intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sàng lọc trẻ tự kỷ bằng bảng kiểm M-CHAT

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật sàng lọc trẻ tự kỷ bằng bảng kiểm M-CHAT" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sàng lọc trẻ tự kỷ bằng bảng kiểm M-CHAT

  1. KỸ THUẬT SÀNG LỌC TRẺ TỰ KỶ BẰNG BẢNG KIỂM M-CHAT I. ĐẠI CƢƠNG Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ có sửa đổi (Modified Check-list Autism in Toddlers - M-CHAT 23) được dùng để sàng lọc trẻ tự kỷ trong độ tuổi 18 - 30 tháng. Bảng kiểm này được Robin và cộng sự thiết kế tại Mỹ năm 2001 với 23 câu hỏi, chỉ mất năm đến mười phút để phỏng vấn cha mẹ và đ được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Nội dung: Bảng kiểm sàng lọc Tự kỷ ở trẻ nhỏ (dựa theo M CHAT- 23) Họ và tên trẻ:…………………………………………..Giới…:… Ngày sinh:……………………………………………………….. Người điền phiếu:……………………………………………….. Quan hệ với trẻ……………… …………………………………. Họ và tên mẹ: …………………………Nghề nghiệp…………… Trình độ văn hóa…………………………………………………. Họ và tên bố:…………………………...Nghề nghiệp…………… Trình độ văn hóa…………………………………………………. Địa chỉ : …………………………………………………………. Điện thoại………………………………………………………… 1 Trẻ thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không? Có Không 2 Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không? Có Không 3 Trẻ có thích trèo lên các đồ vật, như là cầu thang không? Có Không 4 Trẻ có thích chơi ú òa/trốn tìm không? Có Không 5 Trẻ đ bao giờ chơi giả vờ chưa, ví dụ như nói điện thoại hoặc Có Không chăm sóc búp bê, hoặc chơi giả vờ với các đồ vật khác? 6 Trẻ đ bao giờ dùng ngón trỏ của mình để chỉ, để yêu cầu đồ vật? Có Không 7 Trẻ đã bao giờ dùng ngón trỏ của mình để chỉ, để thể hiện Có Không sự quan tầm đến đồ vật nào đó không? 8 Trẻ có thể chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ví dụ: ô tô hoặc Có Không khối xếp hình) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống không? 9 Trẻ đã bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn (cha mẹ) không? Có Không 254
  2. 10 Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn một hoặc hai giây không? Có Không 11 Trẻ đ bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không? (ví dụ: bịt Có Không hai tai) 12 Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hoặc thấy bạn cười không? Có Không 13 Trẻ có bắt chƣớc bạn không? (ví dụ: khi bạn làm điệu bộ Có Không trên nét mặt, trẻ có bắt chƣớc không)? 14 Trẻ có đáp ứng khi đƣợc gọi tên không? Có Không 15 Nếu bạn chỉ đồ chơi ở một vị trí khác trong phòng, trẻ có Có Không nhìn vào đồ vật đó không? 16 Trẻ có biết đi không? Có Không 17 Trẻ có nhìn vào những đồ vật mà bạn đang nhìn không? Có Không 18 Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt Có Không không? 19 Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn tới những hoạt động của Có Không trẻ không? 20 Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc không? Có Không 21 Trẻ có hiểu điều mọi người nói không? Có Không 22 Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi Có Không thơ thẩn không có mục đích không? 23 Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem Có Không phản ứng của bạn không? II. CHỈ ĐỊNH  Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.  Trẻ nghi ngờ tự kỷ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện qui trình kỹ thuật Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên ngôn ngữ 2. Phƣơng tiện Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi, đồ dùng học tập…. 3. Ngƣời bệnh 255
  3.  Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.  Cha mẹ người bệnh có khả năng hiểu ngôn ngữ lời nói và chữ viết. 4. Hồ sơ bệnh án  Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.  Ghi nhận xét trước thực hiện. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Bước 1: kiểm tra tên trẻ với phiếu chỉ định. Bước 2: tiến hành kỹ thuật (thời gian thực hiện từ 15 - 20 phút). 1. Điền phiếu M- CHAT 23  Phát phiếu cha mẹ hoặc người chăm sóc chính để họ tự điền.  Phỏng vấn cha mẹ hoặc người chăm sóc chính (nếu họ không biết đọc).  Đọc từng câu hỏi. Anh (Chị) cố gắng trả lời chính xác các câu hỏi để trẻ có thể được phát hiện sớm và can thiệp sớm khi có các dấu hiệu bất thường bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời có hoặc không. Cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi. Với những hành vi hiếm gặp (ví dụ: bạn chỉ nhìn thấy một hoặc hai lần) thì hãy trả lời là không. 2. Kết luận Trẻ bình thường: nếu tất cả các câu trả lời của trẻ đều ở ô trắng. Trẻ nghi ngờ tự kỷ: nếu có từ 3 câu trả lời trở lên rơi vào ô bôi đen bất kỳ hoặc có từ 2 câu trả lời trở lên rơi vào ô bôi đen thuộc các câu hỏi chủ chốt (Các câu hỏi in đậm: Câu 2, 7, 9, 13, 14, 15). Các trẻ này cần được khám đánh giá tiếp. VI. THEO DÕI Sự hợp tác của cha mẹ và trẻ trong quá trình đánh giá. VII. TAI BIẾN Không có. 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0