Luận văn: Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá CP thông qua các mô hình định giá
lượt xem 21
download
Một năm sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể song đồng thời cũng bộc lộ những khiếm khuyết của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thế nhưng không thể phủ nhận một điều kinh tế Việt Nam đang hòa nhập ngày càng sâu hơn và rộng hơn với thế giới. Thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng đang từng ngày phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế. Với lich sử 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đang dần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá CP thông qua các mô hình định giá
- Luận văn Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá CP thông qua các mô hình định giá
- MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ CP VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CP .................. 1 1.1 PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ........... 1 1.1.1 Rủi ro không hệ thống ................................ ................................ ....... 1 1.1.1.1 Rủi ro kinh doanh ................................ ................................ ...... 1 1.1.1.2 Rủi ro tài chính ................................ ................................ .......... 2 1.1.2) Rủi ro hệ thống................................ ................................ .................. 2 1.1.2.1 Rủi ro thị trường .................................................................... 3 1.1.2.2 Rủi ro lãi suất................................ ................................ .............. 3 1.1.2.3 Rủi ro sức mua ................................ ................................ ........... 4 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN ......... 4 1.2.1 Nhóm nhân tố cơ bản ................................ ................................ ......... 5 1.2.2 Nhóm nhân tố vĩ mô ................................ ................................ ........... 5 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, LÃI SUẤT TỚI GIÁ CHỨNG KHOÁN.. 8 1.3.1 Tác động của nhân tố tỷ giá ................................ ............................... 8 1.3.1.1 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài ................................ ........... 8 1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Xuất Nhập Khẩu ........ 9 1.3.1.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động thuần trong nước ................. 10 1.3.1.4 Nhà đầu tư nước ngoài mua CK bằng đồng ngoại tệ ............. 10
- 1.3.2 Tác động của rủi ro lãi suất ................................ ............................ 11 1.4 CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN .............................. 12 1.4.1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM ................................ .............. 12 1.4.1.1 Tổng quan về mô hình CAPM ................................ ................. 12 1.4.1.2 Các giả định của mô hình ................................ ........................ 13 1.4.1.3 Nội dung của mô hình ................................ ............................. 13 1.4.2 Tổng quan lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá ............................ 17 1.4.2.1 Tổng quan về mô hình APT ................................ ..................... 17 1.4.2.2 Các giả định của mô hình ................................ ........................ 18 1.4.2.3 Nội dung của mô hình ................................ ............................. 18 1.4.2.4 Mô hình nhân tố ................................ ................................ ...... 19 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP THÔNG QUA CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ............ 22 2.1 CAPM VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CHO TTCK VIỆT NAM .................. 22 2.1.1 Các giả định của mô hình ................................ ................................ 22 2.1.2 Các quy tắc chung để kiểm định mô hình ................................ ....... 23 2.1.3 Kiểm định mô hình CAPM ................................ ............................. 23 2.1.4 Các lý do khiến mô hình CAPM không đúng ở Việt Nam ............. 26 2.2 CÁC NHÂN TỐ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................ 27 2.2.1 Tâm lý của nhà đầu tư ................................ ................................ ..... 27 2.2.2 Hiện tượng làm giá chứng khoán ................................ ..................... 30 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................ ................................ .. 31 2.3.1 Tác động của lãi suất ................................ ................................ ........ 31 2.3.2 Tác động của tỷ giá ................................ ................................ .......... 35
- 2.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP THÔNG QUA MÔ HÌNH APT ............................................................ 39 2.4.1 Các giả định của mô hình ................................ ................................ 39 2.4.2 Chọn nhân tố cho mô hình ................................ ............................... 40 2.4.3 Xem xét ma trận hệ số tương quan ................................ ................. 41 2.4.4 Xây dựng mô hình ................................ ................................ ............ 44 2.4.5 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính ....................... 45 2.4.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................ ............... 47 2.4.7 Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình .................... 48 2.4.8 Xác định tầm quan trọng của các nhân tố có trong mô hình ........ 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ........................................ 55 3.1 Cách thức thực hiện chính sách tiền tệ nên uyển chuyển và mềm mại hơn để tránh gây sốc cho thị trường ................................ ............................. 57 3.2 Nên có chế độ lãi suất phù hợp, thực hiện tăng lãi suất có kiểm soát ... 59 3.3 Thực hiện biện pháp tăng tỷ giá, giảm giá nội tệ để ổn định TTCK ...... 60 3.4 Cho phép các doanh nghiệp được phát hành CP bằng ngoại tệ ............. 60 3.5 Tiến hành mua ngoại tệ có mục tiêu và bước đi phù hợp ....................... 61 3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và ngân sách .............. 61 3.7 Hạn chế những bất cập trong việc điều hành chính sách và tăng cường năng lực điều hành của các cơ quan chức năng ................................ .... 62 3.8 Xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp............. 63 3.9 Kiểm soát đầu tư công ................................ ................................ .............. 64 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Capital Asset Pricing Model (Mô hình định giá tài sản vốn). CAPM : Arbitrage Pricing Theory (Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá). APT : Tỷ suất sinh lợi. TSSL : Thị trường chứng khoán TTCK : Tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái. TGHD : Độ lệch chuẩn. 2 : Phương sai. : Hiệp phương sai. CovAB : Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. rf : Capital Market Line (Đường thị trường vốn). CML : Security Market Line (Đường thị trường chứng khoán). SML : Ngân hàng thương mại NHTM : Ngân hàng nhà nước NHNN : Dự trữ bắt buộc DTBB : Cổ phiếu CP : Chứng khoán CK : Bộ tài chính BTC KHĐT : Kế hoạch đầu tư BĐS : Bất động sản
- DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ CP VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CP ..................... 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP THÔNG QUA CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ 22 Bảng 2.1: TSSL trung bình và beta của các cổ phiếu .......................... 24 Bảng 2.2: Hệ số tương quan giữa TSSL của các CP và các nhân tố ... 42 Bảng 2.3: Kết quả R2, kiểm định F ................................ ....................... 46 Bảng 2.4: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình .. 49 Bảng 2.5: Hệ số tương quan của 9 CP đối với các nhân tố ................. 50 Bảng 2.6: Hệ số tương quan riêng và hệ số tương quan từng phần .... 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ................................ ................................ ............................... 55
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN ......................................................................................................................... 1 Hình 1.1: Kết hợp rủi ro - tỷ suất sinh lợi ................................ ............... 14 Hình 1.2: Đường thị trường vốn................................ .............................. 15 Hình 1.3: Đường thị trường CK SML (Security Market Line) ............. 16 Hình 1.4: Beta của cổ phiếu ................................ ................................ ..... 17 CHƯƠNG 2: : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP THÔNG QUA CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ................. 22 Hình 2.1: Biến động của các loại lãi suất từ 06/1998 – 08/2002............... 32 Hình 2.2 : Biến động của lãi suất bình quân liên NH 06/05-10/06 ......... 33 Hình 2.3 : Đồ thị lãi suất và VN_index................................ ..................... 34 Hình 2.4: % thay đổi tỷ giá hạch toán qua các tháng từ 9/04-12/07 ....... 36 Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá USD/VND ................................ ....................... 38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ................................ ................................ ............................... 55
- LỜI MỞ ĐẦU Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài Một năm sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể song đồng thời cũng bộc lộ những khiếm khuyết của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thế nhưng không thể phủ nhận một điều kinh tế Việt Nam đang hòa nhập ngày càng sâu hơn và rộng hơn với thế giới. Thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng đang từng ngày phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế. Với lich sử 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đang dần thể hiện vai trò điều phối vốn cho nền kinh tế, các đối tượng tham gia vào thị trường đang ngày càng trưởng thành hơn trong hoạt động. Để tham gia vào thị trường có hiệu quả hơn, các nhà đầu tư cần trang bị cho mình nhiều hơn các kiến thức về tài chính, đặc biệt là quản trị tài chính. Về đề tài quản trị tài chính và thực tiễn ứng dụng vào TTCK Việt Nam đã có rất nhiều bài viết được đăng tải trên các phương tiện truyền thông báo chí. V ì vậy với bài luận này, nhóm không đi sâu vào phân tích tính hiệu quả của lý thuyết quản tri, đầu tư tài chính trong thực tiễn. Mà chỉ nhằm ứng dụng lý thuyết về đầu tư tài chính để thấy được mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cả chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ, FED liên tục cắt giảm lãi suất để cứu nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Chính sách đồng Đôla yếu đã làm cho tỷ giá giữa Đôla và các đồng tiền khác liên tục thay đổi. Tình hình kinh tế trong nước cũng có nhiều mảng tối. Lạm phát tăng cao từ cuối năm 2007 đến quý I/2008. Chính phủ đang phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kìm hãm sự gia tăng không được mong đợi này. Trong khi đó, TTCK sau khoảng thời gian tăng trưởng vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 đã có sự sụt giảm mạnh. Chỉ số VN-Index hiện nay chỉ xoay quanh mức 500 điểm. Giá cả của nhiều loại chứng khoán đã sụt giảm hơn 50% so với đỉnh điểm vào tháng 3/2007. Liệu những biến động của lãi suất, tỷ giá (VND/USD) trong thời gian qua
- có tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, giá cả các chứng khoán nói riêng? Mức độ tác động như thế nào và có một số đề xuất về chính sách điều hành tỷ giá và lãi suất sao cho không gây tác động bất lợi trên TTCK. Nội dung bài luận sẽ phần nào giải thích được điều đó Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại gồm lý thuyết mô hình định giá tài sản vốn (CAPM- Capital Asset Pricing Model) và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT- Arbitrage Pricing Theory) đối với cổ phiếu của các công ty niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 12 năm 2007. Phương pháp nghiên cứu Bằng cách thu thập giá của các CP trên TTCK Việt Nam thời kỳ 8/2004 đến 12/2007, và tỷ giá – lãi suất theo công bố từ phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn số liệu được công bố từ chính phủ kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đưa vào các mô hình để đưa ra các nhận xét về tính thực tiễn của các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại khi được ứng dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam Với những phương pháp và phân tích đã nêu trên, chúng tôi muốn thông qua bài luận để có thể giải thích thêm những tác động của tỷ giá và lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến giá của CP, và TTCK Việt Nam có thể thích hợp được với mô hình nào mà chúng tôi đã đưa ra nhằm giúp cho những nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn đối với TSSL của CP Nội dung của đề tài Chương 1: Lý thuyết về rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng tới giá CP và các mô hình định giá cổ phiếu Chương 2: Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá CP thông qua các mô hình định giá Chương 3: Một số kiến nghị trong việc điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá
- CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 1.1) PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Rủi ro là những yếu tố không chắc chắn tồn tại trong công việc mà chúng ta tiến hành. Dù muốn hay không, hầu hết những điều chúng ta làm đều chứa đựng rủi ro. Hoạt động đầu tư cũng không thể tránh khỏi. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu các loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của mỗi loại để có thể xác định được mức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta muốn đầu tư, từ đó quyết định có nên chấp nhận hay không và tổ chức các phương thức quản lý thích hợp. Sau đây là những rủi ro thường gặp trong đầu tư CK. 1.1.1 Rủi ro không hệ thống Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó. Là rủi ro có thể loại bỏ được bằng cách đa dạng hóa. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát đựơc chỉ ảnh hưởng đến một tổ chức hoặc một ngành nghề nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Rủi ro phi hệ thống đ ược chia ra làm hai loại: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 1.1.1.1 Rủi ro kinh doanh Trong quá trình kinh doanh định mức kinh doanh không đạt mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến Rủi ro kinh doanh chia làm 2 loại: rủi ro từ bên trong công ty (chính sách quản trị công ty) và rủi ro từ bên ngoài công ty( môi trường kinh doanh)
- Rủi ro kinh doanh bên trong gắn liền với hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà công ty đang tiến hành. Mỗi công ty có một hệ thống các rủi ro kinh doanh với các mức độ rủi ro khác nhau riêng của mình. Một sự thay đổi lãnh đạo không đúng lúc đúng người,chính sách marketing không hiệu quả…có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là kết quả của những ảnh h ưởng môi trường kinh doanh đến lợi nhuận của công ty. Mỗi công ty phải đối mặt với một hệ thống các yếu tố rủi ro bên ngoài khá riêng biệt phụ thuộc vào môi trường hoạt động riêng biệt của chính họ. đó có thể là do sự xuất hiện một đối thủ cạnh tranh quốc tế trên thị trường làm công ty mất thị phần ở mức đáng kể…. Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự biến động của thu nhập lại được đo bằng độ lệch chuẩn của chuỗi thu nhập hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ, trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ( gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ. 1.1.2 Rủi ro hệ thống Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi…là những chứng minh cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK trên thị trường
- 1.1.2.1 Rủi ro thị trường Giá CP có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của nhà đầu tư về các loại cổ nói chung hay về một nhóm các CP nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại CP th ường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây chuyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở 1.1.2.2 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại CK khác, đó là các loại CP và trái phiếu của công ty. Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và ngược lại. Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá CP thường. Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng. nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng. Nhiều công ty khác, ví dụ các tổ chức tài chính, tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của mình nhiều hơn để trã lãi, dẫn đến sự sụt giảm thu nhập, cổ tức và giá CP. Việc tăng lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay do nguồn thu chính của họ là lãi thu
- được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty này thu nhập tăng lại làm cho cổ tức và giá CP của nó tăng. 1.1.2.3 Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu t ư. Nguyên nhân chính của lạm phát là do giá thành sản phẩm và nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng so với mức cung Lợi tức thực tế mà CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực tế giảm. Giải thích theo lý thuyết hiện tại hóa, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN Rủi ro là những thiệt hại mà người đầu tư không mong muốn xảy ra trong tương lai đối với một danh mục đầu tư. Và để hình thành nên rủi ro là các nhân tố trong nền kinh tế có tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư. Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá chứng khoán, và ảnh hưởng như thế nào. Trong phần này, chúng tôi sẽ làm rõ điều đó Đối với CK nói chung và CP nói riêng, khi lưu thông trên thị trường đều tuân theo quy luật của thị trường. Giá cả của hàng hoá CK được hình thành dựa trên quy luật cung cầu. Sự mất cân bằng trên thị trường sẽ dẫn đến những biến động trong giá cả hàng hoá. Những nhân tố làm thay đổi lượng cung, lượng cầu của CK trên thị trường chính là nhân tố làm thay đổi giá cả CK trên thị trường. Có rất nhiều yếu tố ảnh h ưởng tới giá của CK, ta có thể tạm chia thành hai nhóm nhân tố: (1) nhóm nhân tố cơ bản - những nhân tố bên trong của CK đó; (2) nhóm nhân tố vĩ mô – nhân tố bên ngoài. Khi định giá một CK để tiến hành giao dịch trên thị trường, các nhà đầu tư thường dựa trên nhân tố cơ bản lẫn nhân tố vĩ mô để đưa ra mức giá mua bán cho phù hợp. Tuỳ theo nhu cầu mà nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố tới giá cả CK được lựa chọn
- 1.2.1 Nhóm nhân tố cơ bản Đối với bất cứ một nhà đầu tư nào khi mua bán một CP trên thị trường, họ đều dựa trên những nền tảng cơ bản của CP đó. Nhóm nhân tố cơ bản bao gồm Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp: được phản ánh ở các chỉ tiêu như - thu nhập trên mỗi CP ( EPS), cổ tức, tốc độ tăng trưởng của doanh thu … . Đây là các đối tượng được quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu về một CP vì chúng phản ánh những gì đã, đang và sắp xảy ra trong doanh nghiệp mà bạn định đầu tư. Trong cùng một ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác thì chắc chắn giá CP của doanh nghiệp đó được các nhà đầu tư đánh gía cao hơn, và họ sẵn lòng chi ra nhiều tiền hơn để sở hữu được CP đó. Bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ các số liệu nh à đầu tư cần về các đối tượng trên. Hệ số định giá ( chỉ số P/E): chỉ số P/E cho biết mối tương quan giữa giá - CP và mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Theo lẽ thông th ường EPS sẽ được tính ở khoảng thời gian 12 tháng gần nhất, nhưng theo Banjamin Graham và David Dodd, 2 giáo sư của Đại học Columbia thì chỉ số P/E nên so sánh giá CP với lợi nhuận của thời gian không ít hơn 5 năm, tốt nhất là 7 – 10 năm. Theo lý giải của hai vị giáo sư trên thì những thông tin của khoảng thời gian vài tháng hay thậm chí là một năm chỉ nói lên những diễn biến tức thời, không phản ánh được xu hướng dài hạn của công ty, từ đó có thể gây hiểu lầm cho nhà đầu tư, dẫn đến những quyết định không chính xác. Nhóm nhân tố cơ bản cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin ban đầu để đánh giá một CP là tốt hay xấu, nên mua hay nên bán. Bên cạnh đó, nhóm nhân tố vĩ mô cũng có tác động đáng kể trong việc định giá một CP. 1.2.2 Nhóm nhân tố vĩ mô: Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm tất cả những tác động từ bên ngoài đến việc hình thành nên giá CP. Nếu nói nó bao hàm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến việc định giá CP thì sẽ có rất nhiều, rất nhiều yếu tố được nhắc đến vì trong TTCK có nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau. Mỗi yếu tố đều có ảnh
- hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp và ở các mức độ khác nhau. Do đó chúng ta sẽ điểm qua một vài nhân tố được cho là có tác động mạnh nhất trong thị trường. Trước hết có thể kể đến bộ ba yếu tố có tác động lớn nhất trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và TTCK nói riêng bao gồm lạm phát, tỷ giá và lãi suất. Đầu tiên ta tiến hành điểm qua tác động của lạm phát còn ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. Lạm phát: lạm phát là một yếu tố định tính trong nền kinh tế, nó được thể hiện thông qua chỉ số giá cả (CPI). CP I tăng ảnh hưởng đến TTCK và giá cả CK nói riêng thông qua các cơ chế sau: - Chỉ số giá cả tăng, doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho chi phí sản xuất. Sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu, tiền lương nhân công, chi phí sử dụng vốn làm tăng giá bán hàng hoá, đầu ra sản phẩm trở nên khó khăn, lợi nhuận kinh doanh và cổ tức CP bị sụt giảm. CP của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư kéo theo sự sụt giảm trong giá cả CP đang lưu hành. - Trong một nền kinh tế khi sức mua của đồng tiền giảm, nhà đầu tư sẽ tiến hành tái cơ cấu danh mục để bảo toàn vốn và lợi nhuận. Họ sẽ bán ra những CP “xấu”, mua vào những CP “tốt” làm thay đổi lượng cung cầu các loại CP trên thị trường. Qua đó giá CP cũng sẽ thay đổi. Bên cạnh đó chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ để kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất chiết khấu, hạn chế tín dụng, tăng cường thu nợ … cũng làm giảm lượng cung tiền cho CK, nhất là đối với các đối tượng đi vay để đầu tư vào CK. Lãi suất chiết khấu của ngân hàng tăng, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hút thêm tiền gửi trong dân phục vụ cho hoạt đọng kinh doanh của mình. Lãi suất ngân hàng hấp dẫn hơn tỷ suất sinh lợi của CK sẽ hút một lượng vốn từ CK sang, các nhà đầu tư sẽ bán ra một số CK để chuyển sang tiền gửi. Các biến động trên đều có tác động làm thay đổi lượng cung– cầu về CK trên thị trường, qua đó giá cả của các loại CK có sự biến động lớn
- Như vậy yếu tố lạm phát tác động trực tiếp vào doanh nghiệp, làm thay đổi các yếu tố cơ bản của CP, từ đó điều chỉnh giá cả của CP. Ngoài ra lạm phát cao còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến TTCK, làm thay đổi mức giá cả của hàng hoá CK trên thị trường. Ngoài 3 yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá cả của hàng hoá CP còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: - Triển vọng chung của nền kinh tế v à của ngành. Có một số nghiên cứu cho rằng không phải kết quả riêng lẻ của một công ty mà là sự kết hợp giữa tình trạng chung của nền kinh tế và triển vọng của một ngành là yếu tố chính quyết định mức giá CP của một công ty trong ngành đó. - Các giao dịch bất thường: Việc mua bán xuất phát từ những lý do khác, không dựa trên cơ sở giá trị nội tại của CP làm thay đổi một cách đáng kể cung – cầu CP trên thị trường nên cũng làm ảnh hưởng đến giá của CP đó. Những giao dịch này bao gồm giao dịch của các cổ đông nội bộ trong công ty hay giao dịch CP quỹ, thường theo kế hoạch đ ược công bố trước. Trong một chừng mực nào đó, các giao dich này cũng có tác động đến cầu CP trên thị trường, tuy nhiên giá trị thực của CP lại không được xác định dựa trên các giao dịch bất thường này. - Tính thanh khoản của CP là cơ sở để nhà đàu tư lựa chọn CP, từ đó tác động đến cầu của CP đó. Tính thanh khoản của CP phản ứng mức độ quan tâm của công chúng đầu tư. Khối lượng giao dịch thường là một thước đo của tính thanh khoản. - Trạng thái của thị tr ường có tác động mạnh đến tạm trạng nhà đầu tư đây là yếu tố phức tạp khó nắm bắt nhất trên thị trường vì nó liên quan đến tâm lý của các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường. Tóm lại, giá CP chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố. Nhóm nhân tố cơ bản và nhóm nhân tố vĩ mô. Để thấy rõ hơn tác động của nhóm nhân tố vĩ mô tới giá CK, chúng tôi đã dành hẳn một phần để phân tích tác động của tỷ giá và lãi suất. Phần này sẽ được trình bày ngay sau đây.
- 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, LÃI SUẤT TỚI GIÁ CHỨNG KHOÁN Trong đầu tư CK, rủi ro không hệ thống có thể được triệt tiêu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, thế nhưng rủi ro hệ thống lại không có biện pháp nào để giảm thiểu. Rủi ro hệ thống là bao hàm các yếu tố vĩ mô: lãi suất, tỷ giá, thị trường, sức mua, lạm phát….. Là những yếu tố mà nhà đầu tư không thể kiểm soát được. Vậy những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến giá của CK. Trong phần sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu giải thích rõ hơn cơ chế tác động của tỷ giá và lãi suất tới giá CK 1.3.1 Tác động của nhân tố tỷ giá Tính hay thay đổi của tỷ giá trong chế độ tỷ giá linh hoạt gia tăn g đã tạo ra thêm những nguồn gốc của sự không chắc chắn và rủi ro cho hoạt động của các công ty trong môi trường quốc tế. Những dao động của tỷ giá có thế có những tác động đáng kể đến lợi ích và giá trị của cả những công ty nội địa tham gia vào mậu dịch quốc tế và những công ty đa quốc gia. R õ ràng, những thay đổi của tỷ giá có thể: 1) Tác động đến dòng tiền tương lai bằng cách thay đổi lợi ích và điều kiện cạnh tranh của công ty trong thị trường sản phẩm và thị trường nhân tố. 2) Làm thay đổi giá trị tiền tệ nội tệ của dòng tiền từ hoạt động nước ngoài 3) Kết quả sẽ đưa đến lời hoặc lỗ khi các tài sản và nợ ngắn hạn của các công ty con ở nước ngoài được chuyển đổi sang đồng tiền nội tệ 1.3.1.1 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài - Thông thường, dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường tài chính rất mạnh đặc biệt là TTCK nơi có TSSL cao. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua CK khi đồng nội tệ quốc gia đó yếu và bán ra khi đồng nội tệ của quốc gia đó mạnh lên. - Nếu đồng nội tệ yếu thì chi phí để mua CK sẽ ít hơn, hay nói cách khác với cùng một khối lượng ngoại tệ nhưng có thể mua được nhiều CK hơn so với khi đồng nội tệ lên giá. Điều này thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn và sau một thời gian đầu tư, họ sẽ bán CK khi đồng tiền nội tệ tăng giá
- - Khi đồng nôi tệ yếu nhà đầu tư ngoại đa phần là các tổ chức nên có rất nhiều kinh nghiệm về đầu t ư tài chính, cộng thêm nguồn vốn dồi dào và có chiến lược đầu tư trung, dài hạn nên ít chịu tác động của biến động giá CP. Với nguồn lực tài chính mạnh, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chi phối TTCK và sẽ có những hoạt động “làm giá” CP. Vì vậy giá CP sẽ được định giá không đúng với bản chất của nó, sẽ được định giá cao hơn giá trị thật. Và nếu, đồng nội tệ được định giá cao sẽ làm cho TTCK bớt sôi động hơn và do đó giá của CP sẽ giảm xuống Tuy nhiên, nếu trên TTCK không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì dòng tiền chảy vào TTCK không bị chi phối bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời thì giá CK cũng không bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá. 1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Xuất Nhập Khẩu: - Giá CP của một công ty cũng có thể chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái nếu những người tham gia TTCK đánh giá thành quả công ty qua thu nhập được báo cáo. * Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: - Chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá CP. Nếu đồng nội tệ giảm giá, xuất khẩu sẽ có lợi hơn, đồng thời doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh, TSSL trên CP cũng sẽ tăng, nhà đầu tư sẽ mua CP nhiều hơn và làm cho giá CP sẽ cao hơn. - Khi đồng nội tệ tăng giá, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bất lợi hơn. Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi vì lúc này dòng tiền ngoại tệ thu vào khi chuyển sang nội tệ bị giảm đi rất nhiều, thậm chí có khi không b ù được chi phí đã bỏ ra. Điều này làm cho TSSL CP của những doanh nghiệp này giảm đi, đồng thời giá CP cũng sẽ giảm xuống. - Đối với những công ty đa quốc gia thì dòng tiền hợp nhất trong báo cáo thu nhập cũng bị ảnh hưởng bởi các dao động tỷ giá, làm cho người đầu tư có thể có những đánh giá bất lợi đến giá CP
- * Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu: - Nếu như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì chính sách tỷ giá tăng rất được hoan nghênh thì ngược lại các doanh nghiệp nhập khẩu rất ưa chuộng đồng nội tệ tăng giá. Vì khi đó họ được nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu với giá rẻ, chi phí sản xuất vì thế cũng giảm đi rất nhiều và lợi nhuận tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá CP tăng lên rất nhiều 1.3.1.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động thuần trong nước. - Đối với những doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh, sản xuất không liên quan đến tỷ giá thì khó có thể nhận thấy được tác động một cách trực tiếp nhưng vẫn có độ nhạy cảm kinh tế, khi mà có nhiều doanh nghiệp cùng ngành đang cạnh tranh khá gay gắt. - Nếu tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn và trong khi đó thì nhập khẩu thuận lợi hơn. Hàng ngoại tràn vào thị trường trong nước, nhu cầu dùng đồ ngoại tăng lên. Điều này làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước bị giảm đi, tỷ suất sinh lợi CP giảm xuống, không thu hút được nhiều nhà đầu tư và do đó giá CP cũng sẽ giảm đi. - Trong tình huống ngược lại, khi tỷ giá tăng. Đồng nội tệ giảm giá, đây là tình huống thuận lợi cho tình hình xuất khẩu và kinh doanh trong nước. Hàng hóa nội sẽ rẻ hơn, nhu cầu sử dụng hàng sản xuất trong nước cũng cao lên. Lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng vì thế mà tăng lên và giá CP cũng sẽ được định giá cao hơn. 1.3.1.4 Nhà đầu tư nước ngoài mua CK bằng đồng ngoại tệ: - Khi chính phủ cho phép doanh nghiệp bán CP bằng đồng ngoại tệ, có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải tốn chi phí đối với việc huy động và mua bán ngoại tệ. Khi doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu thì cũng đã có nguồn ngoại tệ, khi xuất khẩu và thu về ngoại tệ thì dùng để chi trả cổ tức. Quy định này của chính phủ cũng làm cho các công ty giảm được rủi ro về tỷ giá, nâng mức lợi nhuận trong báo cáo thu nhập, v à nhà đầu tư sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với CP của công ty.
- - Đối với các công ty đa quốc gia, việc chuyển tiền của công ty con ở ngoại quốc về cho công ty mẹ dễ dàng hơn bằng cách mua cổ phần của công ty mẹ Tuy nhiên, với quy định này có thể làm cho các công ty chịu sự chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài dễ thâu tóm các doanh nghiệp trong nước rất nhiều 1.3.2 Tác động của rủi ro lãi suất - Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào TTCK. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. - Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính p hủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống CK, từ trái phiếu cho đến các loại CP rủi ro nhất. - Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Ví dụ, khi ngân sách thâm hụt thì Chính phủ sẽ phát hành thêm CK đế bù đắp, như vậy sẽ làm tăng mức cung CK trên thị trường. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua các trái phiếu này nếu lãi suất cao hơn lãi suất các loại CK khác đang được lưu hành. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn và các loại CK khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là, những nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của các loại CP thường và CP ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền. - Lãi suất chuẩn không chỉ tác động trực tiếp đến giá trái phiếu mà còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá CP thường. Thứ nhất, lãi suất chuẩn tăng hay giảm sẽ làm cho các giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn. Thứ hai, rất nhiều công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay. Nhiều công ty khác, ví dụ các tổ chức tài chính, tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF
59 p | 856 | 352
-
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi
45 p | 703 | 123
-
Luận văn: Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ngành tác động lên doanh nghiệp
27 p | 221 | 57
-
Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
62 p | 205 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích biến động chi phí tại nhà máy nước khoáng thạch bích Quảng Ngãi
26 p | 127 | 31
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích tác động của vữa bê tông lên ván khuôn theo một số tiêu chuẩn
26 p | 116 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động lợi nhuận và cổ tức lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam
82 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại cửa hàng miễn thuế Lotte chi nhánh sân bay Quốc Tế Đà Nẵng
29 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của di cư lao động đến hạnh phúc của người cao tuổi ở lại - Trường hợp tại Thị xã An Nhơn - Tỉnh Bình Định
122 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam
130 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
91 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng
133 p | 6 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tác động của đòn bẫy đến rủi ro của các Công ty niêm yết trên HSX
106 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam
66 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế Việt Nam
111 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011
121 p | 33 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn