intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ trên mối hànphần các bài thí nghiệm NDT nâng cao

Chia sẻ: Le Duoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ trên mối hàn trình bày các nội dung về thiết bị thí nghiệm, tóm tắt lý thuyết, trình tự thí nghiệm, kỹ thuật chụp bức xạ trên gói chữ T, xử ký giải đoán khuyết tật,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ trên mối hànphần các bài thí nghiệm NDT nâng cao

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN & VẬT LÝ MÔI TRƯỜNG Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc PHẦN CÁC BÀI THÍ NGHIỆM NDT NÂNG CAO Thuộc học phần: KỸ THUẬT KIỂN TRA KHÔNG PHÁ MẪU – NE4203 ­ Mã lớp: …….. ­ Thời gian thí nghiệm: 3h/bài ­ Hình thức kiểm tra: Viết báo cáo kết quả ­ Tổng số bài thí nghiệm: 3 bài. BÀI 4 : KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ TRÊN MỐI HÀN ỐNG I.  Mục đích thí nghiệm   Sinh viên nắm bắt và thực hiện thành thục quy trình chụp ảnh bức đối với  các mối hàn ống xạ trong công nghiệp. II. Thiết bị thí nghiệm ­ Máy phát X­ray đã khởi động sẵn sàng. ­ Film 10 x 20mm (Fuji hoặc Kodak) ­ Liều kế cá nhân ­ Thước mét. ­ Chỉ thị chất lượng ảnh (IQI). ­ Mẫu mối hàn ống trụ bằng thép. ­ Bộ đột chữ và số.  ­ Tấm chì mỏng. III. Tóm tắt lý thuyết 1
  2. Trong phép chụp ảnh bằng ánh sáng, các tia sáng phản xạ từ vật chụp, đi   qua một hệ  thống thấu kính trong máy  ảnh để  tạo nên một  ảnh thực trên  phim. Trong phép chụp ảnh bức xạ tia bức xạ từ nguồn bức xạ, đi qua vật  chụp để lại hình ảnh của vật chụp trên phim vốn được đặt ngay sau vật  chụp. Nguyên lý chụp ảnh bức xạ: 1­ Nguồn bức xạ; 2­ Tia bức xạ; 3­ Vật   chụp; 4­ Khuyết tật; 5­ Phim. Sự khác nhau chủ yếu giữa phép chụp ảnh bằng ánh sáng và phép  chụp ảnh bằng bức xạ là khâu xử lý phim. Sau khi chụp, phim được đưa vào  phòng tối để xử lý: hiện ảnh và hãm ảnh. Tuy nhiên, trong phép chụp ảnh  bức xạ người ta không cần in ảnh lên giấy ảnh; khi cần khảo sát, chỉ cần soi  phim trên màn soi hoặc dùng các máy chiếu để khuếch đại ảnh. ­ Đối với mỗi loại đường kính ống khác nhau, đòi hỏi chúng ta áp dụng các  kỹ thuật khác nhau để chụp được mối hàn trên mẫu.  ­ Với mối hàn có đường kính đủ lớn ta có thể gá phim áp sát vào mặt trong  của ống và áp dụng kỹ thuật 1 thành 1 ảnh như mối hàn phẳng (hình 1b) ­ Đối với mẫu ống có đường kính nhỏ hơn nhưng đường kính ngoài  >  90mm ta áp dụng kỹ thuật 2 thành 1 ảnh, phim đặt phía ngoài ống (hình 1c). 2
  3. Hình 1. Chụp ảnh các mối hàn nối (S­ nguồn, F­ phim): a) Hàn nối các tấm   phẳng; b) Hàn nối đường ống (phim đặt ở trong ống); c) Hàn nối đường ống   (phim đặt ở ngoài ống). ­ Đối với các mẫu nhỏ có đường kính ngoài 
  4. ­  Cường độ bức xạ : Cường độ bức xạ là số photon trong một đơn vị thời  gian đập vào một đơn vị  diện tích nằm vuông góc với chùm hạt. Đơn vị  đo   của cường độ bức xạ là photon/cm2.s. ­  Hệ  số  hấp thụ  tuyến tính : Hệ  số  hấp thụ  tuyến tính     chỉ  khả  năng  hấp thụ của vật chất với bức xạ có năng lượng xác định khi xuyên qua nó. Nó  được xác định bằng công thức: ln I o ln I , (1) d trong đó Io và I tương  ứng với cường độ  bức xạ  trước và sau khi đi qua  lớp vật chất có bề dày là d. ­  Bề  dày nửa giá trị  (HVT ­ Half Value Thickness) và bề  dày 1 phần 10   giá trị  (TVT ­ Tenth Value Thickness).: HVT và TVT là bề  dày của một lớp   vật liệu nào đó làm suy giảm cường độ  bức xạ  xuống tương  ứng còn một   nửa và 1/10 giá trị. Chúng có mối liên hệ  với hệ  số  hấp thụ  tuyến tính như  sau: HVT = 0,693/ TVT = 2,303/ HVT không phải là một hằng số đối với một chùm bức xạ. ­  Bề dày chụp tối đa:  Người ta quy định bề dày chụp tối đa có thể chụp  được, dmax bằng 4 lần giá trị HTV: dmax = 4HVT ­  Cường độ  bức xạ  tỷ  lệ  nghịch với bình phương khoảng cách:  Cường  độ  bức xạ  tại một điểm nào đó phụ  thuộc vào khoảng cách từ  điểm đó tới   nguồn và tỷ  lệ  nghịch với bình phương khoảng cách đó. Ví dụ  tại điểm 1   4
  5. cách nguồn là r1 mét cường độ bức xạ đo được là I1; tại điểm 2 cách nguồn là  r2 mét cường độ bức xạ đo được là I2, thì ta có: I1 r22 (5) I2 r12 Các đặc trưng của nguồn phóng xạ gamma Một nguồn phóng xạ  gamma thường gồm một lõi chất phóng xạ  được   đặt trong buồng kín bằng chì hoặc uranium và bộ  phận điều khiển để  đưa   nguồn vào vị trí chiếu. Hình 3. Giới thiệu sơ đồ của gamma và chụp ảnh Hình 3. Sơ đồ của nguồn gamma chụp ảnh: 1­ Buồng bảo vệ; 2­ lõi   nguồn; 3­ Bộ phận điều khiển nguồn ra vào. ­  Hoạt độ phóng xạ:  Mỗi nguồn phóng xạ được đặc trưng bằng hoạt độ  phóng xạ. Đại lượng này cho ta khái niệm khả năng phát xạ  mạnh hay yếu.   Hoạt độ phóng xạ được đo bằng số lần phân rã của đồng vị phóng xạ diễn ra  trong một đơn vị  thời gian. Đơn vị  đo hoạt độ  phóng xạ  là Becquerel (Bq)  hoặc Curie (Ci). 1Bq = 1 phân rã/s 1Ci = 3,7 x 1010 Bq ­  Hằng số phân rã     và chu k   ỳ bãn rã T 1/2: Các chất phóng xạ phân rã theo  định luật hàm mũ: N(t) = Noe­ t 5
  6. Trong đó No    và N(t) tương  ứng là số  hạt nhân chất phóng xạ  tại thời   điểm to và t;   là hằng số phân rã; nó có giá trị không đổi với một chất đồng vị  phóng xạ. Chu kỳ  bán rã T1/2 của một đồng vị  phóng xạ  được xác định bằng công  thức: T1/2 = 0,693/ T1/2 là khoảng thời gian trong đó hoạt độ phóng xạ của đồng vị phóng xạ  giảm đi một nửa. ­  Năng lượng bức xạ:  Mỗi nguồn phóng xạ gamma dùng trong phép chụp  ảnh phát ra các tia gamma mang năng lượng nhất định. Bảng dưới đây giới   thiệu đặc trưng của một số nguồn gamma thường dùng trong chụp ảnh công  nghiệp: Đồng vị T1/2 Năng lượng, MeV HVT đối với chì, mm 137 Cs 30 năm  0,66 8,4 60 Co 5,3 năm  1,17   ;     1,33 13 192 Ir 74 ngày  0,13   ;      0,9 2,8 169 Yb 31 ngày  0,06   ;      0,31 0,88 170 Tm 127 ngày  0,052 ;      0,084 ­ Đặc trưng của một số nguồn gamma Các đặc trưng của máy phát tia X 6
  7. Thông thường sơ đồ nguyên lý của một máy phát phát tia X gồm một đèn  phát tia X, một biến thế điều áp cao và một bảng điều khiển (Hình 3). Đèn  phát tia X có cấu tạo từ catot, nơi phát ra điện tử và anot, nơi phát ra tia X. Hình 4. Sơ đồ của máy phát tia X: 1­ Đèn phát tia X; 2­ Biến thế điện áp   cao; 3­ Bảng điều khiển; 4­ Anot; 5­ Catot. ­ Dòng đốt: Catot hay còn gọi là filamăng là một dây đốt phát ra điện tử.   Dòng đốt một chiều được nối với filamăng có điện áp từ 1 tới 5A. Dòng điện  tử  giữa catot và anot thường nhỏ  hơn, có giá trị  cỡ  miliampe (mA) và có thể  đo trực tiếp trên bảng điều khiển. Cường độ  phát tia X phụ  thuộc vào dòng  đốt và dòng điện tử. ­ Điện áp gia tốc: Để gia tốc điện tử tới một năng lượng nhất định trước  khi đập vào catot, người ta đặt một điện áp cao cỡ  từ  vài chục tới vài trăm  kilovolt giữa anot và catot. Điện áp này do biến thế  điện áp cao cung cấp.  Năng lượng cực đại của tia X bằng năng lượng của electron gia tốc. Khi điện  tử  đập vào anot, làm anot nóng lên, người ta dùng nước hoặc không khí làm  nguội bia. Hiệu suất làm nguội bia càng lớn thì tuổi thọ  của bia càng cao.   Thông thường một đèn phát tia X có tuổi thọ từ vài trăm tới vài nghìn giờ. ­ Công suất lối ra của thiết bị  được coi là liều chiếu của thiết bị  được  tính bằng R/min tại khoảng cách một mét cách đầu phát. IV. Trình tự thí nghiệm ­ Kiểm tra bằng mắt thường các dị  vật trên mối hàn cần loại bỏ  và làm  7
  8. sạch. ­ Đo chính xác chiều dầy tôn cơ bản và độ nhô mối hàn về  2 phía cần chụp   bằng thước milimet. Áp dụng công thức để  xác định chiều dầy hiều dụng  hấp thụ trên mẫu cần chụp  ­ Căn cứ vào giản đồ  chiếu xác định liều chiếu phù hợp với chiều dầy mối   hàn. ­ Quyết định hướng phát tia. ­ Bố  trí phim (chú ý đặt làm sao cho chuẩn, đúng vị  trí,… làm sao khi chụp  phim có độ đen  đều đặn để đánh giá khuyết tật chính xác nhất). ­ Đặt số và IQI (thường được dán trên một tấm bìa nhựa ). ­ Gá máy: Bố trí đưa chùm tia X vào vị trí chụp thật cân đối để thu được hình   ảnh phim đạt yêu cầu. ­ Thực hiện các biện pháp an toàn. ­ Chọn các thông số kỹ thuật. ­ Vận hành máy (cho máy hoạt động). V. Câu hỏi kiểm tra 1. Tại sao phải quan sát bề mặt mẫu và làm sạch trước khi chụp ? 2. Tại sao lại phân loại kỹ thuật chụp theo đường kính của ống ? 3. Trong 3 kỹ thuật chụp trên ống trụ , kỹ thuật nào cho kết quả chính xác  và tin cậy nhất ? BÀI 5 : KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ TRÊN MỐI HÀN CHỮ T I. Mục đích thí nghiệm 8
  9.   Sinh viên nắm bắt và thực hiện thành thục quy trình chụp ảnh bức xạ đối  với các mối hàn chữ T trong công nghiệp. II. Thiết bị thí nghiệm ­ Máy phát X­ray đã khởi động sẵn sàng. ­ Film 10 x 20mm (Fuji hoặc Kodak) ­ Liều kế cá nhân ­ Thước mét. ­ Chỉ thị chất lượng ảnh (IQI). ­ Mẫu mối hàn chữ T (dạng T ống hoặc T phẳng). ­ Bộ đột chữ và số.  ­ Tấm chì mỏng. III. Tóm tắt lý thuyết ­ Mối hàn chữ T là một trong những mối ghép rất thường gặp trong thực tế,  đối với loại mối hàn này thì tùy thuộc vào vật liệu, cấu hình (T ống hay T  phẳng), kích thước mà chúng ta có các công thức áp dụng khác nhau cho  từng loại. ­ Việc xác định liều chiếu chuẩn cho mẫu phụ thuộc rất nhiều vào việc tính  toán bề dày mẫu chụp và bố trí hướng chiếu trên mẫu. ­ Để  chụp  ảnh mối hàn chữ  T, hướng chùm bức xạ  thường làm thành một  góc   so với hướng vuông góc với bề mặt phim. Nếu T 1 và T2 là bề dầy của  vật liệu cơ sở thì bề  dày xuyên thấu của bức xạ tương  ứng với góc   của  hướng chùm bức xạ sẽ là: T=1,1 (T1 + T2)  = 30oC   (Hình 1.a) aT=1,4 (T1 + T2)  = 45oC   (Hình 1.b) 9
  10. Hình 1. Mối hàn chữ  T: a) góc nguồn nhỏ   = 30o; b) góc nguồn lớn   = 45o Kỹ thuật chiếu Chọn nguồn bức xạ a) Ưu điểm và nhược điểm chính của nguồn gamma và tia X ­ Giá thành của nguồn gamma thường thấp hơn so với máy tia X ­ Nguồn gamma dễ vận chuyển, có kích thước nhỏ  để  đưa lọt vào vị  trí   hiểm hóc. ­ Nguồn gamma không cần tới nguồn điện do đó có thể  chụp  ở  những  nơi không có nguồn điện; vận hành đơn giản. ­ Nguồn gamma cho phép kiểm tra các vật liệu kim loại có bề dày lớn. ­ Nguồn tia X thường cho ảnh có độ tương phản cao hơn nguồn gamma;   có thể thay đổi điện áp để có thể thay đổi độ xuyên. ­ Nguồn tia X an toàn hơn nguồn gamma do năng lượng thấp hơn và chỉ  phát ra bức xạ khi cần thiết. b) Sự lựa chọn nguồn Tuỳ theo các điều kiện cụ thể, người ta có thể  chọn cả  hai loại nguồn.  Nguồn tia X thường được sử dụng với các đối tượng chụp có bề dày nhỏ hơn   2,5 mm. Trong nhiều trường hợp, đối với các đối tượng này có thể  dùng các   nguồn gamma mềm như Ir ­ 192. 10
  11. Nói chung bức xạ  phải có năng lượng đủ  lớn để  xuyên qua đối tượng   chụp, song lại phải có độ  suy giảm nhất định khi qua khuyết tật. Khả  năng   xuyên qua đối tượng chụp một cách quá mức cần thiết nghĩa là phim có độ  sáng quá cao tạo ra những ảnh chất lượng kém khi khảo sát. Thiết lập khoảng bề dầy cần chụp Ngoài năng lượng, độ dày mà tia gamma và tia X có thể chụp được, còn  phụ thuộc vào chất liệu của đối tượng chụp. Bảng dưới đây giới thiệu bề dày tối ưu của thép đối với năng lượng của  nguồn gamma và tia X.  Quan hệ năng lượng ­ bề dày chụp tối ưu của thép Loại nguồn Năng lượng, MeV Bề dày thép tối ưu, mm Co ­ 60 1,17 và 1,33 50 ­ 150 Cs ­ 137 0,66 50 ­ 100 Ir ­ 192, tia X 0,2 ­ 0,4 10 ­ 70 Yb ­ 169, tia X 0.008 ­ 0.31 2,5 ­ 15 Tm ­ 170, tia X
  12. Do nguồn có kích thước nhất định nên  ảnh tạo ra luôn có độ  nhoè hình  học Ug. Nó được xác định bằng công thức: Ra Ug ( 23) F a trong đó R­ là đường kính của nguồn, F­ là khoảng cách từ  nguồn đến   phim, d­ khoảng cách từ khuyết tật tới phim (hình 6) Hình 2: Độ nhoè hình học Ug: 1­ nguồn bức xạ; 2­ vật chụp; 3­ khuyết   tật; 4­ phim. Ug có giá trị cực đại khi khuyết tật nằm trên bề mặt vật chụp và khi đó  d bằng bề  dày của vật chụp. Ug càng nhỏ  thì độ  nét của ảnh càng cao; điều  này có thể thực hiện bằng cách thay đổi khoảng cách nguồn ­ phim, F. Ngoài  ra khoảng cách khuyết tật phim d càng nhỏ  thì độ  nhoè càng nhỏ. Điều này   khó có thể điều chỉnh được chỉ có còn cách là đặt phim càng sát vật chụp thì  độ nhoè càng nhỏ. Chú ý: Phim nên đặt song song với vật chụp và vuông góc với chùm tia  bức xạ để ảnh không bị méo. b) Độ nhoè của phim 12
  13. Khi bức xạ tác dụng vào chất nhũ tương (AgBr) chúng giải phóng ra các  electron. Các electron thứ  cấp này lại có thể  tác động vào các hạt AgBr  ở  xung quanh. Kết quả  là khi hiện  ảnh không chỉ  các hạt Ag  ở  vùng chiếu xạ  mới bị hiện mà các hạt nằm  ở  vùng xung quanh cũng bị  hiện. Hiệu  ứng này  tạo ra độ nhoè nội tại hay độ nhoè phim Uf. Việc sử  dụng các màn tăng quang, đặc biệt là màn tăng quang muối  thường làm tăng Uf. c) Độ nhoè tổng Độ nhoè cuối cùng nhận được trên phim chịu tác động của độ nhoè hình  học và độ nhoè phim. Độ nhoè tổng UT được xác định bằng công thức: UT (Ug ) 2 (Uf ) 2 ( 24) d) Xác định độ sâu của phuyết tật Hình 3. Phương pháp xác định độ sâu của khuyết tật: 1­ vật   chụp; 2­ phim; A,B ­ Vị trí đặt nguồn Nguồn lần lượt được đặt ở  vị trí A và B trong một khoảng thời gian cỡ  khoảng thời gian chiếu thông thường. Từ độ  di chuyển G của ảnh dược xác  định sau khi hiện phim cho phép xác định khoảng cách d của khuyết tật: 13 GF d (26) G AB
  14. e) Chọn khoảng cách nguồn ­ phim Thông thường khoảng cách nguồn ­ phim được chọn là khoảng cách tối  thiểu để  đạt được độ  nhoè hình học nhỏ  nhất. Khi đó ta coi độ  nhoè phim  bằng không. Từ công thức (23) có thể tính được khoảng cách tối ưu nguồn ­   phim F d (U T R ) F (25) UT trong đó d­ khoảng cách từ khuyết tật tới phim. Khi không biết khoảng d  ta có thể coi nó bằng 1/2 bề dầy của vật chụp. Chú ý:  Theo định luật cường độ  bức xạ  tỷ  lệ  nghịch với bình phương   khoảng cách, khi muốn tăng F, cần tăng thời gian chiếu để tăng mật độ  phim   (độ đen) như cũ. IV. Trình tự thí nghiệm ­ Kiểm tra bằng mắt thường các dị vật trên mối hàn cần loại bỏ và làm sạch. ­ Đo chính xác chiều dầy tôn cơ  bản và độ  nhô mối hàn về  2 phía cần chụp  bằng thước milimet. Áp dụng công thức để  xác định chiều dầy hiều dụng   hấp thụ trên mẫu cần chụp. ­ Bố  trí khoảng cách, hướng chụp giữa mẫu và đầu phát sao cho phù hợp với   góc kích thước của mẫu, lựa chọn góc nghiêng hợp lý tránh tán xạ ngược. ­ Căn cứ  vào giản đồ  chiếu xác định liều chiếu phù hợp với chiều dầy mối  hàn. ­ Quyết định hướng phát tia. ­ Bố trí phim (chú ý đặt làm sao cho chuẩn, đúng vị trí,… làm sao khi chụp phim  14
  15. có độ  đen  đều đặn để  đánh giá khuyết tật chính xác nhất). Trong trường   hợp phim phải đặt nghiêng thì phải cân nhắc đến kích thước phim sao cho  độ tương phản trên phim tại các vị trí có khuyết tật phải được đảm bảo. ­ Đặt số  và IQI (thường được dán trên một tấm bìa nhựa). Do bề  mặt mẫu  phức tạp nên việc đặt các chỉ  thị  định vị  và IQI cần phải cân nhắc và ước  lượng chùm chiếu sao cho hình ảnh hiện rõ trên phim mà không đè vào các  vùng khuyết tật cần giải đoán ­ Thực hiện các biện pháp an toàn. ­ Chọn các thông số  kỹ  thuật. Trong trường hợp liều chiếu chỉ   định có thời  gian phát tia quá dài, chúng ta có thể chia thành 2 liều chụp gối nhau. ­ Vận hành máy (cho máy hoạt động). V. Câu hỏi kiểm tra a. Hướng chiếu ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hình ảnh trên phim ? b. Những điểm lưu ý cơ bản khi gáp lắp IQI và các chỉ thị định vị ? 15
  16. BÀI 6: XỬ LÝ GIẢI ĐOÁN KHUYẾT TẬT I.  Mục đích thí nghiệm.   Sinh viên làm quen với kỹ thuật gá  xử lý  phim trước và sau khi chụp,  đánh giá chất lượng phim chụp cũng như phân tích các dạng khuyết tật mắc  phải trên mỗi loại mẫu. II.  Thiết bị thí nghiệm ­ Hộp phim chụp bức xạ chưa chụp (Agfa, Kodak hoặc Fuji)  ­ Cassette, màn tăng quang cho Phim 10 x 20cm và 10 x 40cm. ­ Bàn thao tác và cắt phim có thước chia độ. ­ Đèn đỏ chuyên dụng cho phòng tối để rửa phim. ­ Các loại nước rửa đã pha sãn và dung dịch làm sạch phim. ­ Bộ thùng, giá rửa phim và găng ray cao su. ­ Đồng hồ bấm thời gian. ­ Máy sấy và dàn treo phim sau khi rửa. ­ Máy đọc phim và các phim đã qua xử lý 16
  17. III. Tóm tắt lý thuyết. Các bước thực hiện chủ  yếu trong một quy trình xử  lý tráng rửa phim   chụp ảnh bức xạ bao gồm:  Quá trình hiện ảnh, Quá trình rửa trung gian (rửa   nước),  Rửa cố định ảnh (Hãm phim), Rửa cuối và sấy khô Cần khuấy đều tất cả  những dung dịch dung để  xử  lý tráng rửa phim   trước khi đem vào sử dụng. Kiểm tra nhiệt độ dung dịch trong các thùng chứa,  dung dịch thuốc hiện càng xấp xỉ 20oC càng tốt. Kiểm tra mức dung dịch trong  các thùng chứa. Mức dung dịch trong bể  cần phải chuẩn bị  phải ngập hết   chiều cao của phim trên giá rửa. Kỹ thuật xử lý phim Sau khi chụp ảnh bức xạ, ảnh ẩn của đối tượng chụp đã hình thành trên   phim. Mục đích của quá trình xử lý phim là biến ảnh ẩn chưa nhìn thấy thành   ảnh nhìn thấy được và có thể bảo quản lâu dài. Quá trình xử lý phim gồm 4 bước sau: ­ Chuẩn bị trước khi xử lý phim ­ Hiện ảnh (tạo ra ảnh nhìn thấy) ­ Hãm ảnh (loại bỏ các tinh thể halogen thừa) ­ Rửa nước (Loại bỏ nước hãm thừa) ­ Phơi hoặc sấy khô (loại bỏ nước thừa) Chuẩn bị trước khi xử lý a) Kiểm tra buồng tối Phim được xử  lý trong buồng tối. Trước khi sử  dụng buồng tối cần   kiểm tra độ an toàn của ánh sáng trong buồng tối đối với phim. Việc kiểm tra   cần  tiến  hành  bằng  cách   đặt  một  vật  dụng  nào   đó  (ví   dụ  thước   kẻ,  bút   17
  18. viết,...) lên một tấm phim để ngỏ. Sau 10 phút tráng phim, nếu trên phim xuất  hiện vật dụng thì cần che chắn lại buồng tối để ánh sáng không lọt vào. b) Chuẩn bị hoá chất ­ Thuốc hiện và thuốc hãm cần được khuấy đều trước khi dùng để tránh  hiện tượng lắng đọng thuốc. ­ Kiểm tra nhiệt độ  của hai loại thuốc. Tốt nhất thuốc được duy trì  ở  nhiệt độ 20oC ­ Kiểm tra dòng nước lưu thông ở các bề tráng và giữ phim ­ Có bảng tra cứu thời gian và nhiệt độ xử lý phim do nhà sản xuất cung   cấp. Hiện ảnh a) Cơ chế hiện ảnh Quá trình hiện  ảnh là quá trình biến  ảnh  ẩn thành một  ảnh nhìn thấy  thông qua phản ứng biến ion bạc Ag+ thành bạc kim loại. Khi chế tạo phim, muối AgBr được hình thành theo phản ứng: AgNO3 + KBr ­­­> KNO3 + AgBr Thuốc hiện là chất cung cấp electron cho phản ứng khử. Khi bị chiếu xạ có một hàng rào ion âm Br­ xung quanh tinh thể AgBr vì  thế  các electron từ thuốc hiện không thể  xuyên qua hàng rào vào tinh thể  do   lực đẩy tĩnh điện. Khi tinh thể bị chiếu xạ, xuất hiện các tâm hiện, các tâm này tạo ra các   điểm yếu trong hàng rào ion Br­, nhờ đó electron có thể lọt vào tinh thể tham   gia phản ứng khử ion bạc để tạo ra bạc kim loại dươí dạng các điểm tối: e­ + Ag+  ­­­> Ag b) Thành phần của thuốc hiện 18
  19. Mỗi loại thuốc hiện thường gồm từ các chất sau: ­ Chất hiện: 3 loại chất hiện thường dùng là Metol, Hydroqninone và  Phenidone.   Người   ta   có   thể   kết   hợp   các   chất   hiện,   Ví   dụ:   Metol   ­   Hydroqninone, Hydroqninone ­ Phenidone. Chất hiện là chất cung cấp e­ cho  phản ứng khử. ­ Chất tăng tốc: Chât tăng tốc thường là chất có hoạt tính kiềm, chẳng   hạn Na2CO3, NaOH, K2CO3, KOH, ... Độ  kiềm cao thúc đấy sự  giải phóng e­  khỏi thuốc hiện trong một thời gian ngắn, nhờ đó ảnh có độ tương phản cao. ­ Chất bảo quản: các dung dịch thuốc hiện thường bị  oxi hoá trong môi  trường không khí làm thuốc dễ bị thoái hoá. Để làm chậm tốc độ oxi hoá, kéo  dài thời gian sử  dụng, người ta dùng các chất bảo quản, phổ  biến nhất là   Na2SO3 hoặc K2SO3. ­ Chất hạn chế  hay chất chống nhiễu: Thuốc hiện có khả  năng khử các  hạt AgBr chưa bị chiếu xạ, đó là hiện tượng tạo nền phông nhiễu. Để  khắc   phục hiện tượng này, người ta dùng chất hạn chế hay chất chống nhiễu. Nhờ  chất này quá trình tạo nhiễu diễn ra chậm hơn nhiều so với quá trình tạo ảnh.  Các muối tan của Br, chẳng hạn KBr, với nồng độ  5g/lít thường được dùng  làm chất chống nhiễu. Chú ý: Trong quá trình sử  dụng, hoạt tính của thuốc hiện giảm dần, vì vậy  cần phải bổ sung thêm thuốc mới. c) Quan hệ thời gian ­ nhiệt độ Mối loại thuốc hiện thường có bảng chỉ dẫn mối quan hệ giữa nhiệt độ  của thuốc hiện và thời gian hiện  ảnh. Trong trường hợp không có bảng chỉ  dẫn có thể dùng bảng sau đây: Bảng 1. Quan hệ thời gian ­ nhiệt độ hiện ảnh Nhiệt độ, oC 18 20 22 24 26 28 30 19
  20. Thời gian, phút 6 5 4 3,5 3 2,5 2 Chú ý: Nhiệt độ thuốc hiện không nên để thấp dưới 18oC hoặc trên 30oC. d) Giũ phim Sau khi hiện, phim được giũ trong bồn nước lưu thông trong thời gian   khoảng 2 ­ 3 phút để loại các chất hiện còn thừa bám trên phim. Người ta có   thể dùng dung dịch axêtic 2 ­ 3% để  giũ phim nhằm giảm thời gian giũ phim  xuống còn 30 giây. Chú ý: Sau khi giũ xong cần nhanh chóng chuyển phim sang bồn hãm để  tránh hiện tượng oxi hoá lớp bề mặt phim. Hãm phim ­ Hãm phim là quá trình cố  định  ảnh bằng cách chỉ  giữ  lại các hạt bạc   kim loại tạo thành ảnh trên phim. Trong quá trình hãm phim, các phân tử AgBr  chưa được  hiện trong phim sẽ   được hoà trong chất hãm phim. Chất hãm  thường   dùng là  Na2S2O3  hoặc chất  hãm nhanh  (NH4)2S2O3.  Dung dịch  của  chúng nhanh chóng hoà tan AgBr còn lại trên phim. Ngoài chất hãm người ta  còn sử  dụng một số  chất phụ  gia như  axit axêtic để  dung hoà các vết thuốc   còn lại và Na2SO3 để  ngăn chặn sự  phân huỷ  lưu huỳnh và tái tạo chất hãm   theo phản ứng: Na2SO3 + S ­­­> Na2S2O3 ­ Thời gian phim lưu trong bồn hãm khoảng 10 phút. Trường hợp dùng  thuốc hãm nhanh, thời gian này có thể giảm xuống còn khoảng 2 ­ 3 phút. ­ Nhiệt độ  của bồn hãm tương tự  như  nhiệt độ  của bồn hiện hoặc bồn  giũ. Rửa nước 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1