LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM<br />
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành âm nhạc Việt Nam?<br />
Văn hóa: ảnh hưởng 2 nền văn hóa Đông Á và Đông Nam Á.<br />
Ngôn ngữ: gồm 3 ngữ hệ Nam Á, Nam đảo và Hán Tạng.<br />
Tôn Giáo: thờ Đa thần<br />
Thiên nhiên: nhiều nhạc cụ tre nứa, đồng,đá.<br />
2. Các loại nhạc cụ thời Hùng Vương? 2 loại<br />
Thổi: khèn bàu, khèn bè<br />
Gõ: Tự thân vang( trốngđồng, cồng chiên), có màng rung( trống da).<br />
3. Các dàn nhạc thời Lý-Trần?<br />
Đại nhạc: các nhạc cụ phát ra âm lượng lớn( kèn,trống). Làm nhạc lễ<br />
trong cung.<br />
Tiểu nhạc: các nhạc cụ phát ra âm lượng nhỏ(sáo, đàn dây).Nhạc giải trí<br />
trong cung và nhạc lễ ngoài cung.<br />
4. Lý thuyết âm nhạc thời Lý-Trần?<br />
Tổng kết thang âm điệu thức: âm đàn, âm kèn.<br />
Du nhập thang âm Trung Quốc: cung, thương, giốc, chủy, vũ, hò, xự….<br />
Biên soạn sách dạy nhạc, phương pháp dạy nhạc, phương pháp hòa<br />
nhạc…<br />
Bát âm Việt Nam được xây dựng trên hiệu quả âm thanh vang lên: tiếng<br />
gió thoảng, tiếng chim, tiếng sấm, tiếng vó ngựa….<br />
Phân loại nhịp: (5 loại) Nhịp quân hành, Nhịp lưỡng thuận hay trường<br />
thuận, Nhịp chiêu binh cổ sĩ, Nhịp song lan phù, Nhịp nam oán dạ.<br />
5. Các thể loại âm nhạc thời Lê?<br />
Nhạc cung đình: Tế giao, Tế miếu, Tế ngũ tự, Đại triều nhạc, Thường<br />
triều nhạc, Yến nhạc, Cung nhạc.<br />
Nhạc dân gian: Kỳ yên, Con hát, Phường chèo, Tàng câu, Thường ban,<br />
Hát cửa đình…<br />
6. Các dàn nhạc thời Lê?<br />
Đường thượng chi nhạc<br />
Đường hạ chi nhạc<br />
Ty giáo phường<br />
Dàn nhạc trong cung<br />
Đội Bả lệnh<br />
Thự Đồng văn và Nhã nhạc.<br />
<br />
7. Các thể loại âm nhạc thời Nguyễn?<br />
Nhạc cung đình: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc,<br />
Thường triều nhạc, Nhã nhạc, Yến nhạc, Đạo nghinh nhạc, Cung trung<br />
chi nhạc.<br />
Nhạc dân gian: - Nhạc thính phòng: hát Ả Đào, Ca Huế.<br />
Nhạc lễ: Miền Bắc và Miền Trung.<br />
8. Các dàn nhạc thời Nguyễn?<br />
Nhạc cung đình: Đại nhạc, Tế nhạc, Nhã nhạc, Nhạc huyền, Ty chung<br />
và Ty khánh, Ty cổ, Quân nhạc.<br />
Nhạc dân gian: Dàn nhạc lễ Miền Bắc và Dàn nhạc lễ Miền Nam.<br />
9. Các dòng ca khúc từ giữa TK 19 đến 1945?<br />
a. Ca khúc Lãng mạn: 3 khuynh hướng<br />
Bi ai, thương cảm: Giọt mưa thu – Đặng Thế Phong.<br />
Thoát ly, mộng mơ: Bướm hoa – Nguyễn Văn Thương.<br />
Thôn dã: Chiều quê – Hoàng Quý.<br />
b. Ca khúc yêu nước: 3 khuynh hướng<br />
Tươi sáng, lạc quan: Nước non Lam Sơn – Hoàng Quý.<br />
Xông pha, dấn thân: Bạch Đằng giang – Lưu Hữu Phước.<br />
Đau thương, uất hận: Lời Cha già – Đỗ Nhuận.<br />
10. Các thể loại ca khúc Việt Nam từ 1945 đến 1954?<br />
Hành khúc: Tiểu đoàn 307 – Nguyễn Hữu Trí.<br />
Chính ca: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch – Lưu Hữu Phước.<br />
Hài hước: Anh Ba Hưng – Trần Kiết Tường.<br />
Trữ tình: Sơn Nữ Ca – Trần Hoàn.<br />
Thiếu nhi : Đếm sao – Văn chung.<br />
Trường ca: Người Hà Nội – Nguyễn Đình Thi.<br />
Ca cảnh và Ca kịch: Diệt sói lang – Lưu Hữu Phước.<br />
11. Các sự kiện âm nhạc quan trọng từ 1954 đến 1975?<br />
Đại hội văn công toàn quốc lần đầu tiên.<br />
Thành lập trường âm nhạc Việt Nam.<br />
Viện nghiên cứu âm nhạc.<br />
12. Các thể loại âm nhạc từ 1954 đến 1975?<br />
Âm nhạc sân khấu kịch: Ca cảnh, Ca kịch, Nhạc kịch, Vũ kịch.<br />
Âm nhạc thính phòng: Thể loại: Vũ khúc, Hát ru, Biến tấu…Khuynh<br />
hướng: Âm nhạc dân tộc và hiện thực Cách mạng.<br />
Giao hưởng: Thể loại: Giao hưởng thơ, liên khúc sonate, Tổ khúc giao<br />
hưởng. Nội dung: Chiến tranh, ca ngợi Tổ quốc.<br />
Các tác phẩm cho nhạc cụ cổ truyền: Hình thức biểu diễn: Độc tấu,<br />
dàn nhạc. Dạng sáng tác: Lối cổ, ghi từng note.<br />
<br />