Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 13
lượt xem 42
download
Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ mà việc học hành của chúng không tốt thì thường dễ bị thiếu tự tin hơn những đứa khác cùng trang lứa. Tiến sỹ Robert Brooks, đã liệt kê được một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ. 1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 13
- Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ Hỗ trợ hình thành lòng tự tin cho trẻ Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ mà việc học hành của chúng không tốt thì thường dễ bị thiếu tự tin hơn những đứa khác cùng trang lứa. Tiến sỹ Robert Brooks, đã liệt kê được một danh sách những mẹo để các bậc cha mẹ có thể giúp hình thành lòng tự tin cho con trẻ. 1. Giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy một trong những yếu tố chính liên quan đến việc nuôi dưỡng hy vọng trong trẻ cũng như để chúng kiên cường hơn chính là việc có ít nhất một người lớn có thể giúp trẻ cảm thấy chúng đặc biệt và được tôn trọng; một người lớn biết không lờ đi những vấn đề chúng gặp phải mà tập trung vào sức mạnh của chúng. Một cách để bạn thực hiện điều này là dành ra những “khoảng thời gian đặc biệt” trong tuần với từng đứa. Nếu con bạn còn nhỏ, việc nói “khi mẹ kể chuyện cho con nghe hay chơi với con, mẹ thậm chí sẽ không nghe điện thoại”. Tương tự, trong những “khoảng thời gian đặc biệt” hãy tập trung vào những gì đứa trẻ thích để chúng có cơ hội thư giãn và thể hiện khả năng của chúng. 2. Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định Sự tự tin có liên quan đến kỹ năng tự giải quyết các vấn đề. Ví dụ, khi con bạn có trục trặc với bạn của nó, bạn có thể bảo chúng tự tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề của chúng. Đừng lo nếu con bạn không thể tìm ra được biện pháp ngay lập tức; bạn có thể giúp nó bằng cách hướng dẫn thông qua các tình huống
- tương tự. Tương tự, hãy thử các tình huống phân vai với chúng để giúp chúng luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề. 3. Tránh những lời bình luận mang tính chỉ trích mà thay vào đó hãy cố tạo dựng cho trẻ bằng những câu nói mang tính tích cực Ví dụ, một lời bình luận thường mang ý trách móc đó là “Hãy cố gắng hơn nữa và nỗ lực hơn nữa”. Nhiều đứa trẻ thật sự cố gắng hơn thật nhưng vẫn gặp khó khăn, hãy nói “Chúng ta phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để giúp con”. Trẻ ít chống chế hơn khi các vấn đề được nhìn nhận như những chiến lược cần phải thay đổi hơn là một cái gì đó thiếu hụt so với động cơ của chúng. Cách tiếp cận này cũng làm vững chắc hơn khả năng tự giải quyết các vấn đề của trẻ. 4. Hãy là những bậc cha mẹ biết thông cảm Nhiều bậc cha mẹ trong cơn tức giận thường nói những câu như “Tại sao con không nghe theo lời bố mẹ?” hay “Tại sao con không động não?”. Nếu trẻ gặp vấn đề với việc học, cách tốt nhất là nên thông cảm với trẻ và nói với nó là bạn biết nó đang gặp khó khăn; sau đó hãy biến những khó khăn đó thành một vấn đề cần được giải quyết và cho trẻ tham gia vào việc tìm biện pháp giải quyết. 5. Đưa ra cho trẻ những lựa chọn Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa sự đấu tranh năng lực. Ví dụ, hãy hỏi con bạn xem nó có cần được nhắc 5 hay 10 phút trước giờ đi ngủ để chuẩn bị hay không. Những lựa chọn khởi đầu này đặt nền móng cho cảm giác tự kiểm soát cuộc sống của trẻ. 6. Đừng so sánh chúng với anh em ruột của chúng Việc này rất quan trọng cũng như cần phải làm nổi bật lên điểm mạnh của tất cả lũ trẻ trong gia đình.
- 7. Làm nổi bật lên điểm mạnh của con bạn Thật không may mắn là bọn trẻ thường đánh giá chúng khá tiêu cực, đặc biệt là về mặt học hành. Hãy lên danh sách những “khả năng nổi trội” hay “điểm mạnh” của con bạn. Chọn một trong số chúng và tìm cách củng cố và thể hiện thế mạnh đó. Ví dụ, nếu con bạn vẽ đẹp, hãy trưng bày các tác phẩm nó vẽ cho người khác xem. 8. Hãy tạo cơ hội để trẻ có thể được giúp đỡ Trẻ bẩm sinh thường rất muốn giúp đỡ người khác. Tạo cơ hội cho chúng giúp đỡ là cách tốt để thể hiện ra “khả năng nổi trội” của trẻ và để làm nổi bật lên rằng chúng có một cái gì đó có thể làm cho thế giới. Cho con bạn tham gia vào các công việc từ thiện là một ví dụ. Giúp đỡ người khác cũng giúp trẻ nâng cao lòng tự tin của chúng. 9. Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế cho con bạn Những kỳ vọng thực tế tạo cho trẻ cảm giác kiểm soát bản thân. Việc đó có liên quan ít nhiều đến lòng tự tin của trẻ. 10. Nếu trẻ gặp rắc rối trong việc học, hãy giúp nó hiểu bản chất vấn đề Nhiều đứa trẻ có những ý nghĩ kỳ quặc và những khái niệm sai lầm và việc học của chúng và làm chúng khổ đau hơn (ví dụ, có trẻ nói chúng được sinh ra thiếu một nửa bộ não). Việc có những thông tin thực tế sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn và có cảm giác răng có thể làm được gì đó để cải thiện tình huống. 10 cách giúp trẻ tự tin trước những con số 10 cách giúp trẻ tự tin trước những con số
- Ðọc truyện, ngâm thơ, và hát vè là những cách rất tốt giúp trẻ tập đọc. Bạn cũng có thể giúp con tự tin với những con số, làm toán qua trò chơi. Ở độ tuổi chưa đi học, đừng bắt các em tiếp xúc với bài tập hay bất kỳ thứ gì làm cho môn toán trở nên tẻ nhạt, đừng làm cho các em cảm thấy sợ toán. Những em nào chơi trò chơi có liên quan đến hình học và số học thường sẽ phát triển khả năng toán học mang tính trực giác. Tất nhiên không phải tất cả các em đều trở thành thiên tài toán học, nhưng sẽ không vô ích khi tiếp xúc với toán sớm. Có nhiều cách đố vui toán bằng chữ. 1. Hát. Những em biết đếm trước khi đi học thường có lợi thế hơn, và hát là cách dạy đếm dễ dàng. Có thể hát đếm số khi ru con ngủ; hát trên xe, khi lên cầu thang, trong tiệm tạp hoá, và kể cả khi đang làm việc vặt. Những bài hát đếm lùi số là kỹ năng quan trọng khi làm toán trừ. Khi hát bạn nên thêm vào một số từ quen thuộc về những con vật được ưa thích như : "Một chú voi con, hai chú voi con, ba chú voi con" và đếm dần lên "mười chú voi con". Sau đó hát ngược lại các con số: "Mười con mèo, chín con mèo...". Tùy theo độ tuổi mà bạn thêm bớt các con số và các từ đi kèm. 2. Thơ vần. "Một, hai, ba con gà" ; "Ba, bốn, năm cây tăm". Thơ vần và nhạc giúp các em dễ hình dung để nhớ các con số. Tìm đọc các loại sách dùng để đếm dành cho lứa tuổi của các em, hoặc bịa ra những bài hát vui cùng hát với các em. 3. Mọi thứ đều có thể đếm được. Trẻ em có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trưng cho 5 cái gì đó. Ðể giúp các em đối chiếu tương ứng giữa con số và số lượng, hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thực khi đếm. Khi lau ghế, lấy quần áo ra khỏi máy giặt, hoặc nhặt vỏ sò ở bãi biển, bạn hãy đếm cùng với các em.
- 4. Sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đếm. Trẻ em ở độ tuổi này thường hay mân mê khắp mình mẩy, và rất thích các đồ chơi toán học mà đi đâu chúng cũng mang theo. Hãy đếm mắt của trẻ rồi cộng lại : Một mắt cộng một mắt bằng hai mắt. Có bao nhiêu tay, chân... Thử cộng 2 với 2 bằng cách giơ 2 ngón tay ở mỗi bàn tay rồi cộng lại. Còn 5 ngón chân cộng với 5 ngón chân thì sao? (để tránh lẫn lộn nên dùng hai vật cùng tên). Nếu trẻ thực sự thích thú thì hãy tiếp tục, còn không thì đừng ép. 5. Nhớ số. Khuyến khích các em chú ý đến những con số được viết ở các địa chỉ ngoài đường, số xe... Ðể cho các em tự đánh dấu ngày sinh của mình trên lịch. Ðiều này không những tạo thêm kinh nghiệm đọc số cho các em, mà còn nhấn mạnh cho các em biết rằng con số là những cái rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. 6. Tác dụng của hình khối. Toán học không chỉ nói đến các con số mà còn nói đến diện tích, kích thước, chiều không gian, hình thể, và so sánh. Ðó là lý do tại sao các hình khối truyền thống lại là những đồ chơi toán học không thể thay thế được. 7. Phân loại. Toán học đòi hỏi khả năng phân biệt những thuộc tính giống và khác nhau và sắp chúng thành từng loại. Ðể thiết lập các kỹ năng này, hãy khuyến khích trẻ sắp xếp đồ vật thành từng nhóm theo những thuộc tính riêng của nó như: bút chì màu theo từng màu, đồ chơi riêng rẽ với dụng cụ học tập, quần áo theo từng màu và từng loại... 8. Ðo lường. Chỉ cho trẻ biết cách sử dụng thước. Ðo xem cái bàn, con chó, cái giường... cao bao nhiêu, dài bao nhiêu. Một sợi bún dài hơn hay ngắn hơn cái thước đó? Ðôi giầy của ai lớn hơn? Cho trẻ đứng dựa vào bức tường, đánh dấu và để cháu tự lấy thước đo xem mình cao bao nhiêu. Khi cháu lớn hơn, chỉ cho nó cách sử dụng centimet để đo những vật nhỏ chính xác hơn .
- 9. Nấu ăn. Khi chiên thịt, nướng bánh..., hãy tán gẫu bằng toán học. Ðể bắt đầu, bạn nên hỏi những câu như: miếng thịt nào lớn hơn miếng thịt nào nhỏ hơn... Tại sao phải cân đo trứng và đường khi làm bánh? Hãy tôn trọng ý kiến của con bạn khi tán gẫu. Không cần trẻ phải trả lời đúng, chỉ cần biết cách tính toán của nó mà thôi. 10. Ðừng quên những trò chơi cổ điển như chơi "Năm Mười" (trốn tìm), chơi đếm "một con chuột có 1 cái đuôi, hai cái tai, một cái đầu và bốn cái chân". "Hai con chuột có 2 cái đuôi, bốn cái tai..." Nhiều chuyên gia đề nghị cho trẻ chơi đôminô, chơi cờ cá ngựa để dễ nhận ra cả khối số trên đôminô mà không cần phải đếm từng dấu chấm một, hoặc cho ngựa đi một đoạn mà không cần đếm từng ô một.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn