Kiểm chuẩn, nghiệm thu kỹ thuật hệ thống máy gia tốc xạ trị
lượt xem 1
download
Tài liệu "Kiểm chuẩn, nghiệm thu kỹ thuật hệ thống máy gia tốc xạ trị" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, đọc kết quả kiểm chuẩn, nghiệm thu kỹ thuật hệ thống máy gia tốc xạ trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm chuẩn, nghiệm thu kỹ thuật hệ thống máy gia tốc xạ trị
- KIỂM CHUẨN, NGHIỆM THU KỸ THUẬT HỆ THỐNG MÁY GIA TỐC XẠ TRỊ I. ĐẠI CƢƠNG - Sau khi hoàn thành việc lắp đặp, trước khi có thể đưa hệ thống máy gia tốc vào hoạt động điều trị người bệnh, đồng thời để khẳng định mọi thông số kỹ thuật cũng như cấu hình cuả thiết bị hoàn toàn đáp ứng các chỉ tiêu đã đặt mua, cơ sở xạ trị phải tiến hành quy trình bắt buộc là ―kiểm chuẩn, nghiệm thu kỹ thuật” - ATP (Acceptance Test Procedures) hay CAT (Custumer Acceptance Test) đối với loại máy đó. - Đảm trách công việc này là kỹ sư vật lý của cơ sở đặt mua thiết bị - Để tiến hành quy trình một các có hiệu quả, kỹ sư vật lý phải là người hiểu biết, phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và phải tận tâm với công việc. - Các bước trong quy trình ATP hay CAT bao gồm các thông số kỹ thuật về tốc độ chuyển động, độ đồng tâm của hệ thống cơ khí, bao gồm thân máy, đầu máy, giường máy, collimator v..). Các thông số vật lý của chùm tia như suất liều điều trị, độ bằng phẳng, tính đối xứng của chùm tia… Đặc biệt là đo và kiểm tra năng lượng các chùm bức xạ (photon, electron), độ sâu liều cực đại của từng mức năng lượng. - Sự trùng khít của trường chiếu xạ (irradiation beam) và trường ánh sáng (field light) phải nằm trong giới hạn sai số cho phép (theo tiêu chuẩn quốc tế). II. CHỈ ĐỊNH Áp dụng cho tất cả hệ thống máy gia tốc xạ trị, cho các cơ sở từ trung ương đến địa phương. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Kỹ sư Vật lý 2. Phƣơng tiện, dụng cụ - Máy đo liều (dosimeter) - Đầu đo (detector), gồm loại đo photon (buồng ion hóa hình trụ) và đo electron (buồng ion hóa phẳng, song song) nếu cơ sở được trang bị loại máy gia tốc đa năng. - Phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô). - Áp kế, nhiệt kế. 674
- - Tài liệu dướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - IAEA, TEC DOC 277 -398… - Tài liệu kỹ thuật đi kèm thiết bị - Thước khoảng cách, thang đo chính xác tới millimet ―mm‖ - Phim (film) chuyên dụng (chụp trường chiếu xạ) IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hệ thống cơ khí - Hệ thống cơ khí bao gồm thân máy, đầu máy, collimator và giường máy (bàn - giường người bệnh). - Kiểm tra tốc độ quay theo các góc, các hướng và độ đồng tâm của từng bộ phận. - Đối chiếu các kết quả đo, kiểm tra so với chỉ tiêu đi kèm hồ sơ kỹ thuật của thiết bị. Sai số các phép đo thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật. 2. Kiểm tra thông số vật lý các chùm tia - Kiểm tra năng lượng của mỗi loại bức xạ photon, electron - Bố trí hệ đo (máy đo, detector, phantom…) theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của IAEA (TEC DOC 398). - Đo, kiểm tra vị trí liều cực đại (Dmax) ứng với từng mức năng lượng của chùm photon, electron. - Đo liều tại các độ sâu (5 cm cho photon 6 MV, 7-10 cm cho mức 15MV) - Kiểm tra độ bằng phẳng, tính đối xứng của từng đường đồng liều cơ bản - ―beam profile‖ ứng với mỗi mức năng lượng của bức xạ photon và electron. - Để sử dụng hệ thống này vào việc đo chuẩn chùm tia, cần phải đảm bảo được rằng hệ số chuẩn của các thiết bị đo liều (tham khảo) phải luôn được duy trì một cách ổn định. Máy đo liều tham khảo cũng cần phải định kỳ so sánh theo phòng chuẩn cấp II. - Một công việc khác cũng phải tiến hành là kiểm tra độ bằng phẳng của một trường chiếu xạ. Đầu tiên, phantom được đặt đúng tâm của trường chiếu rộng nhất, sau khi đo được suất liều của nó, ta có thể dịch chuyển phantom theo từng vị trí bằng hệ thống điều khiển và đo suất liều tương ứng của từng vị trí đó. Việc đo được thực hiện nhanh chóng với mọi góc quay của máy. Một thay đổi bất kỳ về chất lượng chùm tia sẽ dẫn đến sự mất tính bằng phẳng của chùm tia. Ngoài ra còn có một ý nghĩa khác là mọi thông số cần được duy trì như thời kỳ kiểm chuẩn máy (comissioning). 675
- 3. Kiểm tra sự trùng khít trƣờng ánh sáng, trƣờng chiếu xạ - Dùng phim X-Quang - Đặt dưới trường sáng, tại khoảng cách điều trị - SSD - Đánh dấu mép đường biên trường chiếu trên cassette phim theo chùm ánh sáng. - Chiếu xạ phim (liều lượng tùy theo độ nhạy từng loại phim) - Tráng, rửa phim. - Đánh giá độ lệch chùm sáng, chùm xạ - Độ lệch cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật ISO, cho phép ≈ 1mm 4. Đo suất liều các chùm photon (tia-X) 5. Đo suất liều các chùm electron V. ĐỌC KẾT QUẢ - Ghi nhận kết quả đo ngẫu nhiên trên hệ đo - Tính sai số trung bình các phép đo - Đánh giá kết quả và sai số - So sánh kết quả đo và tính toán - Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA - Kết quả của quá trình ―commissioning‖ được trình bày trong các bảng số liệu sau Bảng 1. Năng lượng chùm photon Vị trí Tia X- 6 MV Tia X- 15 MV khảo sát Chỉ số máy Đo thực tế Chỉ số máy Đo thực tế Dmax 1,5 cm 0,2cm 1,7 cm 3,0 cm 0,2 cm 3,1 cm D10 cm 67% 67,5% 77% 77,6% Bảng 2. Suất liều chùm photon Năng lượng Suất liều thấp Suất liều cao Chỉ số máy S. Liều đo Chỉ số máy S. Liều đo 6 MV 50 cGy/min 50 cGy/min 50 cGy/min 50 cGy/min 15 MV 200 cGy/min 200 cGy/min 300 cGy/min 299,6 cGy/min 676
- Bảng 3. Năng lượng chùm electron Năng lượng-MeV Độ sâu đạt 80 Độ sâu 30 Chỉ số Scan Chỉ số Scan 6 2,0 0,2 cm 2,07 cm 2,8 cm 2,72 cm 9 3,0 0,2 cm 3,09 cm 4,1 cm 4,0 cm 12 4,0 0,2 cm 4,1 cm 5,3 cm 5,28 cm 15 5,0 0,2 cm 5,15 cm 6,8 cm 6,71 cm 18 6,0 0,2 cm 6,1 cm 8,2 cm 8,2 cm 21 6,7 0,2 cm 6,77 cm 9,4 cm 9,4 cm Bảng 4. Suất liều chùm electron Suất liều thấp- 300 MU/min Suất liều cao- 900 MU/ min Năng lượng dmax cm Suất liều tại dmax Năng lượng dmax cm Suất liều tại dmax (MeV) Chỉ số S.Liều đo (MeV) Chỉ số S.Liều đo 6 1,4 300 cGy 300,5 6 1,4 900 cGy 900,4 9 2,0 300 cGy 300,1 9 2,0 899 cGy 899,1 12 2,6 300 cGy 300,0 12 2,6 900 cGy 900,7 15 2,4 300 cGy 300,1 15 2,4 900 cGy 902,1 18 1,7 300 cGy 299,2 18 1,7 900 cGy 901,8 21 1,3 300 cGy 299,3 21 1,3 900 cGy 900,8 Bảng 5. Sự trùng khít trường sáng và trường xạ Kích thước 6 MV 15 MV Sai số cho phép trường chiếu Sai số cực đại Sai số cực đại 5 cm 5 cm 1 mm 1 mm 2 mm 10 cm 10 cm 1 mm 1 mm 2 mm 20 cm 20 cm 1 mm 1 mm 2 mm 30 cm 30 cm 1 mm 1 mm 2 mm 677
- Bảng 6. Độ đồng tâm góc quay collimator, thân máy Góc quay collimator Góc quay máy 2700 00 900 Số đo 2700 0,50 00 0,50 900 0,50 Góc quay thân máy Góc quay máy 1800 00 900 Số đo 1800 0,50 00 0,50 900 0,50 Đồng tâm trường xạ Bán kính 6 MV 15 MV Sai số cho phép đồng tâm 1 mm 1 mm 1 mm 678
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc - Trường TC Bách khoa Sài Gòn
201 p | 15 | 8
-
AVELOX (Kỳ 3)
5 p | 73 | 4
-
Đánh giá kết quả ngoại kiểm xét nghiệm đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn Châu Âu
9 p | 67 | 2
-
Phương pháp sản xuất mẫu nước tiểu giả định ứng dụng trong chương trình ngoại kiểm tổng phân tích nước tiểu
5 p | 40 | 2
-
Kết quả ngoại kiểm chuẩn xét nghiệm đột biến gen EGFR năm 2014 và 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai
11 p | 86 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn