intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

39
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin được thực hiện với mục tiêu nhằm hiểu sâu sắc hơn về thơ trữ tình của ông. Khám phá và lí giải vấn đề ca ngợi tự do, ca ngợi cuộc sống thường nhật gần gũi với thiên nhiên, về tình yêu đôi lứa được A. X. Puskin thể hiện qua thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin

  1. 123457ÿ
  2.  ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9  ÿ 12345 1  KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Y Z MAI QUỐC VIỆT ĐẶC ĐIỂM THƠ A. X. PUSKIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC Hậu Giang, năm 2014
  3. 123457ÿ
  4.  ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9  ÿ 12345 1  KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Y Z KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM THƠ A. X. PUSKIN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Trần Thị Nâu Mai Quốc Việt MSSV: 0956010630 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 2 Hậu Giang, năm 2014
  5. LỜI CẢM TẠ [”\ Đối với tôi việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thơ A.X. Puskin” là một điều đúng với nguyện vọng. Tôi rất cảm ơn cô Trần Thị Nâu, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy giúp đỡ tôi tìm hiểu và hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian qua. Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình theo học ở trường đại học. Khoa Khoa học cơ bản đã cảm thông và tạo điều kiện để cho tôi và các bạn yên tâm tập trung nghiên cứu đề tài. Cảm ơn các anh chị khóa trước đã để lại các luận văn, chuyên đề để tôi có dịp được tham khảo. Cuối cùng tôi xin gửi đến cô Vũ Thúy Kiều, người thân, và bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này lời cảm ơn chân thành nhất. Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) i
  6. LỜI CAM ĐOAN [”\ Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.. Sinh viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) ii
  7. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THỊ NÂU 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: MAI QUỐC VIỆT MSSV: 0956010630 KHÓA: 2 3. TÊN ĐỀ TÀI: Đặc điểm thơ A. X. Puskin NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1 Chuyên cần: ..………………………………………………………...……........... 1.2 Thái độ: ..…………………………………………………...……………………. 1.3 Khác:...……………………………………………...………………………...….. 2. Đánh giá luận văn: 2.1 Đặt vấn đề (theo 5 bước): …................................................................................... ……………………………………...………………………………………………… ………………………………...……………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… …………………………………...…………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… ………………………………………...……………………………………………… 2.2 Nội dung chính: ...…………………………………………………………........... ……………………………………...………………………………………………… ………………………………...……………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… …………………………………...…………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… ………………………………………...……………………………………………… 2.3 Chú thích, thư mục:…………………………………...………………………….. ……………………………………...………………………………………………… ………………………………...……………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… …………………………………...…………………………………………………… iii
  8. ……………………………………...………………………………………………… ………………………………………...……………………………………………… 2.4 Hình thức trình bày: ……………...…………………………………………........ 2.4.1 Dung lượng (trang): …………………………………………..………….......... 2.4.2Khuôn khổ: ..……………….…………………...………………………............. 2.4.3 In ấn:…………………………..……………………………………….............. 2.4.4 Trình bày: ………………………………...………………………………......... 2.4.5 Chính tả, ngữ pháp: ………………………………...………………….............. ……………………………………...………………………………………………… ………………………………...……………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… …………………………………...…………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… ………………………………………...……………………………………………… 3. Đánh giá, xếp loại: …………………………………...………………………........ Đánh giá: ……………………………………...………………………………........... ……………………………………...………………………………………………… ………………………………...……………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… …………………………………...…………………………………………………… ……………………………………...………………………………………………… ………………………………………...……………………………………………… Xếp loại: ………...……………………………………………………………............ Hậu Giang, ngày tháng năm 2014 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
  9. MỤC LỤC Trang Mở đầu .............................................................................................................................1 1 Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1 2 Lịch sử vấn đề ...........................................................................................................2 3 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................4 4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5 5 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ PUSKIN .....6 1.1 Tình hình lịch sử xã hội .........................................................................................6 1.1.1 Tình hình xã hội..............................................................................................6 1.1.2 Sự phát triển của tư tưởng xã hội ...................................................................7 1.1.3 Tình hình văn học ...........................................................................................8 1.2 Tình hình văn học Nga trước khi có sự xuất hiện của Puskin ..............................9 1.2.1 Văn học Nga thời kì Mông Cổ đô hộ .............................................................9 1.2.2 Văn học Nga thế kỉ XIII ...............................................................................10 1.3 Puskin mặt trời thi ca Nga thế kỉ XIX .................................................................12 1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ....................................................................12 1.3.2 Vai trò, vị trí của Puskin trong tiến trình lịch sử văn học Nga ....................17 1.3.3 Khái quát về thơ trữ tình Puskin ..................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ TRỮ TÌNH PUSKIN .......................22 2.1 Thơ trữ tình chính trị ...........................................................................................23 2.1.1 Ca ngợi tự do ................................................................................................24 2.1.2 Phê phán, châm biếm, đả kích, chế độ Nga hoàng ......................................27 2.1.3 Thơ kêu gọi đoàn kết đấu tranh ....................................................................30 2.1.4 Thơ ca ngợi tình đồng chí, tình bạn .............................................................32 2.1.5 Thơ bàn luận thế sự tiên tri ..........................................................................35 2.2 Thơ về thiên nhiên ...............................................................................................37 2.2.1 Nét đặc sắc của thơ về thiên nhiên ...............................................................38 2.2.2 Nguyên tắc thẩm mĩ của Puskin qua những lời thơ về thiên nhiên .............42 2.3 Thơ về tình yêu đôi lứa ........................................................................................45 2.3.1 Cung bậc cảm xúc thơ tình Puskin ...............................................................46 v
  10. 2.3.2 Giá trị nhân văn của thơ tình ........................................................................48 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TRỮ TÌNH PUSKIN.................53 3.1 Cảm xúc chân thành.............................................................................................53 3.2 Ngôn ngữ giản dị trong sáng ...............................................................................60 3.3 Giọng điệu, nhịp điệu, tính nhạc .........................................................................65 3.4 Những biện pháp nghệ thuật................................................................................70 KẾT LUẬN ....................................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................80 vi
  11. Đặc điểm thơ A. X. Puskin PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Alexandr Puskin-nhà thơ Nga vĩ đại, sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn bộ nền văn học Nga. Nói đến Puskin là nói đến sự kế thừa và phát triển, nói đến truyền thống và cách tân, Puskin tiếp thu truyền thống tốt đẹp của nền văn học cổ điển Nga, phát huy và hoàn thiện nó, đồng thời đưa nền văn học Nga phát triển một cách rực rỡ. Ông chính là người đặt nền móng cho nền văn học Nga. A.X.Puskin là người mở đường và có những cống hiến to lớn cho văn học Nga ở tất cả các thể loại khác nhau: truyện ngắn, trường ca, truyện cổ tích, bi kịch, tiểu thuyết lịch sử, tuỳ bút, chính luận….và đặc biệt là thơ trữ tình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những cống hiến xuất sắc. M.Gorki nhận xét: “Sự nghiệp sáng tác của Puskin là một dòng thác thơ văn mở rộng chói lọi . Puskin dường như đã thắp nên một vầng thái dương mới trên đất nước lạnh giá, và ánh nắng của vầng thái dương ấy lập tức làm cho nó phì nhiêu, tươi tốt lên. Có thể nói rằng trước Puskin ở nước Nga chưa có một nền văn học xứng đáng được châu Âu chú ý đến, có được một chiều sâu, một sự phong phú ngang với những thành tựu kỳ diệu của sáng tác văn học Châu Âu”. [12, tr.49]. Puskin làm cho nền văn học Nga thực sự trở thành một trong những nền văn học kỳ diệu của nhân loại, làm cho ngôn ngữ Nga giàu đẹp, trong sáng đủ sức diễn tả được tất cả. Puskin trở thành cái mốc vĩ đại trong văn học Nga, được xem là “Khởi đầu của mọi khởi đầu” và có ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà văn sau này. L.Tônxtôi thừa nhận Puskin là “người cha của tôi” và không phải ngẫu nhiên mà Puskin được xem là người đặt nền móng, cặm các cột mốc cho đại lộ văn học Nga. Tên tuổi của Puskin không chỉ được thừa nhận, khẳng định ở nước Nga mà còn nổi tiếng cả trên thế giới. Nhà thơ Chi lê Pablô Neruđa trân trong gọi Puskin là “người anh cả của thơ ca và tự do”, là “ngọn nến của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới”. Vinh quang của Puskin sẽ tiếp tục tỏa sáng, bởi vì “Puskin thuộc về hiện tượng vĩnh viễn sống, vĩnh viễn vận động không ngừng” (Bielinski). Theo M.Gorki thì “Puskin là người đầu tiên thấy rõ văn học là sự nghiệp dân tộc có tầm quan trọng bậc nhất, cao hơn công việc ở các phòng giấy và công việc phục vụ ở cung đình; ông là người đầu tiên nâng danh hiệu của nhà thơ lên một tầm cao trước kia chưa từng có; theo con mắt của ông thì nhà thơ là người biểu hiện mọi GVHD: Trần Thị Nâu 1 SVTH: Mai Quốc Việt
  12. Đặc điểm thơ A. X. Puskin tình cảm và ý nghĩ của nhân dân, nhà thơ có sứ mệnh nhận thức và thể hiện mọi hiện tượng của cuộc sống”. Sự nghiệp văn chương của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Puskin không chỉ là người đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, ngôn ngữ, văn học nước nhà mà còn làm cho nền văn học Nga từng bước bắt kịp và sau đó còn phát triển ngang bằng và vượt trội hơn cả các nền văn học lớn ở châu Âu. Tên tuổi của Puskin được xếp cùng với những nhà văn lớn nhất thế giới mọi thời đạị: Shakespear, Gothe,… Bielinski đánh giá: “Puskin không những là nhà thơ Nga vĩ đại của thời đại mình mà là nhà thơ Nga vĩ đại của tất cả các dân tộc và của tất cả các thế kỷ, là thiên tài của Châu Âu, là vinh quang của toàn trái đất. Viết về Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga” [1, tr.145]. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu đặc điểm thơ trữ tình A.X. Puskin được người viết chọn làm đề tài nghiên cứu. Trước hết là có điều kiện nghiên cứu sâu về văn học Nga thế kỉ XIX và tác giả Puskin nói chung. Sau đó bằng vốn kiến thức ít ỏi của mình, có thể tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm trong những bài thơ trữ tình của Puskin. Với mong muốn đóng góp một phần nào đó vào công trình nghiên cứu của những người đi trước. Mặc dù vẫn không tránh khỏi những điều sao chép lại, nhưng người viết hi vọng khóa luận này có giá trị như một bước khai phá sâu hơn vùng đất văn học hứa hẹn tìm ẩn nhiều bất ngờ và thú vị này. 2. Lịch sử vấn đề A.Puskin giữ một vai trò, vị trí rất to lớn không chỉ đối với nền văn học Nga mà cả trên nền văn học thế giới, sáng tác của ông vượt khỏi phạm vi nghiên cứu nước Nga và toả sáng trên thế giới. Chính vì vậy mà có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như nước ngoài về sự nghiệp sáng tác của ông. Hầu hết các công trình nghiên cứu thừa nhận những đóng góp to lớn, những thành công rực rỡ trong văn nghiệp Puskin, nhất là khi nghiên cúu đánh giá về đặc điểm thơ Puskin. Trong điều kiện có hạn, người viết đã thu thập được một số tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này như sau: Công trình nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là quyển Lịch sử văn học Nga do nhóm tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà…(NXB Giáo Dục-1999) biên soạn. Trong chương viết về Puskin các tác giả này đã trình bày khái GVHD: Trần Thị Nâu 2 SVTH: Mai Quốc Việt
  13. Đặc điểm thơ A. X. Puskin quát về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Puskin, đánh giá thành tựu của Puskin ở các thể loại trong đó có thể loại thơ trữ tình. Tuy nhiên vì đây là bài viết ở dạng văn học sử nên những vấn đề được trình bày về thơ trữ tình cũng chỉ mang tính khái quát. Bên cạnh đó, tài liệu này còn cho ta thấy được cái nhìn bao quát về điều kiện lịch sử nước Nga, về cuộc đời và sự nghiệp của Puskin, về niên biểu sáng tác và đặc điểm trong sáng tác của ông. Đặc biệt với cách trình bày có hệ thống thể loại, chủ đề, tương ứng với các giai đoạn sáng tác của nhà thơ, nhóm biên soạn giáo trình cho ta cái nhìn khá hệ thống về quá trình sáng tác của Puskin. Kế đến là quyển A.X.Puskin mặt trời thi ca Nga do Phạm Thị Phương biên soạn. NXB Trẻ - Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2002, cũng là nguồn tài liệu quý báo khi nghiên cứu về Puskin. Đây là quyển sách được biên soạn theo sát chương trình văn bậc trung học phổ thông, nhằm bổ trợ, mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và những ai quan tâm đến văn học Nga. Tác giả đã cung cấp cho ta cái nhìn tổng quát về thời đại của Puskin (nước Nga đầu thế kỉ XIX), về cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông. Tuy nhiên, ở đây cách phân chia giai đoạn sáng tác khác với nhóm tác giả trình bày ở trên: đặt tên cho từng giai đoạn và có cái nhìn khái quát hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Puskin. Công trình nghiên cứu này còn kèm theo những nhận định, đánh giá khẳng định những giá trị sáng tác của Puskin cũng như cống hiến to lớn của ông với nền văn học thế giới. Riêng về thơ trữ tình, tác giả nêu ý kiến: “đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong thơ trữ tình của Puskin. Chất liệu dệt nên những bài thơ trữ tình diễm lệ trong sáng, chân thành của ông là những cảm xúc cụ thể, những trải nghiệm sâu xa của con tim, chinh phục chúng ta bằng vẻ đẹp giản dị, nhưng hết sức tinh tế của thế giới nội tâm con người” [12, tr.96]. Hơn nữa tài liệu này còn cung cấp cho chúng ta một số bài (hoặc đoạn) nghiên cứu, hồi ức, cảm nghĩ của chính nhà thơ ngay trong đời thường. Hà Thị Hòa trong chuyên luận Puskin và Tôi yêu em, NXB Giáo dục, xuất bản năm 2008, đã góp phần những định hướng trong tiếp nhận thơ Puskin. Theo Hà Thị Hòa, “đọc giả Việt Nam từ lâu đã yêu và biết Puskin qua nhiều tác phẩm kiệt xuất của ông được dịch ra tiếng việt như: Gửi, Con đường mùa đông, Ông lão đánh cá và con cá vàng,…tuy nhiên khi nói đến Puskin thi ai cũng nhớ ngay đến bài thơ GVHD: Trần Thị Nâu 3 SVTH: Mai Quốc Việt
  14. Đặc điểm thơ A. X. Puskin Tôi yêu em. Có thể nói, Tôi yêu em là một thi phẩm thuộc loại chỉ một nó cũng đủ làm nên sự bất tử của một thiên tài” [6, tr.15]. Cho đến nay thi phẩm này có mặt trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông, trong sổ tay của nhiều người và đã trở thành viên ngọc quý trong kho báu tâm hồn mỗi người. Hướng tới các đối tượng là học sinh, sinh viên và bạn đọc yêu thích thơ văn nói chung, cuốn sách này được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức cần thiết, giúp bạn đọc khám phá nhiều hơn những giá trị thẩm mĩ trong thơ tình Puskin. Chuyên luận Puskin – nhà thơ Nga vĩ đại của Đỗ Hồng Chung là một công trình công phu, nghiêm túc. Cũng với hướng khai thác trên, tác giả Đỗ Hồng Chung đã chỉ ra rằng: “Puskin là đại diện xứng đáng nhất, toàn vẹn nhất cho văn học Nga, tổng kết sự phát triển của quá khứ, mở ra một giai đoạn mới cao hơn, chuẩn bị cho tương lai huy hoàng”. [12, tr.58]. Ngoài ra, còn nhiều bài viết được biên soạn như những bài gợi ý hướng dẫn dạy và học tác phẩm thơ Puskin trong nhà trường, đặc biệt chú trọng đến hai bài thơ được giảng dạy ở trường phổ thông: Tôi yêu em và Con đường mùa đông. Trên đây là những ý kiến, nhận định mà người viết thu thập được trong quá trình nghiên cứu tài liệu. Mặc dù đây chỉ là những nhận định mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích, trình bày hoặc chứng minh cụ thể vấn đề nhưng nó sẽ là kim chỉ nam giúp cho người viết có được định hướng đúng đắng trong quá trình triển khai đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ niềm say mê văn học Nga nói chung và thơ trữ tình của Puskin nói riêng, người viết mong muốn khi thực hiện đề tài này sẽ hiểu sâu sắc hơn về thơ trữ tình của ông. Khám phá và lí giải vấn đề ca ngợi tự do, ca ngợi cuộc sống thường nhật gần gũi với thiên nhiên, về tình yêu đôi lứa được A. X. Puskin thể hiện qua thơ. Với đề tài này, người viết nghiên cứu ở hai phương diện: Đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật thơ trữ tình. Ở phương diện nội dung người viết đi sâu tìm hiểu quan niệm về thơ trữ tình chính trị, thơ về thiên nhiên và thơ về tình yêu đôi lứa. Ở phương diện nghệ thuật người viết sẽ làm rõ những đặc sắc nghệ thuật (cảm xúc chân thành, ngôn từ giản dị trong sáng, giọng điệu, nhạc điệu, nhạc tính, các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…) GVHD: Trần Thị Nâu 4 SVTH: Mai Quốc Việt
  15. Đặc điểm thơ A. X. Puskin Việc nắm rõ nghệ thuật sẽ giúp cho việc hiểu nội dung tác phẩm sâu sắc hơn. Để làm được điều đó người viết cần vận dụng kiến thức chuyên ngành và khả năng của mình để tiếp cận vấn đề, minh họa, trình bày một cách khoa học và logic. Qua đề tài người viết cũng rèn luyện cho mình kỉ năng phân tích, tổng hợp, lí giải vấn đề và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báo. 4. Phạm vi nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của một tiểu luận tốt nghiệp, người viết không thể khai thác toàn bộ các khía cạnh của vấn đề “Đặc điểm thơ Puskin”, mà chỉ tập trung vào những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trên cơ sở khảo sát các bản dịch thơ Puskin được in trong tuyển tập thơ A.X.Puskin. Nhà xuất bản Thanh Niên. Năm 2004 5. Phương pháp nghiên cứu. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tiểu sử được dùng để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả. Phương pháp hệ thống được dùng để hệ thống, khá quát hóa những chủ đề, những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ trữ tình Puskin. Phương pháp so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa các quan điểm nội dung, cung bậc, chủ đề, đề tài, các biện pháp nghệ thuật. Từ đó, người viết hiểu sâu hơn về cái hay và sự độc đáo nghệ thuật đã đưa những bài thơ của Puskin trở thành những kiệt tác trữ tình của thơ ca Nga và thơ ca thế giới. GVHD: Trần Thị Nâu 5 SVTH: Mai Quốc Việt
  16. Đặc điểm thơ A. X. Puskin CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ PUSKIN 1.1 TÌNH HÌNH LỊCH SỬ XÃ HỘI 1.1.1 Tình hình xã hội Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến trước sức mạnh tấn công của cách mạng tư sản. Lúc này nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản Nga mới bắt đầu phát triển. Năm 1810 mới có 6,5% dân số sống ở thành thị. Alexandre làm vua từ 1800 đến 1825 run sợ trước ảnh hưởng của Cách mạng Pháp nên tạm đeo lên chiếc mặt nạ “tự do chủ nghĩa” y ban hành chính sách cải cách về nông dân (cấm bán người không kèm theo ruộng đất), về giáo dục, văn hóa. Cuộc chiến tranh ái quốc 1812 chống Pháp xâm lược đã thức tỉnh dân tộc và tinh thần cách mạng của nhân dân Nga. Chính nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân Napoleon xâm lược, giải phóng đất nước và một phần Châu Âu. Theo đà, dân chúng phản ứng với ách cai trị của Nga hoàng, thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao. Alexandre sợ hãi vội vứt bỏ mặt nạ tự do chủ nghĩa, lộ nguyên hình là tên chuyên chế. Y cấu kết với Áo và Phổ lập ra “liên minh thần thánh” để chống lại ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp. Một số quí tộc tiến bộ Nga đã lập ra các tổ chức cách mạng bí mật. Thừa lúc Alexandre vừa chết, Nicolai lên thay, họ đã tổ chức một số đơn vị quân đội tiến hành cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 ở Petersburg nhằm ngày lễ đăng quang của Nicolai I. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự ủng hộ của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử xã hội Nga và văn học Nga. Nicolai I mở đầu triều đại của mình (1825-1855) bằng hành động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia khởi nghĩa Tháng Chạp. Y là kẻ ưa chuộng bạo lực, ra sức củng cố nhà nước chuyên chế. Năm 1842 y tuyên bố ruộng đất là quyền sở hữu vĩnh viễn của địa chủ. Y thiết lập bộ máy cảnh sát, mật thám mạnh mẽ, bóp nghẹt tự do ngôn luận và theo dõi nghiêm ngặt hệ thống giáo dục. Nicolai I lo rằng Paris “cái ổ hoạt động xấu xa sẽ gieo rắc chất độc ra khắp Châu Âu”. Tuy thế, những cuộc đấu tranh của nông nô vẫn xảy ra liên tục. Về mặt đối ngoại, Nga hoàng liên minh với các đế quốc Pháp, Hungary để đàn áp cuộc cách mạng 1848 ở Paris, dập tắt cuộc cách mạng 1848 ở Hungary, gây GVHD: Trần Thị Nâu 6 SVTH: Mai Quốc Việt
  17. Đặc điểm thơ A. X. Puskin chiến tranh mở rộng lãnh thổ ở miền Nam nước Nga. Nước Nga thất bại. Nicolai I chết năm 1855 đã chấm dứt một giai đoạn đen tối của lịch sử Nga. 1.1.2 Sự phát triển của tư tưởng xã hội Thông qua hệ thống giáo dục, Nga hoàng truyền bá tinh thần thời đại “chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân”. “Tính nhân dân” nghĩa là giữ lại những gì bảo thủ lạc hậu nhất trong nhân dân Nga. Trí thức Nga không tỏ ra tin tưởng vào tuyên ngôn của Nga hoàng. Lúc này, tư tưởng của những người tháng Chạp là tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tuy họ còn chưa thống nhất với nhau về mục tiêu đấu tranh (quân chủ lập hiến hay cộng hòa?), về đường lối đấu tranh (ôn hòa hay bạo động), nhưng họ đều nhất trí phải lật đổ chế độ nông nô chuyên chế. Lênin viết “những nhân vật ưu tú nhất của giai cấp quí tộc đã góp sức thức tỉnh nhân dân”. Nhiều nhóm văn học, triết học xuất hiện ở Trường Đại học Moskva. Đó là các nhóm Stankievich, Gersen và Ogariov chuyên nghiên cứu triết học (chủ nghĩa xã hội không tưởng). Nhóm văn học Bielinski, nhóm Lermontov. Các nhóm đều bàn tới các vấn đề thời sự chính trị xã hội. Ảnh hưởng cách mạng Pháp và cao trào đấu tranh của nhân dân Nga đã đặt ra cho những người quí tộc tiến bộ Nga câu hỏi “nước Nga đang cần gì ?”, “nước Nga sẽ đi đến đâu và đi con đường nào?”. Câu hỏi đó chi phối cả thời đại văn học và nghệ thuật. Có 2 khuynh hướng lựa chọn vận mệnh của nước Nga: Phái sùng Slave cho rằng nước Nga nên đi theo con đường Đông phương đặc sắc của mình. Họ hướng về nước Nga cổ xưa và truyền bá tư tưởng thỏa hiệp giữa ngai vàng và nhân dân. Phái sùng Tây Phương cho rằng nước Nga cần đi theo con đường chung của Châu Âu. Họ chủ trương tự do cải lương chủ nghĩa, coi nhà nước quân chủ lập hiến là lý tưởng. Ban đầu cả hai phái đều có thiện chí thay đổi chế độ nông nô. Nhưng cả hai phái đều mắc sai lầm cơ bản. Phái Slave thì bảo thủ, phái sùng Tây Phương thì mất gốc. Các nhà dân chủ cách mạng như Gershen và Bielinski vươn cao hơn cả hai phái trên. Họ đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và dừng bước trước chủ nghĩa duy vật lịch sử (của Lênin). Nhóm văn học Petrasevski nổi lên giữa 1845-1848 (trong đó GVHD: Trần Thị Nâu 7 SVTH: Mai Quốc Việt
  18. Đặc điểm thơ A. X. Puskin có Dostoievski…) tuyên truyền chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Nga hoàng kết tội nhiều người trong các nhóm, một số bị đày đến vùng Siberia xa xôi. 1.1.3 Tình hình văn học Tính từ khi hình thành nền văn học đến đầu thế kỷ XIX văn học Nga đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của sự phát triển. Theo quy luật chung, nền văn học Nga cũng đã có sự xuất hiện những nhân tố để hình thành nên chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm. Tuy nhiên, so với sự phát triển rực rỡ của văn học phương Tây thì văn học Nga chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Đầu thế kỷ XIX Chủ nghĩa tình cảm vẫn còn tồn tại cùng nhóm nhà thơ Karamzin. Sau Cách mạng Tháng Chạp 1825, nảy sinh khuynh hướng lãng mạn. Nhà thơ Giukovski là đại biểu của nghĩa lãng mạn của văn học Nga. Bất mãn xã hội đương thời, thức tỉnh ý thức dân tộc, trước hết Giukovski viết theo hướng lãng mạn bảo thủ với các thể loại oán ca và ballad. Thơ ông buồn man mác, nghĩ về cái chết và lòng sùng đạo. Bielinski đã viết “không có Giukovski có lẽ chúng ta không có Puskin”. Năm 1820 sự xuất hiện bản trường ca “Ruslan và Lutmila” của Puskin đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa cổ điển và mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn. Một nhóm nhà thơ xoay quanh và sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa. Cùng lúc đó diễn ra cuộc đấu tranh về ngôn ngữ nhằm hoàn thiện tiếng Nga ra khỏi mọi tạp nhiễu lân cận và phương Tây. Nhà thơ Puskin đã làm tròn sứ mệnh vinh quang là đánh dấu sự hoàn thiện ngôn ngữ Nga trong thơ. Thơ ông trong sáng, giản dị và chính xác, sinh động và đẹp đẽ như tiếng Nga hiện đại. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ngày càng phát triển, hướng tới xu hướng lãng mạn cách mạng. Thơ ngụ ngôn, thơ trữ tình và kịch thơ đều phát triển. Tác phẩm truyện bằng thơ Evgeni Onegin của Puskin được coi là mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga. Bielinski gọi đó là “cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga”. Đã miêu tả chân thật các nhân vật điển hình của giới thanh niên quý tộc trong các mối quan hệ xã hội phức tạp ở thành thị và nông thôn Nga. Với cuốn tiểu thuyết Người anh hùng của thời đại chúng ta năm 1840 (có thể dịch: Nhân vật chính của thời đại ta), Lermontov đã cắm cái mốc mới trên đường thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực (phê phán). Lermontov là nhà thơ lãng mạn cũng là nhà văn hiện thực ưu tú của giai đoạn này. Nhà văn Gogol với các tác phẩm Quan thanh tra, GVHD: Trần Thị Nâu 8 SVTH: Mai Quốc Việt
  19. Đặc điểm thơ A. X. Puskin Những linh hồn chết, truyện đã đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Hàng loạt cây bút trẻ như Dostoievski, Turgeniev, Gonsarov nổi lên. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là sự chuyển mình từ chủ nghĩa lãng mạn trẻ trung sang chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết ngày càng chiếm ưu thế. Nhiều vở kịch lịch sử hiện thực xuất hiện như Borit Gordunov của Puskin, Vũ hội trá hình của Lermentov và Quan thanh tra của Gogol. 1.2 TÌNH HÌNH VĂN HỌC NGA TRƯỚC KHI CÓ SỰ XUẤT HIỆN CỦA PUSKIN 1.2.1 Văn học Nga thời kì Mông Cổ đô hộ đến thế kỷ XVII Người Nga trong hơn hai trăm năm bị quân Mông Cổ đô hộ (từ năm 1250 đến năm 1480) nên đình trệ lạc hậu về văn hóa, không có thành tựu văn học đáng kể. Ðặc điểm này được duy trì trong nhiều thế kỷ và trở thành cơ sở cho văn học phát triển, ảnh hưởng lớn đến nội dung, đề tài, thể loại...Các tác phẩm có tính chất thế tục gần gũi với cuộc sống con người, thoát ly tôn giáo đã dần dần xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ này nước Nga vẫn chưa xuất hiện những tác phẩm văn học có tầm vóc to lớn. Ðến những năm đầu thế kỷ XVII, sau khi triều đại của vua Ivan bạo tàn bị tuyệt nước Nga rơi vào thời kỳ hỗn loạn (1603-1613). Nước Nga lâm vào cuộc nội chiến đẫm máu và sự xâm lược của Thụy Ðiển, Ba Lan. Năm 1613, quân Ba Lan bị đuổi khỏi Matxcơva và họ Rômanov lên làm vua. Những vị Rômanov đầu tiên đã cai trị nước Nga trong suốt thế kỷ XVII. Tuy nhiên, nước Nga lại không đạt được thành tựu gì đáng kể về mọi mặt. Thời kỳ này có một số sự kiện sau: Uraina tái hợp nước Nga; nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra; Nga mở rộng lãnh thổ và tranh chấp với người Tacta, người Thổ, người Ba Lan, người Thụy Ðiển. Tình hình kinh tế chính trị xã hội như trên đã ảnh hưởng nhất định đến sự vận động của văn học. Sự hỗn loạn của xã hội mà biểu hiện là sự tranh chấp giữa các giai cấp thống trị, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị đã đem đến cho văn học thời kỳ này một nội dung phong phú và một hình thức phù hợp là thể loại châm biếm. Sự phản ánh những mâu thuẫn xã hội gắn liền với thái độ phê phán và đả kích của nhân dân đối với giai cấp thống trị đòi hỏi một quan niệm mới về văn chương. Ðiều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tác phẩm châm biếm mang nội dung đả kích sâu sắc. Song song với thể loại châm biếm, các tác phẩm thành văn bắt nguồn từ văn học dân gian cũng ra đời, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các GVHD: Trần Thị Nâu 9 SVTH: Mai Quốc Việt
  20. Đặc điểm thơ A. X. Puskin quan hệ xã hội phức tạp đương thời. Tuy nhiên văn học thời kì này không có những đỉnh cao. Nội dung phản ánh đả kích các hiện tượng tiêu cực của xã hội cùng với nội dung yêu nước chống ngoại xâm không chiếm ưu thế so với văn học tôn giáo vốn được giai cấp thống trị phát triển. 1.2.2 Văn học Nga thế kỉ XVIII Ðến cuối thế kỉ XVII, sự xuất hiện của nhà độc tài sáng suốt Piôtr đại đế đã đưa nước Nga vào một giai đoạn phát triển mới. Piôtr là một vị vua thông minh, sáng suốt. Ông đã nhận thức được trình trạng trì trệ của đất nước và đã tiến hành cải cách. Ông cho xây dựng quân đội, hải quân, tiến hành mở rộng lãnh thổ, mở đường thông thương với phương Tây, xây dựng thành phố Pêtecbua, giữ vững đường thông thương ra biển Bantic...những cải cách kinh tế, chính trị và giáo dục của ông đã đưa Nga vào văn hóa châu Âu, mặc dù công trình này đã không hoàn tất. Ðến giữa thế kỉ XVIII, từ một nước nằm sau Balan, Nga trở thành một cường quốc quân sự mà các quốc gia khác phải nể nang. Năm 1725 Piôtr đại đế mất, công cuộc cải cách tạm dừng lại. Ðến năm 1762 nữ hoàng Katêrina lên ngôi và công cuộc cải cách tiếp tục. Công cuộc cải cách ở Nga đến giữa thế kỉ XVIII đã đưa nước Nga vào thời kì phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Ðiều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ điển ở Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca. Người ta đã tiến hành chọn các tác phẩm ưu tú có thể dùng làm mẫu mực, đồng thời xây dựng những quy tắt ngôn ngữ và văn học chung bắt buộc đối với mọi người. Có thể nói, hoàn cảnh xã hội đã làm nảy sinh tư tưởng đề cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho chủ nghĩa cổ điển trong thời kì này. Ðại diện cho chủ nghĩa cổ điển Nga là Lômônôxôp. Lômônôxôp (1711-1765) vừa là nhà bác học, vừa là nhà thơ và là nhà ngôn ngữ học. Chính ông đã mở ra một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc Nga, kết thúc sự trì tuệ của nền văn học tôn giáo thống trị trong mấy thế kỉ. Nửa cuối thế kỉ XVIII cũng đánh dấu sự ra đời của dòng văn học châm biếm với những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Dòng văn học này phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng văn học hiện thực Nga. Thời gian này có sự xuất hiện tác phẩm Cuộc du lịch từ Pêtecbua đến Matxcơva của Rađisep (1749- 1802). Tác phẩm đã miêu tả cuộc sống cùng cực của nhân dân Nga đồng thời tố cáo mạnh mẽ chế độ nông nô. Ðây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực GVHD: Trần Thị Nâu 10 SVTH: Mai Quốc Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2