intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

147
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov được thực hiện với mục tiêu nhằm chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn ở phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chekhov. Để từ đó, có thể đánh giá cách tân của Chekhov ở thể loại truyện ngắn, và một lần nữa khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Nga và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA A. P. CHEKHOV DƯƠNG THỊ THANH THOẢNG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA A. P. CHEKHOV Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NÂU DƯƠNG THỊ THANH THOẢNG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Đầu tiên cho tôi gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm đại học. Cùng với nổ lực và sự phấn đấu của bản thân, cuối cùng tôi đã có đủ điều kiện tham gia khóa luận này. Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của cô và bạn bè đã giúp tôi vượt qua khó khăn đó. Qua đây tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn cô Trần Thị Nâu, cô đã hướng dẫn rất nhiệt tình và dành nhiều thời gian quý báu của mình truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn giúp tôi tìm được hướng đi và phương pháp cụ thể trong quá trình thực hiện khóa luận. Đây là lần đầu tiên tôi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót và khuyết điểm. Kính mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Dƣơng Thị Thanh Thoảng i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các công trình nghiên cứu, bài viết được thu thập, sưu tầm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này cũng như kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đây. Sinh viên thực hiện Dƣơng Thị Thanh Thoảng ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài nghiên cứu này được triển khai trong ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. + Phần mở đầu: chủ yếu nói về các yêu cầu cơ bản mà người nghiên cứu phải tiến hành như lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. + Phần nội dung: là phần quan trọng nhất mà đề tài hướng đến. Ở phần này, được tiến hành trong ba chương: - Chương 1: Người viết khái quát về những nội dung cơ bản liên quan đến thời đại, cuộc đời và sự nghiệp, khái quát truyện ngắn của tác giả A. P. Chekhov, giúp người nghiên cứu có cái nhìn bao quát về phạm vị nghiên cứu của đề tài. - Chương 2: Đây là chương trọng tâm, xoáy sâu vào nội dung đề tài. Chương này người viết tập trung các nội dung sau: Trọng tâm trong truyện ngắn của Chekhov là cuộc sống của những con người nhỏ bé, tính hài kịch và bi kịch trong truyện ngắn, hiện thực và hư cấu trong truyện ngắn, cách tân của truyện ngắn về phương diện nội dung. - Chương 3: Nghiên cứu về các đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Chekhov, cách tân truyện ngắn về phương diện nghệ thuật. Qua đó, tìm ra những giá trị, đóng góp quan trọng về nghệ thuật của nhà thơ đối với truyện ngắn của Nga. + Phần kết luận: Là phần đúc kết, hệ thống lại những vấn đề chính trong đề tài đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov, đúc kết lại những ý nghĩa xã hội, nhân văn mà đề tài đem lại. iii
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………..2 3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………....5 4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..5 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIÊP CỦA A. P. CHEKHOV VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1. Khái quát về thời đại………..............................................................................7 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của A. P. Chekhov……………………………………10 1.3. Khái quát về thể loại truyện ngắn……………………………………………..14 1.3.1. Truyện ngắn là gi? …………………………………………………….14 1.3.2. Khái quát về truyện ngắn ……………………………………………...15 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN A. P. CHEKHOV 2.1. Trọng tâm của truyện ngắn là cuộc sống những con người bé nhỏ…………..20 2.2. Tính hài kịch và bi kịch……………………………………………………....24 2.2.1. Tính hài kịch……………………………………………………………24 2.2.2. Tính bi kịch……………………………………………………………..26 2.3. Hiện thực và hư cấu trong truyện ngắn A. P. Chekhov…………………….....27 2.3.1. Tính hiện thực……………………………………………………………27 2.3.2. Tính hư cấu………………………………………………………………29 2.4. Cách tân của truyện ngắn A. P. Chekhov về phương diện nội dung…………..31 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN A. P. CHEKHOV 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật…………………………………………………34 3.1.1. Nhân vật là những con người kì quái của xã hội…………………………34 3.1.2. Nhân vật là những kẻ dung tục và nô lệ………………………………….38 iv
  7. 3.1.3. Nhân vật là nạn nhân bi thảm của xã …………………………………….41 3.2. Kết cấu truyện và cốt truyện……………………………………………………47 3.3. Nghê thuật xây dựng tình huống truyện………………………………………..58 3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ…………………………………………………..61 3.5. Giọng điệu…………………………………………………………………........63 3.5.1. Giọng điệu kể chuyện……………………………………………………..63 3.5.2. Giọng điệu trần thuật………………………………………………….......64 3.6. Cách tân truyện ngắn về phương diện nghệ thuật………………………………67 PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………........70 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..72 v
  8. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Văn học Nga là một nền văn học lớn của thế giới, nó có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nền văn học của nhiều nước khác nhau. Đã rất lâu, văn học Nga đã ăn sâu vào đời sống và tinh thần của con người Việt Nam, và trở thành cầu nối giúp chúng ta ngày càng đi đến với tâm hồn Nga thân yêu. Không chỉ riêng tôi mà tất cả con người Việt Nam đều yêu mến nước Nga qua những tác phẩm văn thơ Nga. Lịch sử văn học Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn học Nga, với những tên tuổi nổi bậc như: L. N.TônxTôi, A. X.PusKin, M. A.Sôlôkhôp… Chekhov (1860-1904) là đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX, là một nhà văn, nhà cách tân nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn. Hơn hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại số lượng truyện ngắn rất lớn có ảnh hưởng sâu đến nền văn học Nga và trên toàn thế giới. Tác phẩm của ông đều xoay quanh đến những nhân vật rất đời thường, với những cảnh đời nô lệ nghiệt ngã. Đó là sự đột phá mới mẽ, luôn lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu tìm đến với tác phẩm của ông. Và có lần Chekhov nói: “Tất cả những gì tôi viết sẽ bị quên đi sau 5 năm đến 10 năm: những con đường do tôi khai phá sẽ còn nguyên vẹn và không bị xâm hại”, Chekhov đã khẳng định những đóng góp của mình đối với văn học, như người đã khai phá ra những con đường mới. Trải qua cả một chặn đường thử thách, truyện ngắn của Chekhov ngày càng được rất nhiều đọc giả quan tâm và chọn đọc nhiều nhất cả trong và ngoài nước vào thế kỉ XX. Ông còn nằm trong top 10 tác gia văn học kinh điển của thế giới, còn có nhiều tác phẩm được dựng phim nhiều nhất. Ở Việt Nam, những tác phẩm của ông được độc giả làm quen từ hơn nữa thế kỉ nay. Do những tác phẩm của ông rất gần gủi với trái tim của độc giả Việt Nam, còn có một số truyện tiêu biểu được đưa vào chương trình phổ thông và bậc đại học để giảng dạy. Sáng tác nghệ thuật của Chekhov giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Văn chương của ông có tác động mạnh mẽ đến sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn. Nghiên cứu về sáng tác của Chekhov ở Việt Nam đã có những công trình của những chuyên gia về văn học Nga đề cặp đến. GVHD: Trần Thị Nâu 1 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  9. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov Tuy nhiên, nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn của Chekhov thì chưa có một chuyên luận, bài viết chuyên sâu. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov” để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu và phát hiện những cái hay trong sáng tác của Chekhov. 2. Lịch sự vấn đề Vào trước tháng Mười năm 1917, tất cả những sáng tác của Chekhov là điều bí ẩn đối với giới nghiên cứu phê bình Nga trong suốt một thời gian dài. Lúc đầu, các nhà phê bình chỉ nhìn thấy những điểm mà tất cả họ cho là yếu kém trong sáng tác của ông. Sự thiếu vắng lập trường, thái độ lạnh lùng với con người và sự kiện được miêu tả, không có quan niệm chung. Nhân vật mà ông vẽ lên là những con người chỉ quẩn quanh với cuộc sống sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên về thái độ của các nhà phê bình đã thay đổi, Mikhailôpxki là một nhà phê bình có uy tín nhất những năm 70 – 90 của thế kỉ XIX, khi thừa nhận Chekhov là một tài năng thực sự, tài năng lớn, rất khâm phục tài nghệ miêu tả phong cảnh và tâm lý của ông. Trong bài viết Cái mới trong truyện ngắn của Chekhov do tác giả Nguyễn Hải Hà viết nhân hội thảo khoa học kỉ niệm 100 năm ngày mất của Chekhov, có nêu một số nhận định của một số tác giả nổi tiếng như sau: Đại văn hào L. Tônxtôi được tôn là cây đại thụ của văn học Nga thế kỉ XIX, một trong những đỉnh cao nổi bật trên nền trời văn học Châu Âu, đã không ngần ngại khi thừa nhận Chekhov đã sáng tạo ra hình thái văn chương mới, đó là hình thái hoàn toàn mới cho tất cả thế giới và cũng là hình thái văn chương mà tôi chưa thấy ở đâu. Chekhov là một nghệ sĩ vô song, một nghệ sĩ của đời sống. Bên cạnh đó, L. Tônxtôi còn ca ngợi tài năng nghệ thuật của Chekhov, vì ông đã kế thừa đầy đủ những tinh hoa truyền thống văn hóa của dân tộc Nga. Điều chủ yếu là lúc nào Chekhov cũng chân thành, đó cũng là phẩm chất cao quý của nhà văn, nhờ vậy mà Chekhov đã sáng tạo ra được những hình thức viết mới, hoàn toàn mới. M. Gorki là người rất say mê Chekhov, trong thư gửi Chekhov năm 1898 có nói tài năng của ông thật là vĩ đại, có rất nhiều người khen ông, nhưng chưa đánh giá ông đúng mức và hiểu ông rất ít. Đặc biệt tinh thần nhân đạo trong mỗi tác phẩm của Chekhov đưa ra là nhấn sâu thêm vào cái đặc điểm dũng cảm và yêu thương cuộc đời, nó là một đặc điểm rất quý và rất cần cho chúng ta. GVHD: Trần Thị Nâu 2 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  10. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov Tất cả những con người ấy, kẻ xấu cũng như người tốt, đều sống trong câu truyện của Chekhov đúng như họ sống trong hiện thực. Trong các truyện ngắn của Chekhov, không hề có một cái gì mà lại không có thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng ông, chính là ông không bịa đặt ra một cái gì, không có trên đời, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Đây là những lời nhận xét rất chân thành của M. Gorki về tính hiện thực trong sáng tác của Chekhov. Bên cạnh đó, M. Gorki còn nhận xét về những tư tưởng nô lệ trong sáng tác của Chekhov diễu qua cả một chuỗi dài vô tận những kẻ nô lệ và nô tỳ của tình yêu, của sự ngu dại và của thối lười biếng, của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là những kẻ nô lệ của một nỗi sợ hãi, tối tâm trước cuộc sống, họ quằn quại trong nỗi lo âu mơ hồ và trúc ra những lời lẽ. Về tính chất ban đầu, tính khởi điểm trong cách miêu tả nhân vật, được Hoàng Xuân Nhị cho rằng đây là lần đầu tiên trong văn học Nga và thế giới chúng ta thấy toàn bộ sáng tác của nhà văn tập trung vào biểu hiện những con người nhìn bề ngoài mà nói rất tầm thường, biểu hiện cảnh sống buồn chán, nghẹt thở, đau thương của họ. Trong quyển Bàn về nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn năm 1999 của Nguyễn Tuân có cho rằng Chekhov là một họa sĩ vẽ tạo vật cũng tài như vẽ mặt người, tim óc người. Nếu sử dụng đúng theo ngôn ngữ y học thì Chekhov thường thiên về “bắt mạch” chứ ít “nội sôi”, chỉ cần qua vài chi tiết ngoại hình, vài hành động cử chỉ, vài biểu hiện tâm lý, vài câu đối thoại là ông có thể đọc được ngay chứng bệnh của nhân vật. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang viết quyển A. Sekhov, Nxb Hải Phòng, đã đưa ra nhận định để khái quát số lượng nhân vật trong truyện ngắn của Sekhov rất đông đảo “đó là những cảnh tượng đông đúc huyên náo thật đáng kinh ngạc, hàng nghìn con người, chải chuốt và bê tha…nói tóm lại chúng ta sẽ gặp được cả một thời gian trên cái đường phố tưởng tượng kia một thời gian thu nhỏ dường như thật hơn, cô đọng hơn, vừa xấu xa hơn mà cũng vừa cao cả hơn”[6; tr.45]. Theo các nhà nghiên cứu khẳng định, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Chekhov phần lớn là những con người bình thường trong cuộc sống. Có thể nói Chekhov là nhà văn của đời thường, là nhà văn của tầng lớp nhân dân, nhân vật của ông xoay quanh cuộc sống sinh hoạt với những vụn vật hàng ngày. Con người chỉ lo GVHD: Trần Thị Nâu 3 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  11. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov cho cuộc sống vật chất và những biến động tinh thần, luôn có trong mỗi nhật vật. Đồng thời cũng phản ánh lên những vấn đề xã hội Nga hoàng lúc bấy giờ. Nghiên cứu về Chekhov, các nhà Nga học Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số vấn đề chính sau: Một là, tập trung vào tiểu sử và sự nghiệp văn học của Chekhov, vấn đề này thể hiện trong các công trình sau: 1. Hà Thị Hòa (2007). văn học trong nhà trường (biên soạn và tuyển dịch). Nxb Giáo Dục. 2. Phạm Vĩnh Cư (2006). Chekhov – nhà văn xuôi. Nxb Giáo Dục. 3. Trần Thị Nâu (2012). Bài giảng văn học Nga (biên soạn). Cần Thơ. 4. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch và Huy Liên (1997). Lịch sử văn học Nga. Nxb Giáo dục. 5. Lê Huy Bắc (2006). Truyện ngắn: Lí luận, Tác giả và tác phẩm (tập 2). Nxb Giáo Dục. Hai là, những nhân vật và nghệ thuật trong truyện ngắn của Chekhov, có các công trình như sau: 1. Nguyễn Trường Lịch (2004). Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa. (Hội thảo khoa học kỉ niệm 100 năm ngày mất của Chekhov). 2. Nguyễn Hải Hà (2004). Cái mới trong truyện ngắn của Sekhov. (Hội thảo khoa học kỉ niệm 100 năm ngày mất của Chekhov). 3. Đỗ Hải Phong dịch (1971). Bài giảng thi pháp A. Sekhov của Truđacôp. Nxb Giáo Dục. 4. Nguyễn Tuân (1999). Bàn về nghệ thuật. Nxb Hội Nhà văn. 5. Nguyễn Hiến Lê (2000). Tchekhov. Nxb văn nghệ TP. HCM. 6. Dương Thanh Bình dịch (2003). Tiểu thuyết hiện đại. Nxb Lao động, Hà Nội. Ba là, nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam, gồm những bài viết như sau: 1. Phạm Vĩnh Cư (2006), Chekhov – Nhà văn xuôi, Nxb Giáo Dục. 2. Bài viết so sánh “Hệ thống nhân vật của Chekhov và Nguyễn Công Hoan”, (nguồn Đại học Thái Nguyên). GVHD: Trần Thị Nâu 4 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  12. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov”, tôi xác định được mục đích quan trọng là chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn ở phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chekhov. Để từ đó, có thể đánh giá cách tân của Chekhov ở thể loại truyện ngắn, và một lần nữa khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Nga và thế giới. Thông qua việc thực hiện đề tài này, tôi đã rèn luyện được kĩ năng nghiên cứu khoa học, và tìm hiểu sâu hơn về thể loại truyện ngắn của nền văn học Nga nói chung cũng như tác giả Chekhov nói riêng, để giúp ích cho công việc giảng dạy sau này. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài về “Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov” ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Về phương diện nội dung, tôi nghiên cứu đề tài, kịch tính, hiện thực và hư cấu để là cơ sở đánh giá cách tân của Chekhov ở thể loại truyện ngắn. Về phương diện nghệ thuật, tôi chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện và giọng điệu trong truyện. Tài liệu phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu là, tuyển tập truyện ngắn của A. P. Chekhov, Nxb Hội Nhà văn (2012), do Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp tổng hợp như sau: Phương pháp cơ bản được sử dụng là: phương pháp tiểu sử - lịch sử dùng để tìm hiểu về cuộc đời, tác phẩm của A. P. Chekhov và thời đại mà nhà văn đang sống. Phương pháp quan sát và hệ thống hóa được sử dụng để tìm hiểu, khái quát những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn A. P. Chekhov. Đặc biệt phương pháp được sử dụng xuyên suốt là phương pháp phân tích tổng hợp gồm các thao tác: liệt kê, mô tả, chứng minh, bình luận, đối chiếu, so sánh nhân vật… trong truyện ngắn của A. P. Chekhov và các nhà văn Nga và Việt Nam. GVHD: Trần Thị Nâu 5 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  13. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov Phương pháp so sánh hệ thống nhân vật và sự cách tân về nội dung và nghệ thuật trong bài So sánh truyên ngắn Chekhov và Nguyễn Công Hoan (nguồn Đại học Thái Nguyên), và bài Nhìn từ hai nền văn học (Phong Lê). GVHD: Trần Thị Nâu 6 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  14. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ A. P. CHEKHOV VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI Do kế thừa và phát huy những thành tựu xuất sắc của văn học Nga nửa đầu thế kỉ nên nền văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX đã đạt đến đỉnh cao, góp phần cống hiến lớn lao vào kho tàng văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại. Những biến cố lịch sử lớn đã ảnh hưởng đến xã hội và văn học của giai đoạn này. Với những sự kiện trọng tâm là cuộc cải cách nông nô (19.2.1861) báo hiệu chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng không thể cứu vãn nổi. Về mặt hình thức, đó là một cuộc cải cách mang tính tư sản, mà nguyên nhân sâu xa là do bộ máy chính quyền nhà nước ngày càng rệu rã, bất lực trên mọi lĩnh vực kinh tế cũng như chính trị, mặt khác nông dân lao động bị áp bức bóc lột biết bao đời, phải sống trong cực khổ đói rách. Do vậy, mà ngọn lửa căm thù luôn cháy trong họ, cuối cùng họ đã vùng lên khởi nghĩa khắp nơi chống lại ách thống trị tàn bạo của quan lại, địa chủ đòi giải phóng, đòi tự do. Chính quyền nhà vua ra sức đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa, đồng thời lại rơi vào cuộc chiến tranh mới: chiến tranh Crưm (1854 – 1856). Một bán đảo ở miền Nam nước Nga, thuộc vùng biển Đen, có hải cảng quân sự quan trọng: Xêvaxtôpôn. Sau 349 ngày chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược Anh, Pháp, Thổ, thì quân đội Nga phải rút lui, cuối cùng quân cảng bị chiếm đóng. Cuộc chiến tranh Crưm là một thất bại lớn cho nước Nga. Vua Alêchxanđrơ II đành phải kí “Hòa ước Pari 1856”. Cuộc chiến thất bại, Lênin từng đánh giá rằng: “Cuộc chiến tranh Crưm đã chứng tỏ cảnh thối nát và bất lực của nước Nga phong kiến”. Mac cũng rất quan tâm đến tình hình này và người đã nhận định: “Đó là thử thách giữa hai chế độ”. Trước tình hình xã hội suy sụp trầm trọng do thất bại về quân sự, do những khó khăn ghê gớm về tài chính và những cuộc khởi nghĩa khủng khiếp của nông dân, chính phủ nhất thiết bắt buộc phải giải phóng họ. Bản thân Nga hoàng cũng thừa nhận là cần phải tiến hành giải phóng từ trên xuống, đừng đợi đến khi có cuộc GVHD: Trần Thị Nâu 7 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  15. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov giải phóng từ dưới lên và chính quyền chuyên chế buộc lòng phải hủy bỏ chế độ nông nô vào năm 1861. Thực chất đây là một cuộc cải cách không triệt để do giai cấp phong kiến thống trị cấu kết với giai cấp tư sản thực hiện, nhằm lẩn tránh búa rìu của cuộc bạo động quần chúng. Chính bọn địa chủ quý tộc chủ trương bãi bỏ chế độ nông nô, là để tiếp tục duy trì các đặc quyền đặc lợi của chúng. Số phận của hàng chục triệu nông dân vẫn chẳng được cải thiện chút nào. Để đáp lại ân huệ “giải phóng” của vua quan, quần chúng lao động đã vùng lên đấu tranh. Phong trào khởi nghĩa nông dân lan rộng tới 90% các tỉnh. Song, dù sao thì việc hủy bỏ chế độ nông nô vẫn là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển xã hội Nga, nó đã tạo cơ sở cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiến lên nhanh chóng và có tác động đưa nước Nga từ một nước quân chủ phong kiến chuyển sang một nước quân chủ tư sản, xã hội Nga bước vào tình trạng “mọi thứ đã bị đảo lộn và chỉ mới được sắp xếp lại”. Cái đã bị đảo lộn chính là chế độ nông nô và toàn bộ trật tự cũ phù hợp với nó. Cái chỉ mới được sắp xếp lại, chính là chế độ tư sản. Về mặt khác, hai đặc điểm căn bản của chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa được bộc lộ rỏ rệt: “Quyền lực đồng tiền” biểu hiện hết sức mạnh mẽ trong công nghiệp và nông nghiệp, ở thành thị cũng như ở nông thôn và chế độ mua bán sức lao động được phổ biến tràn lan khắp nơi. Trong thôn quê nông dân phân hóa một cách cực kì mau chóng thành hai bộ phận: giai cấp tư sản có số lượng rất ít nhưng lại vững mạnh do địa vị kinh tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn. Cũng như nửa đầu thế kỉ trước, đất nước Nga vào nửa sau thế kỉ vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, nông dân chiếm 90% dân số, họ phải sống chìm đắm trong đêm dài nô lệ, số phận bị chao đảo trong vòng tay địa chủ tư sản, quan lại và nhà thờ khắc nghiệt. Cuộc sống của họ ngày càng bị bế tắc. Bởi thế mà, một nhân vật trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” của Đôxtôiepxki đã đau đớn kêu lên bất cứ ai thì cũng cần có đường mà đi chứ… Nhưng giờ đây chẳng còn nơi nào mà đi nữa. Không còn lối thoát! Không còn lối thoát! Tiếng kêu ấy đã biến thành nỗi căm thù chồng chất, nó biến thành ý chí phản kháng dữ dội của hàng triệu người nô GVHD: Trần Thị Nâu 8 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  16. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov lệ tạo nên sức tố cáo quyết liệt không gì ngăn cản nổi trong thực tế cuộc sống cũng như trên lĩnh vực tư tưởng và trên mọi nền văn học nghệ thuật. Sự đối kháng quyết liệt giữa thế lực thống trị và quần chúng bị trị trải dài xuyên suốt nửa sau thế kỉ. Mâu thuẩn này đã tạo nên cơn khủng hoảng gay gắt trầm trọng trong xã hội mang tính bùng nổ chỉ đợi thời cơ là sẽ bốc cháy dữ dội. Từ đó cho thấy được vấn đề nông dân gắn liền với vấn đề ruộng đất, nó có một ý nghĩa trọng đại đối với quá trình phát triển lịch sử xã hội, tư tưởng cũng như văn học nghệ thuật Nga suốt thế kỉ XIX. Giới trí thức tiên tiến là một lực lượng tiến bộ từng góp phần cống hiến lớn lao của mình vào sự phát triển tư tưởng xã hội trên đất nước Nga. Hoạt động cách mạng của họ không tách rời phong trào giải phóng của nhân dân, đặc biệt nở rộ từ sau cuộc cải cách. Thời đại mới này đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng chủ yếu như: một bên là phái tự do chủ nghĩa nổi bật vào những năm 1860 – 1870: một bên là phái dân chủ cách mạng. Cả hai phái đều là những người đại biểu cho hai xu hướng lịch sử quyết định trong cuộc đấu tranh đòi giải phóng nông dân Nga. Trước sau, phái tự do cũng chỉ là những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, là một giai cấp không thể chấp nhận chế độ nông nô, nhưng lại sợ cách mạng và sợ phong trào của quần chúng có khả năng lật đổ được chế độ quân chủ và tiêu diệt được chính quyền của bọn địa chủ. Vì thế, phái tự do chỉ “đấu tranh cho những cuộc cải lương”, chỉ “đấu tranh cho những quyền lợi”, nghĩa là chỉ phân chia cho chính quyền giữa bọn phong kiến và giai cấp tư sản. Song song với hai xu hướng trên, vào những năm 80, cùng với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mac từ Tây Âu được truyền vào. Tiếp đến những năm 90, Lênin bắt đầu hoạt động thực tiễn, tích cực rèn luyện một chính đảng theo kiểu mới. Hòa vào tư tưởng mới mẻ đó là sự xuất hiện hàng loạt những con người lao động mới, họ hiên ngang bước vào văn học với vẽ đẹp hào hùng, sung sức hăm hở tiến lên giành lấy bầu trời, mặt đất và quyền sống cho mình, quyền cải tạo và quyền chiếm lĩnh một thế giới mới. Từ đó, sự nghiệp văn học cũng được ra đời, với những tác phẩm hấp dẫn mãnh liệt. Văn học Nga đã tiếp thu nhanh chóng tính chất của thời đại mới. GVHD: Trần Thị Nâu 9 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  17. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov Về thể loại văn xuôi chiếm ưu thế, ngày càng xuất hiện những tác phẩm văn xuôi đồ sộ và quy mô, cả về dung lượng lẫn tính sử thi, tính bao quát cuộc sống như sáng tác của Gogol, Turgenive, Sernysrvski, Dostoievski, Lev Tostoi, Chekhov… Nội dung chủ yếu của các tiểu thuyết Nga là mối xung đột giữa cá nhân và xã hội. Các chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân, thường không phù hợp với nhau chỉ vì ngoài thực tế xã hội đầy mâu thuẩn. Tiểu thuyết thời kì này khá đã dạng, hầu như đã vượt ra khỏi giới hạn về thể loại. Vừa là tiểu thuyết sử thi, vừa là tiểu thuyết tâm lí và triết li, vừa có yếu tố gia đình mang một ý nghĩa xã hội. Các tác phẩm đồ sộ của các nhà văn lớn như: Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục sinh của Lev Tostoi; Tội ác và hình phạt, Anh em nhà Karamazov của Dostoievski. Nếu Puskin là người mở đầu cho nền văn học Nga thì Lev Tostoi là người đã đưa nền văn học này lên đến đỉnh cao vinh quang của nó. Trong nền văn học Nga giai đoạn này xuất hiện khá phổ biến kiểu nhân vật “Con người thừa” với những chuyên biến tâm lí phức tạp. Càng về sau, thì xuất hiện thêm kiểu nhân vật “Con người mới” trong tác phẩm “Làm gì?” của Sernyisevski. Bắt đầu từ thập niên 70 trở đi thì thơ, trường ca và kịch cũng có nhiều nét mới trong sáng tác của Nekrasov và Ostrovski. Những trường ca tiêu biểu của Nerkrasov như: “Ông nội” (1870), “Thần băng tuyết mũi đỏ” (1864), “Những người phụ nữ Nga” (1872 – 1873). Cả hai thể loại thơ và trường ca của Nerkrasov luôn mang một tâm trạng u buồn ảm đạm. Bước vào những năm 80, ngày càng xuất hiện thêm nhiều cây bút trẻ có tài năng, trong số đó không thể không kể đến nhà văn Chekhov với rất nhiều truyện ngắn và những vở kịch châm biếm xã hội và phê phán đạo đức của những con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản. 1.2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA A. P. CHEKHOV Antôn Paplôvich Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 tại Taganrôc thuộc miền Nam nước Nga. Ông là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy của văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Được sinh ra trong gia đình tiểu thị dân ở thị trấn Taganrôc, là một thành phố cảng cổ, nơi thường tập trung buôn bán rất nhộn nhịp và sầm uất. Dòng họ Chekhov làm nô lệ đã qua năm đời, nhưng đến đời ông nội thì chuộc lại sự “tự do” nhờ số tiền mà ông dành dụm trong rất nhiều năm. GVHD: Trần Thị Nâu 10 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  18. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov Không ngừng lại ở đó, mãi đến đời cha Chekhov cũng vất vã không kém gì. Từ một người làm thuê được ngôi lên địa vị làm chủ một hiệu tạp hóa nhỏ, là người có năng khiếu về nghệ thuật và hiểu rõ về giá trị của học vấn. Mặc dù buôn bán khó khăn, phải nhặc nhạnh từng đồng từng cất, họ luôn phải sống trong sự gói rém, tằn tiện, nhưng ông vẫn cố gắng cho anh em Chekhov đến trường. Chekhov lớn lên trong một gia đình có bố người có tính gia trưởng hà khắc, ông có một bài học giáo dục rất đáng sợ. Cả trong cuộc sống và gia đình cần phải tuân theo một luật lệ chung, phải thật nghiêm khắc với các con. Mọi sinh hoạt trong gia đình Chekhov là thời gian biểu bất di bất dịch. Mẹ của Chekhov, là bà Epghênia Zaconlepna là người rất mực dịu dàng và rất tận tụy với chồng với con. Khi đã trở thành nhà văn lớn, Chekhov từng tâm sự: “Tài năng của anh em chúng tôi là nhờ cha, tâm hồn của anh em chúng tôi là nhờ mẹ”. Anh em Chekhov sau này đều trưởng thành và thành đạt: hai họa sĩ, ba nhà văn và một giáo viên. Tuổi thơ của anh em nhà Chekhov luôn phải trải qua sự buồn tẻ, sợ hãi. Luôn sống trong cảnh đòn roi, hàng ngày phải cầu kinh, đi học rồi trông hàng…và đó là cái vòng luẩn quẩn thật nhàm chán mà họ phải chịu đựng. Vì thế, đến khi trưởng thành Chekhov xúc động nhắc lại: “Thuở nhỏ, tôi không có thời thơ ấu…”. Cuộc sống tĩnh lẽ “không có thời thơ ấu” đã cho Chekhov một bài học thấm thía, cần phải xóa sạch dòng máu nô lệ trong người. Trải qua những tháng năm vất vả một mình bươn trải để kiếm sống ở Taganrôc đã tạo cho Chekhov có cái nhìn tĩnh táo, lạnh lung và nghiêm khắc. Phải ngẩng đầu, phải thẳng lưng, phải cần cù, dũng cảm để sống có tư cánh, có giáo dục và rèn luyện tài năng. Tốt nghiệp trung học, Chekhov quyết định lên Maxcơva, Chekhov xúc động tạm biệt bà cô để lên đường: “Đừng buồn cô ạ, cháu đi Maxcơva rồi sẽ thành bác sĩ, cháu sẽ sống đàng hoàng, sống cho ra con người cô ạ”. Đó không đơn giản là một lời chào, mà là một tâm nguyện, được xuất phát từ thực tế của cuộc sống, để rồi trở thành quan niệm về cuộc đời và con người nhà văn sau này. Năm 1880 Chekhov về Maxcơva học khoa y trường đại học Tổng hợp, đến năm 1884 tốt nghiệp, và từ đó bắt đầu vừa học vừa viết văn. Chất hài hước xuất hiện trong tác phẩm đầu tay của ông. Dù còn rất trẻ, nhưng Chekhov đã trở thành chỗ dựa cho mẹ và các em ở Maxcơva, ông đặc biệt quan tâm hàng đầu về việc giáo dục các em và uốn nắn họ. Vì Chekhov hiểu rõ và câm phẫn với cuộc sống nô lệ, nó đã GVHD: Trần Thị Nâu 11 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  19. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov ăn sâu vào máu thịt của biết bao con người, trong số đó có cả ông nội và cha ông, nên ông có ý nghĩ là cần phải tẩy rửa những chất dơ nô lệ ấy. Do Chekhov đã nhìn thấy được cuộc sống hiện thực của nhân dân do mất mùa xảy ra nhiều năm. Ông còn chứng kiến nhiều cảnh dã man vô cùng khắc nghiệt của chế độ Nga hoàng và nhà nước phong kiến, cùng với sự trở lại của tầng lớp tư sản. Không khí ngột ngạt vào oi bức bao trùm lên trên khắp đất nước. Về quần chúng nhân dân thì bị phân tách về mặt tư tưởng. Phần lớn giới trí thức hoang mang, dao động rơi vào tình trạng bế tắc không lối thoát. Theo thuyết “không chống lại cái ác bằng bạo lực” của L.Tônxtôi có điều kiện phát huy tác dụng. Và đây là giai đoạn đất nước Nga rơi vào hoàn cảnh ảm đạm, xám xịt, tàn phá nhiều mặt, nhất là về tinh thần của giới trí thức Nga. Do sáng tác trong buổi giao thời, Chekhov được xem là một đại biểu xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, với tư cách là nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn. Ông được gắn với biệt hiệu là “nhà văn của thời đại” với năng khiếu quan sát rất nhạy bén về xã hội, từ đó đã hình thành lên nhận thức khách quan cho ông. Bằng sự trải nghiệm thật tinh tế, Chekhov đã tích lũy trong quá trình thu gom chất liệu cho truyện ngắn trong đời sống hàng ngày với tất cả con người. Chekhov thật đau xót khi chứng kiến sự thật khủng khiếp của xã hội bị đảo lộn và ông luôn hi vọng vào sự thức tĩnh nhân cách của nhân dân. Từ đó, ông không chỉ cho lời khuyên mà còn khích lệ cho sự hoàn thiện nhân cách đó. Từ cuộc sống vất vã, chật vật đã tạo cho Chekhov có khả năng quan sát, khám phá hiện thực cuộc sống. Cùng một lúc, Chekhov vừa làm thầy thuốc chữa bệnh vừa làm nhà văn chân chính. Là một thầy thuốc nên lúc nào ông cũng tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hội, nên hiểu rất cặn kẽ mỗi loại người. Nhờ vậy mà trong những tác phẩm của ông, những cái xấu xa, đê tiện được ông lấy ra từ trong xương, trong máu để xem xét và phê phán. Cho dù ông ở đâu ông cũng nhìn ra căn bệnh xấu xa của con người. Đến năm 1890, Chekhov làm cuộc hành trình đầy gian khổ đến đảo Xakhalin ở Viễn Đông, nơi đó là trung tâm tù ngục của chính phủ Nga hoàng. Trong ba tháng sống chung với đủ loại tù nhân trên đảo, là ba tháng làm việc cần mẫn, mắt thấy tai nghe đủ mọi hình thức chà đạp, nhục mạ con người. Chekhov đi trên khắp mọi miền đất nước, với một khát vọng tự do, mong muốn nhân dân Nga cần cù dũng cảm sống GVHD: Trần Thị Nâu 12 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
  20. Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov hạnh phúc. Trở về Maxcơva ông cho ra đời cuốn Đảo Xakhalin (1893) đã gây lên một tiếng vang lớn. Bên cạnh đó, trung tâm mà Chekhov cần chú ý nhất là: “mong muốn khám phá và mô tả thân phận nô lệ, đầu óc nô lệ của con người biểu hiện qua vô vàng nhận thức…. Thối nô lệ ngấm sâu vào đầu óc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà, trí thức, viên chức, quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, những con người không biết kính trọng những phẩm giá làm người của mình, luôn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ”[4; tr.281]. Những tác phẩm của ông không chỉ phanh phui, lên án công kích hiện tại, mà còn hướng đến tương lai qua nhận thức của người đọc. Ông đã có vài lời nói với thanh niên, lúc anh ta khóc khi xem vỡ kịch của ông: “Đấy, anh kể với tôi rằng anh đã khóc khi xem kịch của tôi. Mà không chỉ mình anh. Nhưng tôi đâu viết để thấy những giọt nước mắt? Tôi muốn cái khác kia. Tôi chỉ muốn nói thật, nói thẳng với mọi người rằng: Hãy nhìn lại mình, hãy xem chúng ta đang sống tồi, sống tệ như thế nào? Cái quan trọng nhất là để họ thấu hiểu điều đó, và khi thấu hiểu, thế nào họ cũng phải tạo cho mình cuộc sống tốt hơn… Và bây giờ, khi nó chưa tới, tôi sẽ còn mãi mãi nói với mọi người: Hãy nhận ra đi, các người sống thật tội, thật tệ. Vậy thì có gì phải khóc? [4, tr.282]. Chekhov là người rất khiêm tốn và trung thực. Sự khiêm tốn và trung thực của ông cũng rất giản dị như cuộc đời ông. Sống ở đâu cũng vậy, ông rất yêu thiên nhiên, đặc biệt là thích gần gũi với thiên nhiên, hay trồng trọt, làm vườn. Còn là người rất hiếu khách, trò truyện niềm nở, và ân cần với mọi người, luôn có ước mơ tất cả mọi người sống thành thực, tốt đẹp, lành mạnh, mơ ước cho trái đất ta ngày có công trình xây dựng hữu ích. Chekhov luôn lao động sáng tạo, vẫn tiếp tục quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật vì con người, mặc dù căn bệnh phổi ngày càng hành hạ ông. Là một thầy thuốc ông hiểu rất rõ sự tàn phá nguy hiểm của căn bệnh, nhưng ông vẫn hết sức vui vẽ để làm yên lòng gia đình bạn bè. Ông luôn hòa bình vào cuộc sống, tìm tòi trong đó với thái độ lạnh lung và khách quan, ông đã phản ánh hiện thực xã hội, nhằm lật tẩy cái ác, cái xấu xa đang được che giấu. Những quan niệm về cuộc đời, nghệ thuật và con người đã phần nào đem lại cho nhà văn nhiều giá trị khác nhau. Trong sáng tác của ông phản ánh một cách đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc thời đại mà ông sống, GVHD: Trần Thị Nâu 13 SVTH: Dương Thị Thanh Thoảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2