intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nhiếp ảnh Chụp pháo hoa

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

164
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị hành trang như thế nào để ghi lại những màn pháo hoa đẹp là thắc mắc của không ít người yêu thích chụp ảnh. Chuẩn bị hành trang như thế nào để ghi lại những màn pháo hoa đẹp là thắc mắc của không ít người yêu thích chụp ảnh. Để ghi được những màn pháo hoa đẹp và sắc nét, bạn cần chuẩn bị những thiết bị, các thông số và những lưu ý sau: Máy ảnh Tất cả các dòng máy ảnh DSLR đều hỗ trợ chế độ M và S (Tv) Sử dụng máy ảnh có chế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nhiếp ảnh Chụp pháo hoa

  1. Kỹ thuật nhiếp ảnh: Chụp pháo hoa Chuẩn bị hành trang như thế nào để ghi lại những màn pháo hoa đẹp là thắc mắc của không ít người yêu thích chụp ảnh. Chuẩn bị hành trang như thế nào để ghi lại những màn pháo hoa đẹp là thắc mắc của không ít người yêu thích chụp ảnh. Để ghi được những màn pháo hoa đẹp và sắc nét, bạn cần chuẩn bị những thiết bị, các thông số và những lưu ý sau: Máy ảnh Tất cả các dòng máy ảnh DSLR đều hỗ trợ chế độ M và S (Tv) Sử dụng máy ảnh có chế độ M – chỉnh tay hoặc S (hay Tv) – ưu tiên tốc độ chụp, đây là 2 chế độ hữu dụng nhất để chụp pháo hoa.
  2. Trong đó, chế độ M cho phép bạn kiểm soát thời gian phơi sáng, giá trị ISO và độ mở ống kính, giúp bạn chủ động khi chụp pháo hoa với ánh sáng thay đổi liên tục. Chế độ S cho phép bạn cài đặt sẵn tốc độ và ISO, máy sẽ tự điều chỉnh khẩu độ tương ứng. Với người dùng máy ảnh DSLR, 2 chế độ này luôn có sẵn nhưng với máy ảnh PnS, nếu không có 2 chế độ này bạn có thể sử dụng chế độ Auto (P) – chỉ điều chỉnh được ISO. Phụ kiện Chân máy là phụ kiện quan trọng khi chụp pháo hoa Chân máy: Đây là phụ kiện quang trọng bạn nên mang theo, vì chụp pháo hoa bắt buộc ta phải sử dụng tốc độ chậm đến vài giây, nên không thể cầm máy trên tay. Nếu không có chân máy nên chọn những điểm tựa chắc chắn như ghế, bức tường… Dây bấm: Để tránh hiện tượng khi bấm máy ngón tay làm rung hình, bạn có thể sử dụng dây nối nút bấm trực tiếp hoặc nút bấm không giây. Dây bấm này giúp bạn đạt 100% hình ảnh không rung hình, trong khi nếu bấm băng tay với thì tỉ lệ đạt hiệu quả là 60%. Chọn vị trí Gắn pháo hoa với khung cảnh xung quanh cho hình ảnh bớt đơn điệu Ngay cả khi xem pháo hoa ta luôn muốn chọn vị trí dễ quan sát nhất và để chụp được những màn pháo hoa đẹp thì không phải vị trí nào cũng hợp lý.
  3. Cách hiệu quả nhất là bạn nên quát sát vị trí chụp trước khi bắt đầu sự kiện và “xí” chỗ thật sớm để không đứng sau một tay máy khác hay bị che khuất bởi dòng người xem đông đúc. Bên cạnh đó, nên chọn vị trí sao cho những màn pháo hoa gắn với bối cảnh xung quang cho bớt đơn điệu, như những cây cầu, thuyền, tượng đài hay cả thành phố… Thông số chụp Chụp với Bulb trong chế độ M giúp bạn kiểm soát tốc độ chụp khi ánh sáng của pháo hoa thay đổi không đều Mỗi tình huống chụp sẽ có thông số cài đặt riêng. Cài đặt thông số chụp cảnh pháo hoa cũng tương tự cách bạn cài đặt cho chụp cảnh đêm. ISO: Chọn ISO có chỉ số càng thấp thì khả năng khử nhiễu càng cao và hãy chọn mức ISO thấp nhất mà máy bạn hỗ trợ, trung bình là ISO 80,100, 200. Như vậy sẽ đảm bảo cho bạn có hình ảnh chất lượng cao, mịn hạt để có thể phóng ảnh với cỡ lớn. Tốc độ chụp: Tại sao chụp pháo hoa nên sử dụng tốc độ chụp chậm? Bởi những màn pháo hoa có các tia sáng dài và tạo thành hình thù như những bông hoa rất đẹp, do vậy thời gian phơi sáng càng dài thì hình ảnh ghi được sẽ có chọn vẹn dải sáng, trong khi ngay cả mắt người cũng không thấy hết được. Điểm này cũng là lý do khi xem lại ảnh chụp pháo hoa ta thấy hình ảnh còn lung linh và hấp dẫn hơn thực tế.
  4. Như vậy bạn có thể đặt tốc độ màn trập từ 3 đến 30 giây hay đặt tốc độ “Bulb” để tự mình đếm thời gian phơi sáng trong chế độ M. Chế độ S thông thường cũng có giới hạn đến 30 giây nhưng không có Bulb. Nên lưu ý, không phải tốc độ phơi sáng càng lâu thì hình ảnh càng đẹp mà rất dễ thừa sáng, mất chi tiết, bạn có thể để tốc độ trung bình từ 8 đến 20 giây là phù hợp cho mọi tình huống. Khẩu độ: Ở chế độ M, bạn có thể chọn 1 trong các thông số từ f/8 đến f/22 để hình ảnh nét sâu và có các tia sáng “hiệu ứng sao” – hiệu ứng này có được khi các lá khẩu khép chặt nguồn sáng, tạo ra các đốm sáng tự nhiên tương tự việc dùng filter sao hay “bịa ra” bằng Photoshop. Với chế độ S - khẩu độ hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ chụp do vậy bạn không phải điều chỉnh thêm. Nhưng chắc chắn một điều, khi “lười” cài đặt bước này, hình ảnh chụp chế độ S không đẹp bằng chụp với M. Lấy nét: Đây cũng là yếu tố quan trọng khi chụp pháo hoa và nên thao tác trước khi sự kiện bắt đầu, do bạn không thể lấy nét tự động trong trường hợp này mà phải lấy nét bằng tay, vì máy có khả năng đo sáng vào 1 điểm sáng nhưng không thể đo sáng với những điểm sáng thay đổi liên tục. Do đó, bạn nên tắt chế độ Auto focus trên thân máy hoặc ống kính, sau đó ngắm máy và lấy nét vào bối cảnh trên nền pháo hoa hay lấy nét bằng cách ước lượng khoảng cách từ ống kính đến vị trí bắn pháo hoa. V ì để nét sâu nên bạn có thể yên tâm khi lấy nét theo những cách này.
  5. Với những máy ảnh PnS, việc lấy nét phụ thuộc hoàn toàn vào máy ảnh, vậy nên máy sẽ chụp chậm hơn và bạn sẽ có ít “shot” hơn những người sử dụng máy ảnh DSLR. Tiêu cự và bố cục Ảnh toàn cảnh pháo hoa với khuôn hình ngang Bố cục khi chụp pháo hoa tuân thủ theo phương thức bố cục thông thường và bạn có thể chụp dọc máy hay ngang máy. Tuy nhiên, do những màn pháo hoa thường bắn lên cao nên nhiều người thường chụp khuôn hình dọc với tiêu cự trung bình (35-70mm), nhưng bạn có thể sử dụng ống kính có tiêu cự rộng một chút (16-20mm) để chụp với khuôn hình ngang. Việc bố cục hình ảnh cũng liên quan tới vị trí chụp của bạn, nếu có khả năng lấy khung hình từ xa với cái nhìn toàn cảnh thì chụp ngang máy cũng mang lại hình ảnh vô cùng thú vị. Bên cạnh đó, sử dụng ống kính có dải zoom linh hoạt cũng là cách bạn chủ động thay đổi với nhiều bố cục. Thời điểm chụp Thời điểm đẹp nhất là lúc pháo hoa bắt đầu được bắn lên rồi nổ bung. Bạn nên chụp liên tục khi mới bắt đầu sự kiện, bởi lúc này khói pháo chưa nhiều, không khí trong hơn, những “bông hoa” của bạn sẽ rõ nét hơn. Những lưu ý khác Không sử dụng đèn flash: Dùng đèn trong trường hợp này không những không có tác dụng gì mà còn chiếu sáng vùng tiền cảnh xung quanh gây mất tập trung vào chủ đề chình là những chùm pháo hoa.
  6. Nếu không có dây bấm: Bạn có thể chọn chế độ hẹn giờ tự động chụp với thời gian ngắn. Dự đoán trước: Khi bấm máy bạn có thể khẳng định hay không có một chùm pháo hoa đẹp, bước tiếp theo là dự đoán và hình dung xem những chùm pháo tiếp theo có nằm ở vị trí hợp lý không và có chồng chéo lên nhau, để tiếp tục hoặc chuyển sang bức hình khác. Xem thêm ảnh chụp pháo hoa đẹp:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2