảng 4). Câu hỏi Câu trả lời Số người Tỷ lệ bệnh (%) Thái độ về việc dùng thuốc opioid P1: Anh/ Chị có bao Có 20 41,7 giờ quên dùng thuốc Không 28 58,3 Trong 48 người bệnh, có 66,7% có thái độ giảm đau không? tích cực, 12,5% có thái độ tiêu cực và 20,8% có P2: Có đôi lúc Anh/ Chị Có 5 10,4 thái độ trung bình (tổng điểm = 0) về việc dùng không quan tâm đến Không 43 89,6 việc dùng thuốc giảm opioid (Bảng 5). đau phải không? Bảng 5. Thái độ của người bệnh khi điều trị bằng P3: Khi Anh/ Chị cảm Có 21 43,8 opioid (n = 48) thấy tốt hơn, Anh/ Chị Không 27 56,3 có thỉnh thoảng ngừng Câu hỏi Câu trả lời Số người Tỷ lệ dùng thuốc giảm đau bệnh (%) không? A1: Đối với Anh/ Chị, lợi ích Đúng 38 72,9 P4: Nếu Anh/ Chị cảm Có 10 20,8 của thuốc vượt trội hơn so Sai 10 20,8 thấy tệ hơn khi dùng với nguy cơ Không 38 79,2 thuốc giảm đau, thỉnh A2: Thuốc giúp Anh/ Chị Đúng 47 97,9 thoảng Anh/ Chị có cảm thấy thoải mái hơn Sai 1 2,1 ngừng dùng thuốc A3: Khi sử dụng thuốc suy Đúng 32 66,7 giảm đau không? nghĩ của Anh/ Chị sáng Sai 16 33,3 P5: Thỉnh thoảng Anh/ Có 8 16,7 suốt hơn Chị có quên đi tái khám Không 40 83,3 A4: Anh/ Chị cảm thấy lạ, Đúng 25 52,1 để lấy thuốc đúng hẹn không được tỉnh táo khi Sai 23 47,9 không? dùng thuốc P6: Anh/ Chị có biết lợi Có 41 85,4 A5: Thuốc khiến Anh/ Chị Đúng 18 37,5 ích lâu dài của việc Không 20 41,7 cảm thấy mệt mỏi và uể oải Sai 30 62,5 uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ A6: Anh/ Chị chỉ uống thuốc Đúng 14 29,2 hoặc dược sĩ của Anh/ khi cảm thấy đau Sai 34 80,8 Chị không? Ghi chú: A- là các câu hỏi về thái độ người bệnh khi Ghi chú: P- là các câu hỏi về tuân thủ dùng thuốc của điều trị bằng opioid (A: Attitude) người bệnh khi điều trị bằng opioid (P: Practice) BÀNLUẬN Tỷ lệ người bệnh chưa có kiến thức tốt về Trong nghiên cứu, hầu hết người bệnh opioid là 56,3%; 66,7% có thái độ tích cực về việc được chỉ định opioid mạnh đều bị ung thư giai sử dụng opioid và 79,2% đạt điểm tuân thủ tốt. đoạn cuối (95,8%). Chỉ có 4,2% người bệnh Các câu hỏi liên quan kiến thức sử dụng thuộc giai đoạn 3, trong khi opiod được opioid bao gồm các vấn đề về sử dụng thuốc an khuyến cáo dùng điều trị đau do ung thư ở các toàn, tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu mức độ đau khác nhau, từ trung bình đến trữ và thải bỏ opioid an toàn. Nhìn chung, người nặng. Nguyên nhân có thể do việc bác sĩ lo sợ bệnh trả lời đúng các câu hỏi về sử dụng và tác người bệnh lạm dụng thuốc, không sẵn có dụng không mong muốn của thuốc. Có 93,8% thuốc tại đơn vị, cùng với các chính sách quản người bệnh biết táo bón là tác dụng phụ của lý hành chính phức tạp về mua bán, cấp phát opioid, có thể vì bản thân người bệnh đã từng thuốc gây nghiện tại Việt Nam. Đây chính là gặp phải. Tuy nhiên, kiến thức về lưu trữ, thải các rào cản trong việc người bệnh không thể bỏ opioid an toàn chưa được tốt trong nghiên tiếp cận opioid một cách sớm nhất có thể(6).. cứu. Có nhiều khảo sát đã chứng minh người 21
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 bệnh ung thư có nguy cơ sử dụng không đúng Schaffer G (2018) với 32,2% người bệnh có thái cách, lưu trữ không an toàn và không biết xử lý độ tích cực, 39,7% có thái độ tiêu cực và 22,2% có opioid không còn sử dụng(7). Kết quả nghiên cứu thái độ trung lập đối với việc dùng thuốc hiện tại gần như tương đồng với kết quả của opioid(14). Điều này có thể do opioid giảm đau Reddy A (2014) với 19% bảo quản opioid ở nơi hiệu quả, làm cho người bệnh có cái nhìn tích mọi người có thể nhìn thấy, 69% cất giữ opioid cực hơn về opioid(15). Ngoài ra, các chương trình chỗ kín nhưng không khoá, 28% cất giữ trong tủ Chăm sóc giảm nhẹ cũng đã được Bộ Y tế Việt có khoá. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh không thải Nam quan tâm hơn so với trước đây, các cán bộ và nhân viên y tế được tham gia các chương bỏ opioid mà tiết kiệm để dành sử dụng tiếp trình tập huấn nhiều hơn, giúp thay đổi về KAP trong nghiên cứu của Reddy A là 44%, cao hơn liên quan đến việc sử dụng opioid. Từ đó, người nghiên cứu hiện tại(7). Nguyên nhân có thể do bệnh cũng sẽ được tư vấn tích cực hơn từ phía chính sách quản lý hay tình trạng tiếp cận opioid đội ngũ nhân viên y tế(6). khác nhau ở từng quốc gia. Tại Hoa Kỳ, người Hiệu quả điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng bệnh có thể được tiếp cận opioid dễ dàng hơn. bởi việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh. Ước tính trong năm 2022 có hơn 131.000.000 đơn Kết quả tỷ lệ tuân thủ gần như tương đồng với thuốc opioid đã được cấp phát tại Hoa Kỳ(8). Vì nghiên cứu của Nguyễn TM Linh năm 2014 vậy Hoa Kỳ đã phải đối mặt với với cuộc khủng (82%) và của Kan E năm 2020 (84%)(3,16). Mức hoảng opioid và có hơn 11.000.000 người lạm tuân thủ cao trong nghiên cứu có thể là do người dụng opioid theo toa trong năm 2016(9). Bên cạnh bệnh có sự hiểu biết về cách dùng thuốc, thấy đó, sử dụng opioid không đúng cách và xử lý được lợi ích và vai trò của opioid trong giảm đau không thích hợp các opioid chưa sử dụng hoặc do ung thư. Cũng có thể trước khi kê đơn, bác sĩ đã hết hạn sử dụng đã làm tăng khả năng lạm điều trị đã hướng dẫn cách sử dụng và giải thích dụng opioid tại Hoa Kỳ(10). Để hạn chế tình trạng về lợi ích của opioid cũng như cách hạn chế lạm dụng opioid, FDA và DEA đã có những phần nào tác dụng bất lợi giúp người bệnh an hướng dẫn thống nhất việc sử dụng, lưu trữ và tâm điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ người bệnh có thái thải bỏ opioid an toàn(11,12). Ngược lại, Việt Nam độ tích cực trong nghiên cứu cao (66,7%). Người có chính sách hạn chế quá mức việc tiếp cận bệnh có kiến thức đúng, có thái độ tích cực cao opioid mạnh, có thể làm giảm tình trạng lạm đối với thuốc sẽ có khả năng dùng thuốc đúng dụng opioid nhưng lại là rào cản trong việc điều cách và tuân thủ tốt hơn(17). trị giảm đau hợp pháp và thoả đáng cho người Ưu điểm và hạn chế của đề tài bệnh(6). Ngoài ra, Việt Nam có quy định về việc Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành xây phải trả lại thuốc gây nghiện khi không sử dụng dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát KAP ở hết nhưng không có hướng dẫn rõ ràng cho người bệnh sử dụng opioid ngoại trú với độ tin người bệnh về việc lưu trữ hay tiêu hủy hợp lý cậy và tính giá trị nội dung cao. Kết quả thu opioid tại nhà(13). được từ bộ câu hỏi cung cấp các đặc điểm về Có 66,7% người bệnh có thái độ tích cực về tình hình sử dụng opioid ngoại trú góp phần việc dùng opioid. Người bệnh có thái độ tiêu vào công tác quản lý và chăm sóc dược, đặc biệt cực, khi được chỉ định dùng opioid có thể từ là chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư. chối sử dụng morphin vì lo sợ tác dụng phụ, Nghiên cứu còn một số hạn chế như mẫu tình trạng nghiện hay cho rằng đó là biện pháp khảo sát đơn trung tâm chỉ có thể phản ánh một cuối đời của người bị ung thư(3). Tỷ lệ người phần thực trạng trong nước. Ngoài ra, nhiều bệnh có thái độ tích cực trong nghiên cứu hiện người bệnh lo sợ và từ chối tham gia nghiên cứu tại cao gấp đôi so với nghiên cứu của Vargas– khi được hỏi về vấn đề sử dụng opioid. Đa số 22
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 2 * 2024 Nghiên cứu người bệnh trong nghiên cứu bị mắc ung thư 6. Krakauer EL, Nguyen TP, Husain SA, Nguyen TH, Joranson DE, Luong NK, Maurer MA (2015). Toward safe accessibility of giai đoạn cuối nên tình trạng sức khoẻ không opioid pain medicines in Vietnam and other developing đảm bảo để tham gia vào nghiên cứu. Vì vậy, cỡ countries: a balanced policy method. J Pain Symptom Manage, 49(5):916-22. mẫu thu thập được ít hơn so với dự kiến. 7. Kennedy-Hendricks A, Gielen A, McDonald E, et al (2016). KẾT LUẬN Medication sharing, storage, and disposal practices for opioid medications among US adults. JAMA Intern Med, Người bệnh ung thư sử dụng opioid ngoại 176(7):1027-1029. trú có thái độ tích cực và mức độ tuân thủ tốt đối 8. CDC (2023). United States opioid dispensing rate mapsactive ingredient. URL: https://www.cdc.gov/overdose- với thuốc. Tuy nhiên vẫn có hơn 50% người prevention/data-research/facts-stats/us-dispensing-rate- bệnh chưa có kiến thức tốt về opioid đặc biệt là maps.html?CDC_AAref_Val=https://www.cdc.gov/drugoverdo kiến thức về lưu trữ và thải bỏ opioid an toàn. se/rxrate-maps/index.html. (accessed on 28/05/2024). 9. Ahrnsbrak R, Bose J, Hedden SL, et al (2017). Key substance use Cần hướng dẫn thêm cho người bệnh cách sử and mental health indicators in the United States: results from the dụng, lưu trữ và xử lý opioid một cách an toàn 2016 National Survey on Drug Use and Health Administration. URL: https://www.samhsa.gov/data/sites/default/files/NSDUH- và hiệu quả. FFR1-2016/NSDUH-FFR1-2016.htm. (accessed on 28.05.2024). Lời cảm ơn 10. Lipari RN, Hughes A (2017). How people obtain the prescription pain relievers they misuse. In: The CBHSQ Report. Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi Đại học Y Substance Abuse and Mental Health Services Administration, Dược Thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng số Rockville, USA. 11. FDA. Where and how to dispose of unused medicines. URL: 182/2022/HĐ-ĐHYD, ngày 15 tháng 9 năm 2022. https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/where-and- Các tác giả rất cảm ơn người bệnh đã đồng ý tham how-dispose-unused-medicines. 12. DEA. Drug disposal information. URL: gia nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám http://www.deadiversion.usdoj.gov/drug_disposal/index.html. đốc và tập thể nhân viên y tế của bệnh viện Đại học (accessed on 06/07/2021). Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng 13. Bộ Y Tế (2017). Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, quy định số 52/2017/TT- tôi hoàn thiện nghiên cứu. BYT ngày 29/12/2017. URL: https://vbpl.vn/boyte/Pages/vbpq-van- TÀI LIỆU THAM KHẢO ban-goc.aspx?ItemID=132226 (accessed on 28.05. 2024). 14. Vargas-Schaffer G, Cogan J (2018). Attitudes toward opioids and 1. Von Roenn JH, Cleeland CS, et al (1993). Physician attitudes and risk of misuse/abuse in patients with chronic noncancer pain practice in cancer pain management: a survey from the Eastern receiving long-term opioid therapy. Pain Med, 19(2):319-327. Cooperative Oncology group. Annals of Internal Medicine, 15. Grant M, Ugalde A, Vafiadis P, Philip J (2015). Exploring the 119(2):121-6. myths of morphine in cancer: views of the general practice 2. Lipari RN, Hughes A (2017). How people obtain the prescription pain population. Support Care Cancer, 23(2): 483-489. relievers they misuse. In: The CBHSQ report. Substance Abuse and 16. Kan E, Mustafa S, Chong WW, Premakumar CM, Shah NM Mental Health Services Administration. Rockville, USA. URL: (2020). Relationship between adherence to opioid analgesics and https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK424785/. pain beliefs among patients with cancer pain at Tertiary Care 3. Nguyen LM, Rhondali W, et al (2013). Frequency and predictors hospitals in Malaysia. Patient Prefer Adherence, 14:1411-1419. of patient deviation from prescribed opioids and barriers to 17. Kardas P, Lewek P, Matyjaszczyk M (2013). Determinants of opioid pain management in patients with advanced cancer. J patient adherence: a review of systematic reviews. Front Pain Symptom Manage, 45(3):506-16. Pharmacol, 4:19. 4. Grant M, Ugalde A, Mancuso SG, Vafiadis P, Philip J (2017). Morphine use in cancer care: a survey of attitudes and perceptions in general practice patients. Aust Fam Physician, 46(10):775-780. Ngày nhận bài báo: 29/05/2024 5. Nguyễn Thị Ngọc Yến, Trần Thị Thu Hiền, et al (2022). Xây Ngày chấp nhận đăng bài: 23/07/2024 dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid ngoại trú. Y Học Việt Nam, 12(1):44-46. Ngày đăng bài online: 28/07/2024 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2