Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
lượt xem 8
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ được thực hiện nhằm giúp người viết có dịp củng cố lại kiến thức về văn học dân gian và ngôn ngữ học. Ngoài ra có thêm cơ hội tìm hiểu về ca dao của vùng đất mình được sinh ra, cũng như có dịp rèn luyện kĩ năng nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG CA DAO NAM BỘ VÕ VĂN HƯU Hậu Giang, tháng 06 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG CA DAO NAM BỘ Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THỦY VÕ VĂN HƯU Hậu Giang, tháng 06 năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Đối với tôi việc tìm hiểu và bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ” là một điều đúng với nguyện vọng. Tôi rất cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã gợi mở và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi tìm hiểu và hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian qua. Đầu tiên tôi muốn gởi đến cô lời cảm ơn cùng với sự biết ơn chân thành nhất. Tiếp theo, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức căn bản nhất trong quá trình theo học ở trường đại học. Khoa Khoa học cơ bản đã luôn cảm thông và tạo điều kiện thuận lợi để tôi và các bạn sinh viên khác yên tâm tập trung nghiên cứu đề tài. Cảm ơn các anh chị khóa trước đã để lại các luận văn, chuyên đề để tôi có dịp tham khảo. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Vũ Thúy Kiều, bạn bè thân thiết và những người thân, những người đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) VÕ VĂN HƯU i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) VÕ VĂN HƯU ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 NỘI DUNG .............................................................................................................6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT ..........6 1.1. Quan niện về từ ngữ tiếng Việt .........................................................................6 1.1.1. Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng) .................................................6 1.1.2. Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết........................................6 1.2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt ...........................................................................7 1.2.1. Từ đơn ........................................................................................................7 1.2.2. Từ ghép .......................................................................................................8 1.2.2.1. Từ ghép đẳng lập……………………………………………………8 1.2.2.2. Từ ghép chính phụ…………………………………………………..9 1.2.3. Từ láy ..........................................................................................................9 1.3. Nghĩa của từ…………………………………………………………………..11 1.3.1. Vấn đề quan niệm về nghĩa của từ………………………………………..11 1.3.2. Các thành phần nghĩa của từ……………………………………………...11 1.3.2.1. Nghĩa biểu vật……………………………………………………....11 1.3.2.2. Nghĩa biểu thái……………………………………………………...12 1.3.2.3. Nghĩa biểu niệm………………………………………………….....12 1.3.3. Sự chuyển nghĩa của từ…………………………………………………...13 1.3.3.1. Phương thức chuyển nghĩa của từ…………………………………..13 1.3.3.2. Phương thức chuyển hóa từ trong hoạt động……………………….14 1.4. Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động……………………….15 1.4.1. Sự chuyển hóa chức năng của từ………………………………………….16 1.4.2. Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ…………………………………………..16 1.4.2.1. Thành phần ý nghĩa biểu thái thay đổi……………………………...16 1.4.2.2. Thành phần nghĩa biểu vật chuyển thành nghĩa chiếu vật………….17 iii
- CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ...................18 2.1. Khái niệm ca dao và ca dao Nam Bộ ................................................................18 2.2. Đặc điểm của ca dao Nam Bộ…………………………………………………19 2.2.1. Đặc điểm nội dung của ca dao Nam Bộ......................................................19 2.2.1.1. Những cảm nghĩ về quê hương đất nước……………………………20 2.2.1.2. Quan hệ yêu đương và suy tư của nam nữ thanh niên lao động ........22 2.2.1.3. Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong gia đình .....................22 2.2.2. Đặc điểm hình thức nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ……………………23 2.3. Phân loại……………………………………………………………….……...27 2.3.1. Ca dao trữ tình…………………………………………………………….27 2.3.2. Ca dao lao động…………………………………………………………...29 2.3.3. Ca dao nghi lễ - phong tục ..........................................................................30 CHƯƠNG 3: TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG CA DAO NAM BỘ ...................32 3.1. Khái niệm biểu trưng và cơ sở hình thành nghĩa của biểu trưng……………...32 3.1.1. Khái niệm biểu trưng ..................................................................................32 3.1.2. Cơ sở hình thành nghĩa biểu trưng..............................................................34 3.1.2.1. Cơ sở hình thành nghĩa biểu trưng ngẫu nhiên ..................................34 3.1.2.2. Cơ sở hình thành nghĩa biểu trưng phổ biến………………………..35 3.2. Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ………………………………………..38 3.2.1. Từ chỉ động vật biết bay…………………………………………………..38 3.2.1.1. Thống kê………………………………………………………….....38 3.2.1.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ động vật biết bay……………………...39 3.2.2 Từ chỉ động vật dưới nước………………………………………………...48 3.2.2.1. Thống kê…………………………………………………………….48 32.2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ động vật dưới nước…………………….48 3.2.3 Từ chỉ động vật trên cạn…………………………………………………...52 3.2.3.1 Thống kê…………………………………………………………......52 3.2.3.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trên cạn………………………53 3.3. Nhận xét ............................................................................................................56 KẾT LUẬN .............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................61 PHỤ LỤC iv
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ A – PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Chúng ta cũng không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình… những phẩm chất mà hình như đất nước đã dành riêng cho mảnh đất phương Nam này. Thiên nhiên Nam Bộ mang nhiều sắc thái độc đáo rất dễ phân biệt với các miền khác của đất nước. Đây là xứ sở của đồng lúa, vườn cây và sông ngòi, Nắng sáng chiều mưa, khí hậu điều hòa, đất đai phì nhiêu nuôi cho cỏ cây đâm bông kết trái. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Khí hậu ở đây ấm áp, mưa thuận gió hòa tạo điều kiện cho cây cối sinh sôi, nảy nở. Vùng đất Nam Bộ được xem là vùng đất trù phú với sự ưu đãi của thiên nhiên, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sống của nhiều loại cá tôm, đây là nguồn thực phẩm dồi dào, vô tận mà tự nhiên ban tặng cho con người. Quá trình hình thành và phát triển dân cư, do điều kiện thiên nhiên địa lí và phương thức sản xuất, do truyền thống tín ngưỡng lâu đời… Trên đất nước ta đã hình thành những vùng văn hóa khác nhau. Đó là dạng văn hóa mang đậm sắc thái tâm lí cộng đồng, thể hiện sinh hoạt, trong ngôn ngữ, trong thái độ đối với các di sản, các giá trị tinh thần, trong sự cảm thụ và thưởng thức nghệ thuật trong phong thái ứng xử, quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với những gì ràng buộc xung quanh nó… Do đặc thù về mặt tự nhiên, địa lí mà Nam Bộ có những động vật đa dạng, trong đó có những động vật giống với các vùng miền khác và những động vật đặc thù chỉ có quê hương Nam Bộ: cá vồ, cá trê, cá chốt, sấu, bìm bịp, chim cu,… Cá trê nấu với canh bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Hoặc: GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 1 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um. Tất cả được phản ánh trong ca dao Nam Bộ. Nghiên cứu ca dao Nam Bộ ta không chỉ hiểu được thiên nhiên Nam Bộ, con người Nam Bộ mà còn hiểu được tâm tình, những biểu trưng của người Nam Bộ về thế giới qua ca dao. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề về từ ngữ và ca dao, có rất nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận và chuyên đề xem xét đến. Nhưng cũng bởi có nhiều tác giả cùng nghiên cứu nên hình thành nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất về vấn đề này. Từ trước tới nay, đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ tiếng Việt. Dưới đây người viết xin điểm qua một số công trình về ngôn ngữ làm nền cho quá trình nghiên cứu: Trong Giáo trình từ vựng tiếng Việt, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006, Đỗ Hữu Châu đã khái quát về từ vựng học tiếng Việt. Ông cho rằng “Từ vựng của tiếng Việt là hệ thống các từ và ngữ cố định. Từ là đơn vị tự vựng chủ yếu của từ vựng”. Theo Đỗ Hữu Châu, nghĩa của các từ bao gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ pháp, nghĩa biểu thái và nghĩa liên hội. Đồng thời ông còn trình bày một cách hệ thống về hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyễn nghĩa của từ. Trong Giáo trình tiếng Việt, nhà xuất bản giáo dục, 1987, Bùi Tất Tươm đã nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Trong phần nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa thì tác giả đã đưa ra khái niệm, nguyên nhân và phân loại trong từ nhiều nghĩa. Còn hiện tượng chuyển nghĩa thì tác giả nhấn mạnh về phương thức và cơ chế chuyển nghĩa, đồng thời tác giả cũng phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ. Trong Từ và nhận diện từ tiếng Việt, nhà xuất bản giáo dục, 1996, Nguyễn Thiện Giáp đã xác định từ là đơn vị cơ bản của tiếng Việt. Ngoài ra, trong từ vựng học tiếng Việt, nhà xuất bản giáo dục, 2003, Nguyễn Thiên Giáp đã coi mỗi tiếng như là một từ và tác giả đã chứng minh một cách thấu đáo và tỉ mỉ. Những đơn vị do tiếng GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 2 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ kết hợp với tiếng được tác giả gọi chung là ngữ, bao gồm ngữ định danh, thành ngữ, ngữ láy âm và quán ngữ. Trong Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, Đỗ Hữu Châu đã nghiên cứu từ dưới các bình diện: Chức năng, ngữ nghĩa, cấu tạo, ngữ pháp. Trong đó, ông khá làm rõ vấn đề cấu tạo của các từ dưới các phương thức: Phương thức từ hóa hình vị, phương thức phức hóa hình vị, phương thức tương liên hóa. Có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, trong đó có ca dao Nam Bộ. Liên quan đến đề tài Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: Trong cuốn Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ của Trần Văn Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Những biểu trưng trong ca dao chứa đặc điểm của ngôn ngữ tượng trưng phổ biến đồng thời chúng phải là những hình ảnh truyền thống. Một số biểu trưng khác chứa đặc điểm của ngôn ngữ ngẫu nhiên. Trong quyển Văn học dân gian Việt nam của Định Gia Khánh, Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn, có đề cập đến vấn đề ca dao nhũng hạn chế lớn nhất của quyển này là công trình chỉ nói chung chung về ca dao Việt Nam mà chưa nói rõ đến ca dao Nam Bộ. Công trình có quy mô có thể nói đến là quyển Ca dao dân ca Nam Bộ do nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1984. Công trình này tiếp tục đào sâu thêm việc phản ánh lịch sử ca dao Nam Bộ, tiến hành làm rõ những khía cạnh về lịch sử trong những bài ca dao Nam Bộ. Nhưng đáng tiếc, công trình này chỉ dừng lại ở thời kì hình thành và thời kì chống thực dân Pháp, còn thời kì chống Mĩ cứu nước của ca dao Nam Bộ ta chưa thấy công trình nào đề cập đến. Quyển Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan này chú trọng về chất lượng hơn là số lượng trong việc chọn những câu, những bài sáng tác của nhân dân. Công việc sưu tập còn nhiều vấn đề phải giải quyết như những bài có tên tác giả để được “quần chúng hóa” từ lâu; những bài địa phương nào cũng nhận là của mình; GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 3 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ những bài bị chắp thêm câu mới hoặc chắp câu lấy ở bài khác; một số câu, một số bài bị sửa đôi ba chữ, rồi coi là “dị bản”, v.v…Nhũng vấn đề ấy sẽ tồn tại với đời sống của văn học dân gian nói chung, trong ca dao dân ca Việt Nam nói riêng. Trong giáo trình Văn học dân gian của Chu Xuân Diên có thể nói rằng biểu trưng nghệ thuật trong ca dao có quan hệ với cấu tứ, với nhân vật trữ tình và đặc điểm tư duy của người xưa. Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, ca dao Nam Bộ và tính biểu trưng của ca dao nhưng đề tài nghiên cứu về “Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ” thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể và toàn diện nào. 3. Mục đích- yêu cầu nghiên cứu - Yêu cầu: Thống kê cho được toàn bộ những từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ, trên cơ sở đó nêu lên giá trị ngữ nghĩa của chúng qua những bài ca dao Nam Bộ cụ thể. - Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết có dịp củng cố lại kiến thức về văn học dân gian và ngôn ngữ học. Ngoài ra có thêm cơ hội tìm hiểu về ca dao của vùng đất mình được sinh ra, cũng như có dịp rèn luyện kỉ năng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên nghiên cứu Với đề tài: “Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ” chúng tôi dùng tư liệu khảo sát đề tài dựa trên sách viết về ca dao Nam Bộ được xuất bản đó là Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984. Ở phạm vi này, chỉ khảo sát ngữ nghĩa của những từ chỉ động vật trong các câu ca dao. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích của đề tài đặt ra người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê những từ ngữ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ, đồng thời dẫn chứng những câu ca dao chứa từ ngữ chỉ động vật để là ngữ liệu cho việc nghiên cứu. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 4 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ - Phương pháp phân loại: Trên cơ sở đã thống kê được, chúng tôi tiến hành phân loại các nhóm từ ngữ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ. - Phương pháp phân tích: Sau khi phân loại các từ chỉ động vật, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhằm đưa ra giá trị ngữ nghĩa của các từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ qua biểu trưng đó. - Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích người viết sử dụng phương pháp tổng hợp để giúp người viết hiểu một cách toàn diện về từ ngữ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ qua biểu trưng của nó. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 5 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ B – PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT 1.1. Quan niệm về từ ngữ tiếng Việt Hiện nay có rất nhiều quan niệm về tiếng Việt. Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt. Nhìn chung thì có hai khuynh hướng: Từ tiếng Việt trùng với âm tiết( hay tiếng) và từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết. 1.1.1. Từ tiếng Việt trùng với âm tiết ( hay tiếng) Tiểu biểu cho khuynh hướng này là những quan niệm của các tác giả như: M.B.Emenneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp. - M.B.Emenneau định nghĩa: “Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu” [7, tr.17]. - Cao Xuân Hạo: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllable) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết” [7, tr.18]. - Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [7, tr.168]. 1.1.2. Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết - Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất ( vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lich sử” [7, tr. 20]. - Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa ( từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [7, tr. 20 và 21]. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 6 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ - Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [10, tr. 104]. - Đái Xuân Ninh: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh” [18, tr. 24]. - Lưu Vân Lăng: “Những đơn vị dung tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn tĩnh nhỏ nhất” [9, tr. 213]. “Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt” [9, tr. 214]. - Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt có một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức ( hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [1, tr.14]. Tóm lại: Tuy có hai khuynh hướng khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất với nhau ở những tiêu chí xác định. Đó là dựa vào những đặc điểm “có nghĩa”, tính cố định sẳn có, bắt buộc và khả năng hoạt động tự do trong lời nói để xác định từ. 1.2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt 1.2.1. Từ đơn Là những từ được cấu tạo bởi một tiếng độc lập. Ví dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,… - Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,… - Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy ( theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt, biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 7 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ - Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,… 1.2.2. Từ ghép Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 1.2.2.1 Từ ghép đẳng lập Từ ghép đẳng lập có đặc trưng chung là: - Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. - Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy: + Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó: • Có thế có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bụng dạ, hạn hữu, máu huyết,… • Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: máu mủ, đợi chờ, xinh đẹp,… • Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, cốt nhục,… • Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, chợ búa, bát đọi,… + Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, đi đứng, ăn uống,… + Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,… - Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp ( tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát). - Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 8 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập. 1.2.2.2 Từ ghép chính phụ Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau: - Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể. Ví dụ: “xe cộ”, “xe đạp” – “xe đạp” gợi lên phạm vi sinh vật cụ thể hơn “xe cộ”. - Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoạt động lớn, yếu tố phụ thường dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó. Ví dụ: Từ “ xe đạp” – “xe” gợi lên phương tiện di chuyển trên đường bộ nói chung, còn “đạp” bổ sung cho “xe” để cụ thể hóa loại sự vật “xe”, phân biệt “xe đạp” với “xe hơi”, “xe lửa”. 1.2.3. Từ láy Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn còn để ngỏ. Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến: - Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa. - Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm giữa các thành tố. Có thể phân từ láy thành các loại sau: - Từ láy đôi: Là từ láy gồm có hai tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi như sau: + Từ láy bộ phận: Từ láy giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. * Giống nhau ở phụ âm đầu gọi là từ láy âm. Ví dụ: Dễ dàng, đông đúc, sạch sẽ, dễ dãi,… GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 9 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ * Giống nhau ở phần vần gọi là từ láy vần. Ví dụ: Chói lọi, co ro, khéo léo, lanh chanh,… + Từ láy hoàn toàn: Ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn toàn. Cụ thể gồm các dạng sau: * Giống cả phần vần, phụ âm và thanh điệu. Ví dụ: Đùng đùng, lù lù, vàng vàng,.. * Giống nhau phần vần, phụ âm, khác thanh điệu. Ví dụ: Cỏn con, đo đỏ, tim tím, trăng trắng,… * Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của qui luật dị hóa. Ví dụ: Đèm đẹp, bang bạc, sành sạch, tôn tốt,… - Từ láy ba: Chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ: Nhũn nhũn nhùn nhùn Khỏe khỏe khòe khoe Con cỏn còn con Sạch sạch sành sanh Dưng dửng dừng dưng Khít khít khìn khịt Từ láy ba có các kiểu phối thanh thường gặp: + Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh ngang). Ví dụ: Cỏn còn con, dửng dừng dưng, sạch sành sanh,… + Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về đường nét bằng / trắc hoặc về âm vực cao / thấp. Ví dụ: Khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp,… Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: tù lù mù, tơ lơ mơ,… - Từ láy tư: GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 10 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. So với từ láy ba, từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số kiểu láy thường gặp: + Láy bộ phận kết hợp với đổi vần –a, -à hay –ơ. Ví dụ: Ấm ớ ấm a ấm ớ Hì hục hì hà hì hục Sớn sát sớn sơ sớn sát + Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh. Ví dụ: Bồi hồi bồi hổi bồi hồi Lảm nhảm lảm nhảm làm nhàm + Láy bộ phận kết hợp với tách, xen. Ví dụ: Thơ thẩn lơ thơ lẩn thẩn Nhồm nhoàng lồm nhồm loàm nhoàm + Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen. Ví dụ: Hăm hở hăm hăm hở hở Vội vàng vội vội vàng vàng 1.3. Nghĩa của từ 1.3.1. Vấn đề quan niệm về nghĩa của từ Có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. 1.3.2. Các thành phần nghĩa của từ 1.3.2.1 Nghĩa biểu vật “Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là nghĩa biểu vật của từ” [7, tr. 89]. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 11 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ. - Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát… - Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là: sự chia cắt hiện thực khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ. 1.3.2.2 Nghĩa biểu thái Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như: “to nhỏ”, “mạnh yếu”,…nhân tố cảm xúc như: “dễ chịu”, “khó chịu”, “sợ hãi”,…nhân tố thái độ như: “trọng”, “khinh”, “yêu”, “ghét”. …mà từ gợi ra cho người nói và người nghe. 1.3.2.3 Nghĩa biểu niệm Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đây là những dấu hiệu bản chất về sự vật hiện tượng. Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu niệm mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác lại có quan hệ với các khái niệm, qua các khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ. Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của sự vật trông thực tế, tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập nghĩa của từ trong hệ thống. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 12 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ Ví dụ: Khái niệm về sự vật bàn trong thực tế bao gồm các nét nghĩa sau: (sự vật), (nhân tạo), ( có mặt phẳng), ( hình dáng: tròn, vuông, chữ nhật…), (chất liệu: gỗ, nhựa, đá,…), (có chân: 3 chân, 4 chân, 6 chân…), (dùng để đặt, để, kê, tựa…) Về nét nghĩa của từ bàn bao gồm những nét nghĩa sau: “Bàn”: [(sự vật nhân tạo), (có mặt phẳng), (có chân), (dùng để đặt, để, kê, tựa…)] Tóm lại, nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ. Chính vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. 1.3.3. Sự chuyển nghĩa của từ Hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa của từ. 1.3.3.1. Phương thức chuyển nghĩa của từ a. Phương thức ẩn dụ Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d khi giữa a, b, c, d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào qui luật liên tưởng tương đồng. - Có hai hình thức chuyển nghĩa: + Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể). + Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng) - Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy: + Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng. + Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. + Dựa vào sự giống nhau về cách thức giữa các sự vật, hiên tượng. + Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng. + Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng. GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 13 SVTH: Võ Văn Hưu
- Từ chỉ động vật trong ca dao Nam Bộ * Nhận xét: Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà nhiều nét nghĩa cùng tác động. b. Phương thức hoán dụ Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên của sự vật b, c, d khi giữa a, b, c, d có mối quan hệ gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào qui luật liên tưởng tiếp cận. Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: - Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa các bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau: + Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho toàn thể. + Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm, hinh dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng. + Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ để gọi cho đơn vị thời gian lớn. + Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận. - Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chất và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa. - Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó. - Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó. - Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng. - Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm sinh lý đi kèm. - Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại. Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi một cách hợp lý. 1.3.3.2 Phương thức chuyển hóa từ trong hoạt động GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy 14 SVTH: Võ Văn Hưu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 146 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 68 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 61 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 62 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 64 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 28 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 30 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 39 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong ca dao Nam bộ
89 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 18 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn