
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Kể chuyện
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Kể chuyện" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề rèn kĩ năng nói qua phân môn Kể chuyện cho học sinh; Một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện; Thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Kể chuyện
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016
- LỜI CẢM ƠN ! Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở Trường Đại học Quảng Nam cũng như Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và bạn bè cùng khóa. Lời đầu tiên cho chúng tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo – Thạc sĩ Huỳnh Dõng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học Quảng Nam đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường và trước những ý kiến đóng góp quý báu để giúp chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Cho chúng tôi được chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã hợp tác, nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực nghiệm tốt đề tài của mình. Qua đây chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp K12 Đại học Tiểu học 01 cũng như gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nổ lực hết mình nhưng do khả năng bản thân còn những hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Hội đồng bảo vệ, các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tam Kỳ, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Diễm
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 TV Tiếng Việt 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 STT Số thứ tự 6 NXB Nhà xuất bản 7 KC Kể chuyện 8 NXBGD Nhà xuất bản giáo dục 9 TN Thực nghiệm 10 ĐC Đối chứng
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1 Cấu trúc truyện kể ở phân môn Kể chuyện lớp 3 17 Bảng 2 Đánh giá nhận thức của giáo viên về vai trò cần rèn 23 kỹ năng nói qua phân môn Kể chuyện lớp 3. Bảng 3 Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức lồng ghép 24 rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tiết kể chuyện. Bảng 4 Những hình thức và phương pháp giáo viên thường 24 sử dụng trong dạy kể chuyện. Bảng 5 Bảng thống kê học lực của học sinh hai lớp thực 49 nghiệm và đối chứng Bảng 6 Bảng thố ng kê kế t quả thực nghiê ̣m về việc rèn kỹ 52 năng nói của HS lớp 3 trong tiế t Kể chuyện trường Tiể u ho ̣c Nguyễn Văn Trỗi. Bảng 7 Mức độ hoàn thành và không hoàn thành 53 Biểu đồ 1 Kết quả làm bài của 2 lớp TN và ĐC 53 Bảng 8 Mức độ hứng thú học tập rèn kĩ năng nói của học sinh 54 ở hai lớp Biểu đồ 2 Mức độ hứng thú và tích cực của học sinh ở hai lớp 55
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 3 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN ................................... 5 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................ 5 1.1.1. Mô ̣t số khái niê ̣m liên quan .......................................................................... 5 1.1.1.1. Kỹ năng ..................................................................................................... 5 1.1.1.2. Kỹ năng nói ............................................................................................... 6 1.1.1.3. Kỹ năng giao tiế p ...................................................................................... 6 1.1.1.4. Khái niệm Kể chuyê ̣n ................................................................................ 6 1.1.1.5. Khái niệm lời nói....................................................................................... 7 1.1.2. Vi trı́ nhiê ̣m vu ̣ của phân môn Kể chuyê ̣n trong dạy học tiếng Việt.............. 8 ̣ 1.1.2.1. Vị trí của phân môn Kể chuyện.................................................................. 8 1.1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện .......................................................... 8 1.1.3. Những biể u hiê ̣n của kỹ năng nói trong nội dung dạy học hoa ̣t đô ̣ng giao tiế p qua phân môn kể chuyê ̣n lớp 3 ....................................................................... 9 1.1.3.1. Biểu hiện qua nội dung các văn bản kể chuyện ........................................ 9 1.1.3.2. Biểu hiện qua các hình thức các câu hỏi, bài tập .................................... 10 1.1.3.3. Biểu hiện qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ......................... 11 1.1.4. Một số yêu cầu khi dạy rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện .................................................................................................................. 12 1.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3 ........................................................... 13
- 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 16 1.2.1. Vài nét về trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ........................................... 16 1.2.2. Khái quát về nội dung chương trình Kể chuyện lớp 3 ............................... 17 1.2.2.1. Các thể loại truyện trong chương trình Tiểu học .................................... 17 1.2.2.2. Cấu trúc phân môn Kể chuyện lớp 3 ....................................................... 17 1.2.3. Những mục tiêu được cung cấp qua phân môn Kể chuyện ....................... 20 1.2.3.1. Về kiến thức ............................................................................................ 20 1.2.3.2. Về kĩ năng ............................................................................................... 21 1.2.3.3. Về thái độ ................................................................................................ 22 1.2.4. Thực trạng dạy – học rèn kỹ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện lớp 3 ......................................................................................................... 23 1.2.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 23 1.2.4.2.Đối tượng khảo sát ................................................................................... 23 1.2.4.3. Nội dung khảo sát.................................................................................... 23 1.2.4.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 24 1.2.4.5. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 24 1.3. Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN................................................................................. 32 2.1. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp .......................................................... 32 2.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 32 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 32 2.2. Biê ̣n pháp rèn kỹ năng nói cho ho ̣c sinh lớp 3 thông qua phân môn Kể chuyê ̣n .................................................................................................................. 33 2.2.1. Rèn kỹ năng nói cho học sinh qua hı̀nh thức kể chuyên theo tranh........... 33 ̣ 2.2.2. Rèn kỹ năng nói cho học sinh qua hı̀nh thức kể chuyên phân vai ............. 36 ̣ 2.2.3. Rèn kỹ năng nói cho học sinh qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp ........................................................................................................................ 40 2.2.4. Rèn kĩ năng nói qua hình thức kể theo lời của một nhân vật ..................... 43 2.2.5. Rèn kĩ năng nói học sinh qua một số trò chơi trong giờ kể chuyện ........... 45
- 2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 51 2.4. Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 52 3.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 52 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 52 3.1.2. Đối tượng và địa điểm thực nghiệm........................................................... 53 3.1.3. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 53 3.1.4. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ..................................................... 54 3.1.5. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................ 54 3.2. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................. 54 3.2.1. Quá trınh thực nghiê ̣m ............................................................................... 54 ̀ 3.2.2. Tiêu chı́ đánh giá kế t quả thực nghiê ̣m ...................................................... 55 3.3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 56 3.4. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 61 1. Kết luận ............................................................................................................ 61 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 64
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người. Trong đó đòi hỏi ngành giáo dục nước ta phải đổi mới để tạo ra những con người có năng lực và phát triển toàn diện. Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Ở trường Tiểu học, môn TV chiếm một vị trí vô cùng quan trọng chiếm số tiết nhiều nhất trong các môn học. Dạy Tiếng việt ở Tiểu học nhằm mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi” [6, tr12]. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp và học tập. Đồng thời môn TV còn góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con người trong thời đại mới. Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng chương trình mới là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã xuyên suốt chương trình tiểu học. Việc dạy học bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói – một trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người. Từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” “ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Dạy tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em các kĩ năng nghe, đọc, viết mà còn dạy cho các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Mỗi phân môn của TV đều rèn cho HS kĩ năng nói, trong đó phân môn Kể chuyện học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hứng 1
- thú nhất. Kể chuyện được coi là bộ môn nghệ thuật có từ xa xưa. Nhiều thế hệ trẻ em đã được tiếp nhận qua tuổi thơ ấu của mình với những ấn tượng không bao giờ phai nhạt về những câu chuyện dân gian qua giọng kể của mẹ, của ông bà. Phân môn Kể chuyện ở Tiểu học có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy trí tuệ cho HS đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của mình để diễn tả lại sự vật sự việc. Qua mỗi tiết kể chuyện, HS được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích. Nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn văn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kĩ năng nói cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Kể chuyện” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho HS, nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học phân môn Kể chuyện hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng nói cho học sinh từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng nói qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 3, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 3 nói chung và rèn kỹ năng nói cho học sinh nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua phân môn Kể chuyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Biện pháp rèn kĩ năng nói qua phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 3, tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. 2
- 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo để phân tích, tổng hợp, khái quát những vấn đề lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu cách tổ chức hoạt động dạy học kiểu bài Kể chuyện và biểu hiện hứng thú của học sinh trong các tiết học. - Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng của việc dạy rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn Kể chuyện ở lớp 3. - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này nhằm sử lí số liệu điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn một số giáo án mẫu để đưa vào thực nghiệm. 5. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay có nhiều tài liệu viết về việc dạy Kể chuyện trong trường tiểu học cho các sinh viên như cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga (NXBDHSP, 2011), là cuốn giáo trình trong đó các tác giả cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về vị trí, nhiệm vụ, các cơ sở khoa học và nguyên tắc dạy Kể chuyện, là cuốn giáo trình bổ ích và thiết thực cho việc nghiên cứu. Cùng với sự thay đổi chương trình SGK ở Tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung dạy học đã đề ra là một trong những vấn đề cấp thiết. Trong cuốn “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” của tác giả Nguyễn Trí (NXBGD, 2003), tác giả đặc biệt chú ý đến việc phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong chương trình Tiểu học và các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức và phát triển công cụ giao tiếp cho học sinh trong dạy học TV. Công trình nghiên cứu “Dạy Kể chuyện ở Tiểu học” của tác giả Chu Huy (NXBGD, 2000), đề cập đến vai trò của phân môn Kể chuyện đối với học sinh 3
- Tiểu học đó là việc rèn kỹ năng Tiếng việt đặc biệt là rèn kỹ năng nghe – nói, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện tuy nhiên, các phương pháp đó chủ yếu là các phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra còn có khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp đến các vấn đề này ở mức độ nông sâu khác nhau như: Tạp chí Dạy và học ngày nay số 4/2007 với bài: “Dạy kĩ năng nói Tiếng Việt cho học sinh tiểu học” của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Trí. Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Mền (2013), “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2, 3 trong phân môn Kể chuyện”, bài này cũng nghiên cứu về vấn đề rèn kĩ năng nói cho học sinh những chủ yếu đi sâu vào việc vận dụng các phương pháp để giúp học sinh rèn kĩ năng nhưng chưa đi từng hình thức cụ thể để rèn kĩ năng nói cho học sinh. Trên đây là những công trình viết về dạy học TV nói chung và dạy học phân môn KC nói riêng ở Tiểu học nó đã góp phần bổ ích cho bài nghiên cứu này. Đó là các vấn đề có tính lý luận về nguyên tắc, hình thức, phương pháp dạy học TV nói chung và dạy học KC nói riêng. Bởi vậy nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng nói cho HS lớp 3 qua phân môn kể chuyện vẫn là một đề tài mới và khá thú vị. 6. Đóng góp của đề tài Đưa ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói qua giờ Kể chuyện cho HS lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Tam Kỳ - Quảng Nam và áp dụng các biện pháp đó đưa vào thực nghiệm. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề rèn kĩ năng nói qua phân môn Kể chuyện cho học sinh. Chương 2: Một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn kể chuyện. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Mô ̣t số khái niêm liên quan ̣ 1.1.1.1. Kỹ năng Kỹ năng là một phạm trù cơ bản trong tâm lý học. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Theo tác giả A.V.Petrovxki thì“Kỹ năng là giai đoạn nắm vững cách hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”.Tác giả cho rằng “Kỹ năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kĩ xảo. Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi.{9. 96}. Theo các nhà Giáo dục học thì họ phân tích kĩ năng thành hai loại kĩ năng bậc một và kĩ năng bậc hai: + Kĩ năng bậc một là kĩ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Loại kĩ năng này thông qua luyện tập đến mức hoàn hảo, các thao tác được diễn ra hoàn toàn tự động hóa không cần có sự hiện diện của ý thức hoặc sự tham gia của ý thức rất ít thì biến thành kĩ xảo. Ví dụ như kĩ năng viết, đan len,… + Kĩ năng bậc hai là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Trong kĩ năng bậc hai, yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Dựa trên những khái niệm nêu trên thì quan niệm kĩ năng trong bài nghiên cứu này là: Kĩ năng là hệ thống các thao tác những cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động dựa trên những tri thức nhất định. 5
- 1.1.1.2. Kỹ năng nó i Kỹ năng nói là một trong những kĩ năng quan trọng cần trang bị, rèn luyện cho mỗi người. Kĩ năng nói được hiểu là khả năng, trình độ biểu đạt ngôn ngữ âm thanh. Theo đó, kĩ năng nói không đơn thuần chỉ là nói mà còn thể hiện giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, nét mặt…để diễn đạt được chính xác nội dung, thể hiện đúng đắn, đầy đủ mọi ý định, bộc lộ những tình cảm của mình. Vì vậy, có thể khẳng định được rằng việc rằng kĩ năng nói là một hoạt động cần thiết trong nhà trường. 1.1.1.3. Kỹ năng giao tiế p Giao tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người với người trong xã hội, qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng và tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với những điều được truyền đạt. Giao tiếp là một hoạt động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân. Đây là hai đặc điểm nổi bật của hoạt động giao tiếp, bởi giao tiếp hình thành và nãy sinh trong xã hội, sử dụng các phương tiện do con người tạo ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, bản thân mỗi cá nhân, mỗi học sinh có một cách thức, phương pháp, cách ứng xử trong giao tiếp khác nhau. Ở đây kĩ năng giao tiếp của học sinh có thể được hiểu, đó chính là khả năng vận dụng những kiến thức tiếng Việt mà các em đã được học qua môn Tiếng Việt và các môn học khác, kết hợp với kinh nghiệm sống thực tiễn để thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả. 1.1.1.4. Khái niệm Kể chuyê ̣n Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải thích “kể” nói rõ đầu đuôi và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí một thuật ngữ kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau: + Thứ nhất: Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) – còn gọi là kịch hay tiểu thuyết. + Thứ hai: Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng. + Thứ ba: Chỉ tên một loại văn thuật truyện trong môn Tập làm văn. 6
- + Thứ tư: Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học. * Đặc trưng của văn Kể chuyện - Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật có ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. - Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện với các môn khoa học tự nhiên. Kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học… - Văn kể chuyện là một loại văn mà học sinh phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc viết thành một bài văn theo những quy tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận. - Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học ở trường phổ thông. Ở đây, kể chuyện bao gồm kể nhiều loại truyện khác nhau, kể chuyện cổ tích, kể chuyện hiện đại đều nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng rèn kĩ năng nhiều mặt cho con người. [5.tr11 -12]. 1.1.1.5. Khái niệm lờ i nó i Lời nói là các chuỗi âm thanh được phát ra từ bộ máy âm thanh của con người, dùng để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa các thành viên trong xã hội và được tiếp nhận bằng thính giác. Lời nói là chuỗi âm thanh, lời nói có mặt giống những âm thanh khác trong thế giới tự nhiên, chúng đều là những sóng âm truyền đi trong không khí và phải xem xét về mặt vật lí. Là âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con người, lời nói tinh vi phức tạp hơn nhiều so với các loại âm thanh khác, nó phải được xem xét về mặt sinh lí. 7
- Lời nói trong phân môn kể chuyện là lời nói có âm thanh, được thể hiện trong các cung bậc của lời nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm,…khi nói phải biết kết hợp vơi nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…của người nói để làm cho người nghe cảm nhận như được sống trong câu chuyện đó cùng với tác giả và các nhân vật. 1.1.2. Vi trı́ nhiêm vu ̣ của phân môn Kể chuyên trong dạy học tiếng Việt ̣ ̣ ̣ (Xem Nguyễn Trí, đề tài đã dẫn, tr137) 1.1.2.1. Vị trí của phân môn Kể chuyện Cũng như Tập làm văn, phân môn Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trước hết vì hành động kể là một hành động nói đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp. Khi nghe thầy giáo kể chuyện, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh. Khi học sinh kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói. Chính vì thế, phân môn kể chuyện có vị trí rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống, về con người, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu không có môn học Kể chuyện trong trường Tiểu học. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện Phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở trẻ em, phát triển ngôn ngữ đặc biệt là kĩ năng nghe nói, đồng thời phát triển tư duy và bồi dưỡng tâm hồn làm giàu vốn sống và vốn văn học cho học sinh. - Phân môn kể chuyện phát triển các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh Trước hết phân môn kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh. Giờ kể chuyện rèn cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành đoạn bài theo phong cách nghệ thuật. Đồng thời với nói các kĩ năng nghe, đọc, kĩ 8
- năng ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại truyện đã nghe, kể lại truyện đã đọc. - Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở học sinh. Cũng như sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy cũng được phát triển. Đặc biệt khi sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện thì tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh cũng được phát triển. - Phân môn Kể chuyện góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh Giờ kể chuyện giúp học sinh tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học. Trong quá trình học ở bậc tiểu học học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại. Đó là những tác phẩm có giá trị ở Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến truyện hiện đại. Nhờ đó, vốn văn học của học sinh được tích lũy dần. Đây là những hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình. Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn sắc màu mở rộng trước mắt các em. Các em tìm thấy ở trong truyện từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ những thân phận với biết bao hành động nghĩa hiệp của con người trong muôn vàng trường hợp khác nhau. Truyện kể đã làm tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay cho học sinh. Truyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng và ước mơ của học sinh, thúc đẩy sự sáng tạo ở các em. 1.1.3. Những biể u hiên của kỹ năng nói trong nội dung dạy học hoa ̣t đô ̣ng ̣ giao tiế p qua phân môn kể chuyên lớp 3 ̣ 1.1.3.1. Biểu hiện qua nội dung các văn bản kể chuyện Chương trình kể chuyện lớp 3 có nhiều thể loại truyện phong phú, đa dạng bao gồm: truyện dân gian, truyện sáng tác, truyện khoa học và gương thiếu nhi anh dũng như: truyện “Người liên lạc nhỏ” là truyện tiêu biểu về gương thiếu nhi anh dũng, truyện kể về cuộc chiến đấu và sự hi sinh của người chiến sĩ nhỏ tuổi Nông Văn Dền tức anh Kim Đồng…..Những truyện người thực việc thực đã 9
- giúp các em hiểu và biết về chuẩn mực hành vi đạo đức. Những câu chuyện sáng tác là những câu chuyện có nội dung hết sức gần gũi với các em, những tình huống, lời đối thoại mà học sinh thường chứng kiến như câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già…”. Các câu chuyện trong sách giáo khoa đều có nội dung ngắn gọn, dể hiểu, lời thoại đơn giản, tạo cho học sinh sự gần gũi với các nhân vật trong truyện từ đó đi vào ý thức nói năng của học sinh. Số lượng truyện ngắn sáng tác tuy nhiều nhưng chương trình vẫn dành vị trí đáng kể cho truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thần thoại. Đây là những thể loại truyện không thể thiếu đối với các em. Những câu chuyện như “Sự tích chú cuội cung trăng”, “Cóc kiện trời”, “Hũ bạc của người cha”…nó như ngọn gió mát lành thổi vào tâm hồn trong sáng của các em. Nhìn chung mỗi văn bản truyện của từng thể loại truyện khác nhau đều tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong quá trình giao tiếp. 1.1.3.2. Biểu hiện qua các hình thức các câu hỏi, bài tập Trong chương trình kể chuyện lớp 3 đã xây dựng nhiều dạng câu hỏi và bài tập khác nhau với hướng tăng dẩn mức độ khó đối với học sinh. Với hệ thống bài tập như vậy học sinh sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hành giao tiếp. Những dạng bài tập có trong chương trình kể chuyện lớp 3 là: * Kể lại theo từng đoạn câu chuyện: Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có nhiều hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng phần câu chuyện, tập kể một số chi tiết, do dung lượng ngắn, học sinh có điều kiện tập vận dụng các kĩ năng thích hợp với nội dung từng đoạn truyện giáo viên cần dành thời gian giúp học sinh luyện tập kĩ năng này. Đối với học sinh lớp 3 giáo viên nên hướng dẫn các em cách nhấn giọng, đổi giọng, kéo dài giọng khi kể, hướng dẫn các em một vài động tác hoặc điệu bộ (nét mặt, cử chỉ của tay..) minh họa cho diến biến của đoạn truyện. Khi dạy học sinh kể từng đoạn giáo viên không nên gò ép các em rập 10
- khuôn theo cách kể của mình, nên để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của riêng mình. Chỉ khi nào các em quên hoặc không kể được giáo viên mới gợi ý và hướng dẫn thêm. Kể theo từng đoạn câu chuyện bao gồm: + Dựa theo tranh kể lại từng đoạn + Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý + Dựa vào tóm tắt kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của em. + Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em. + Đặt tên cho mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu và kể lại câu chuyện. + Kể lại một đoạn câu chuyện theo lời nhân vật trong truyện bằng lời của mình. * Kể lại toàn bộ câu chuyện: Kể lại toàn bộ câu chuyện đây là bước luyện tập ở mức độ cao hơn so với kể từng đoạn, việc kể toàn bộ câu chuyện đòi hỏi người kể phải có trí nhớ tốt, chủ động trong cách kể. Song nó cũng cho phép người kể sáng tạo và thể hiện khả năng của mình. Ở cách kể này học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu kể đúng và kể hay. Để kể đúng các em cần nắm vững nội dung câu chuyện. Để kể hay các em phải luyện tập nhiều để đạt trình độ thành thục hơn. Kể toàn bộ câu chuyện bao gồm: + Kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh + Sắp xếp lại các tranh theo trình tự câu chuyện + Kể lại toàn bộ câu chuyện + Phân vai, dựng lại câu chuyện + Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. Với các hình thức bài tập đa dạng như vậy học sinh có nhiều cơ hội để phát triển kĩ năng nói, nghe của mình. Đặc biệt kĩ năng độc thoại và hội thoại của các em dần được hình thành trong quá trình kể và nghe kể chuyện. 1.1.3.3. Biểu hiện qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 11
- Hiện nay môn Kể chuyện không còn tách riêng như trước nữa mà nằm chung trong một quyển sách giáo khoa bao gồm cả bảy phân môn. Việc thay đổi nội dung tất yếu sẽ thay đổi về hình thức và phương pháp dạy học. Như vậy, trong giờ kể chuyện hầu như học sinh được phát huy tối đa khả năng nói của mình. Trong phân môn kể chuyện đã cải tiến rất tiến bộ khi đưa vào những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho việc rèn kĩ năng nói của học sinh. Chẳng hạn về phương pháp: kể chuyện bằng tranh, đàm thoại, nhập vai, phân vai. Về hình thức: hình thức lớp bài, hình thức theo nhóm…trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Hình thức học này giúp học sinh bình tỉnh, tự tin hơn và mạnh dạn nói ra ý kiến của mình. Ở đây, học sinh được tham gia nói nhiểu hơn được phát huy khả năng nói của mình. 1.1.4. Một số yêu cầu khi dạy rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói. Đây là một dạng đặc biệt của đối thoại. Thực tế cho thấy kể chuyện có một sức hấp dẫn kì lạ, đặc biệt đối với học sinh lứa tuổi tiểu học sức hấp dẫn đó không hề giảm đi dù câu chuyện đó đã được các em đọc trước nhiều lần. Bởi lẽ khi kể một câu chuyện, người kể không trình bày nguyên văn một bản viết hay đọc lại câu chuyện đó, mà lúc này người kể nhập vào thế giới của câu chuyện. Trong câu chuyện người kể có lúc là người dẫn truyện, lúc là nhân vật này hay nhân vật khác. Người kể thể hiện tâm trạng của nhân vật khác nhau, khi thì vui sướng hả hê, lúc lại lo lắng buồn tủi,… Như vậy chúng ta biết, việc rèn kĩ năng nói cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dưỡng mà chương trình đã đề ra là một việc không đơn giản, đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và sự phối hợp chặc chẽ giữa các phân môn. Kể chuyện không phỉ là phân môn duy nhất có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói. Vì vậy chương trình Tiếng Việt tạo ra mối quan hệ giữa phân môn Kể chuyện với phân môn Tập đọc và phân môn Tập làm văn là một việc làm rất khoa học. Trong quá trình kể chuyện cần phối hợp sử dụng nhiều kĩ năng như sử dụng các hiểu biết và kĩ năng dùng từ, đặt câu, kĩ năng nghe nói tiếng việt, kĩ 12
- năng trình bày trước đám đông. Trên cơ sở hiểu biết về lí thuyết, lời nói, chúng ta có thể ứng dụng để hướng dẫn học sinh hình thành kĩ năng kể chuyện, giúp các em kể tốt hơn và rèn luyện cho các em khả năng kể chuyện lưu loát, ứng xử nhanh nhẹn, thông minh. Một trong những lí do khiến trẻ rất thích giờ kể chuyện đó là các em được kể chuyện cho người khác nghe. Ở lứa tuổi các em có nhu cầu rất lớn trong việc giao lưu với bạn bè ,san sẽ những thu nhận mới lạ của mình với người khác. Chính vì thế, mà mỗi khi học xong một giờ kể chuyện thì về nhà các em rất thích kể lại cho ông bà hoặc ba mẹ,.. nghe và đó là như cầu thích kể chuyện cho người khác nghe của học sinh tiểu học. Như vậy, trong giờ kể chuyện trên lớp hầu như học sinh được phát huy tối đa khả năng nói của mình. Ngoài ra để hình thành kĩ năng kể chuyện cho học sinh còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên. Phân môn kể chuyện giúp các em hình dung qua các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh của họ để các em tìm được giọng điệu thích hợp với từng tâm trạng, tính cách mà có khi người lớn cũng khó hình dung ra được. 1.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3 * Đặc điểm tâm lí Học sinh tiểu học là những em có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi về tâm sinh lí và các hoạt động của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh lớp 3 tri giác của các em thiên về xúc cảm, tri giác chi tiết rất hạn chế. Trẻ thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhiên , khả năng tổng hợp, quan sát kém. Các hoạt động phân tích, tổng hợp hoạt động còn kém còn mang dấu ấn tư duy của trẻ mẫu giáo. Các em gặp khó khăn trong việc khái quát hóa, hình tượng hóa sự vật hiện tượng và các em thường căn cứ vào dấu hiệu bề ngoài cụ thể, trực quan của các em chưa chú ý tới những dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất, thường phán đoán theo một chiều vào những dấu hiệu duy nhất. Ở lứa tuổi học sinh lớp 3 các em rất có nhu cầu được giao lưu, trò chuyện, chia sẽ với bạn bè cha mẹ, thầy cô về những vấn đề mới lạ của mình. Vì thế khi học kể chuyện, đặc biệt là khi được tham gia kể chuyện thì các em rất có hứng thú. Nếu có hứng thú với giờ 13

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 3
118 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Bài toán tối ưu đa mục tiêu và ứng dụng xây dựng chương trình lập thời khóa biểu
71 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Điều tra hứng thú học tập của sinh viên sư phạm vật lý trường đại học Quảng Nam trong các học phần vật lý đại cương
80 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Dạy học đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện
108 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Đại lượng và đo Đại lượng trong môn Toán lớp 5
107 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4
70 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam
75 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp thông qua môn Khoa học lớp 5
95 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học môn Khoa học lớp 5
103 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
