intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi mùa khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:80

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích những xu thế biến đổi của lượng mưa và nhiệt độ trong những giai đoạn dài (thập kỉ) để đưa ra những nhận định về biến đổi khí hậu diễn ra ở nơi đây. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích những biến động mùa khí hậu để làm rõ sự dịch chuyển mùa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến đổi mùa khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Thị Lan Hương NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU  VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                    
  2. Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Nguyễn Thị Lan Hương NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MÙA KHÍ HẬU  VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM  Chuyên ngành: Khí tượng và khí hậu học Mã số             : 60.44.87 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                                                    NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:                                        TS. Trần Quang Đức
  3. Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới TS. Trần Quang Đức, là   người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm   ơn các thầy cô và các cán bộ trong Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học đã   cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn quý giá, giúp đỡ  và tạo điều kiện  thuận lợi về cơ sở vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hành ở Khoa. Tôi cũng xin cảm  ơn Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên đã tạo điêu kiện cho tôi trong thời gian hoành thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành tới cơ  quan, gia đình, người   thân và bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên và tạo mọi điều   kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Hà Nội ngày 20 tháng 09 năm 2014 HỌC VIÊN NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
  4. MỤC LỤC
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ các trạm quan trắc thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam___11 Hình 2.2. Định dạng của file số liệu nhiệt độ và lượng mưa của các trạm_Error: Reference source not found Hình 2.3. Đồ thị hồi quy tuyến tính___________Error: Reference source not found Hình 3.1. Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm của khu vực nghiên  cứu giai đoạn 1971­2010.___________Error: Reference source not found Hình 3.2 .Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình 6 tháng mùa lạnh của các  trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010._Error: Reference source  not found Hình 3.3.Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình 6 tháng mùa nóng của các  trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010._Error: Reference source  not found Hình 3.4.Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa đông của các  trạm  Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010._____Error: Reference source not found Hình 3.5.Xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa hè của các  trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010._Error: Reference source  not found Hình 3.6. Nhiệt độ trung bình Tháng Một các trạm khu vực Đông Bắc Việt  Nam giai đoạn 1971­2010____________________________________27 Hình 3.7. Nhiệt độ trung bình Tháng bảy các trạm khu vực Đông Bắc Việt Nam   giai đoạn 1971­2010_______________Error: Reference source not found
  6. Hình 3.8. Xu thế bắt đầu ­ kết thúc mùa đông tại Đông Bắc Việt Nam với  ngưỡng 18oC và mùa hè với ngưỡng 25oC (hình dưới)_Error: Reference  source not found Hình 3.9. Thời điểm xuất hiện của nhiệt độ cao nhất 6 tháng mùa nóng (đơn vị  pentad mùa)  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­35 Hình 3.10 Thời điểm xuất hiện của nhiệt độ thấp nhất 6 tháng mùa lạnh (đơn vị  pentad  mùa)­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­37 Hình 3.11. Nhiệt độ trung bình 3 tháng chính đông các trạm khu vực Đông Bắc  Việt Nam trong bốn giai đoạn.______Error: Reference source not found Hình 3.12. Nhiệt độ trung bình 3 tháng chính hè tại các trạm khu vực Đông Bắc   Việt Nam trong bốn giai đoạn.______Error: Reference source not found Hình 3.13. Nhiệt độ trung bình Tháng Tư trừ Tháng Ba các trạm khu vực Đông  Bắc Việt Nam trung bình bốn giai đoạn.___Error: Reference source not  found Hình 3.14. Nhiệt độ trung bình Tháng Chín trừ Tháng Mười tại các trạm khu  vực Đông Bắc Việt Nam trung bình bốn giai đoạn.___Error: Reference  source not found Hình 3.15: Đồ thị hệ số a của xu thế tuyến tính lượng mưa trung bình năm  khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010.__Error: Reference source not  found Hình 3.16: Biến trình nhiều năm và xu thế của lượng mưa năm tại các trạm  khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010___Error: Reference source not  found
  7. Hình 3.17: Biến trình nhiều năm và xu thế của lượng mưa 6 tháng mùa đông  tại các trạm khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010_Error: Reference  source not found Hình 3.18: Biến trình nhiều năm và xu thế của lượng mưa 6 tháng mùa hè tại  các trạm khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010___Error: Reference  source not found Hình 3.19: Biến trình nhiều năm và xu thế của lượng mưa 3 thángchính  đông  tại các trạm khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010_Error: Reference  source not found Hình 3.20: Biến trình nhiều năm và xu thế của lượng mưa 3 tháng chính hè tại   các trạm khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­2010___Error: Reference  source not found Hình 3.21. Hình vẽ biểu diễn xu thế thay đổi của pentad bắt đầu mùa mưa tại  các trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010.__Error: Reference  source not found Hình 3.22. Hình vẽ biểu diễn xu thế thay đổi của pentad kết thúc mùa mưa tại  các trạm Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010___Error: Reference  source not found Hình 3.23. Phân bố lượng mưa trung bình thập kỉ của 3 Tháng Năm – Sáu –  Bảy_____________________________Error: Reference source not found Hình 3.24. Phân bố chênh lệch lượng mưa trung bình Tháng Năm trừ Tháng  Tư trung bình thập kỉ._________________________Error: Reference source not found Hình 3.25. Phân bố chênh lệch lượng mưa trung bình Tháng Chín trừ Tháng  Mười trung bình thập kỉ.___________Error: Reference source not found
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Vị trí và độ cao các trạm quan trắc trong khu vực Đông Bắc Việt Nam _________________________________________Error: Reference source not found Bảng 3.1. Nhiệt độ tháng và năm các trạm khu vực nghiên cứu giai đoạn 1971­ 2010._____________________________________Error: Reference source not found Bảng 3.2. Phương trình xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm của các   trạm Đông Bắc giai đoạn 1971­2010__________Error: Reference source not found Bảng 3.3. Hệ số biến động Cv (%) của nhiệt độ tháng và năm giai đoạn 1971­ 2010_____________________________________Error: Reference source not found Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình các Tháng và trung bình năm tại một số trạm    tại Đông Bắc Việt Nam từ 1970­2010.________Error: Reference source not found Bảng 3.5. Biến động lượng mưa trung bình qua các thập niên giai đoạn 1971­ 2010_____________________________________Error: Reference source not found Bảng 3.6. Phương trình xu thế tuyến tính của lượng mưa trung bình năm các  trạm_____________________________________Error: Reference source not found Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1971­2010______Error: Reference source not found
  9. DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT APR: April – Tháng Tư AUG: August – Tháng Tám DEC: December – Tháng Mười Hai FEB: February – Tháng Hai ITCZ: Intertropical Convergence Zone – Dải hội tụ nhiệt đới JAN: January – Tháng Một JUL: July – Tháng Bẩy JUN: June – Tháng Sáu MAR: March – Tháng Ba MAY: May – Tháng Năm NOV: November – Tháng Mười Một OCT: October – Tháng Mười SEP: September – Tháng Chín
  10. MỞ ĐẦU Trong những thập kỉ gần đây, nhân loại đã và đang trải qua các biến động   bất thường của khí hậu toàn cầu. Bề mặt trái đất không ngừng nóng lên làm xáo   động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ  lụy với đời sống loài  người. Việt Nam được đánh giá là một trong những Quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng   nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong thế kỉ tới. Ở  thời điểm hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về  biến đổi khí hậu ở  Việt   Nam cũng như  trên thế  giới. Các hướng nghiên cứu chính bao gồm: 1) Nghiên   cứu xu thế  biến đổi và tính biến động của các hiện tượng thời tiết và khí hậu   cực đoan trong mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu dựa trên số liệu quan trắc từ  mạng lưới trạm khí tượng; 2) Nghiên cứu  ứng dụng các mô hình khí hậu toàn  cầu và khu vực để mô phỏng khí hậu hiện tại, qua đó đánh giá khả năng nắm bắt   các hiện tượng khí hậu cực đoan của các mô hình; và 3) Nghiên cứu dự báo hạn   mùa và dự tính khả năng xuất hiện các hiện tượng khí hậu cực đoan trong tương   lai với các quy mô thời gian khác nhau. Trong luận văn này, phương pháp bản đồ  và phương pháp thống kê được sử  dụng để  xác định những đặc trưng thay đổi  của trường nhiệt và trường mưa tại khu vực  Đông Bắc Việt Nam giai  đoạn  1971­2010. Luận văn tiến hành phân tích những xu thế biến đổi của lượng mưa  và nhiệt độ  trong những giai đoạn dài (thập kỉ) để  đưa ra những nhận định về  biến đổi khí hậu diễn ra ở nơi đây. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích những   biến động mùa khí hậu để  làm rõ sự  dịch chuyển mùa. Ngoài phần mở  đầu và   kết luận, luận văn được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan về các nghiên cứu biến đổi mùa khí hậu  Phần 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Phần 3: Sự biến đổi mùa khí hậu khu vực Đông Bắc Việt Nam 1
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU  VÀ BIẾN ĐỔI  MÙA KHÍ HẬU  Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự  biến đổi về  trạng thái của hệ  thống khí hậu, có thể  được nhận biết qua sự  biến đổi về  trung bình và sự  biến   động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ  dài, điển  hình là hàng thập kỉ  hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể  do các quá trình tự  nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do những tác động từ  bên ngoài, hoặc do   tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển   hoặc sử  dụng đất. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối đe doạ  hiện hữu đối  với mọi quốc gia trên thế  giới trong đó có Việt Nam.  Biến đổi khí hậu cũng có  khả  năng làm thay đổi quy luật của khí hậu,  ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh   vực liên quan đến đời sống con người.  Những điều này rất đáng lo ngại vì Việt Nam là một trong những quốc gia  trên thế  giới đạt được những thành quả  phát triển  ấn tượng nhất trong những  năm gần đây. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đi đúng hướng trong việc  đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015. Việt Nam đã giảm  tỷ  lệ  đói nghèo từ  khoảng 58% vào năm 1993 xuống 18% vào năm 2006. Tuy   nhiên những thành quả này giờ đây đang bị đe dọa bởi biến đổi khi hậu. Để ứng   phó với biến đổi cần phải có những đầu tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội. Các tác động của biến đổi khí hậu có thể kể đến bao gồm các tác động của   sự  nóng lên phạm vi địa phương, tác động tới tài nguyên nước và tác động tới   sức khỏe con người. Các tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực này có thể  kể đến chi tiết như sau: Tác động của sự nóng lên phạm vi địa phương 2
  12. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển   các ranh giới nhiệt của các hệ  sinh thái lục địa và hệ  sinh thái nước ngọt, làm   thay đổi cơ  cấu các loài thực vật và động vật  ở  một số  vùng, một số  loài có   nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng   sinh học. Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể  thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không  có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh   tác. Nhiệt độ  tăng và tính biến động của nhiệt độ  lớn hơn, kể  cả  các nhiệt độ  cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố  thời tiết khác và thiên tai  làm tăng khả  năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và  sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.  Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng  nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây   trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi   thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía   Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.  Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng  ở  những độ  cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về  phía Bắc 100 – 200km so v ới   hiện nay. Nhiệt độ  và độ   ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về  nhiệt độ  với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là   các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự  phát triển của các loài vi   khuẩn, các côn trùng và  vật mang bệnh, chế   độ  dinh dưỡng và vệ  sinh môi  trường suy giảm. Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng,   giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,... liên quan đến   3
  13. chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản thiết bị, phương tiện, sức   bền vật liệu. Tác động đối với tài nguyên nước  Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ  suy giảm do hạn hán ngày một  tăng  ở  một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ   ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung   cấp nước ở nông thôn, thành thị và dễ xảy ra tình trạng cháy rừng. Hệ   thống   sông   vùng   Đông   Bắc   Việt   Nam   bao   gồm   các   con   sông:   sông  Thương, sông Thái Bình, sông Bằng Giang, sông Kì Cùng. Các con sông này có   vai trò đặc biệt trong chế độ thủy văn, cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp và  các hoạt động sản xuất  ở  khu vực này. Nghiên cứu của IPCC (2007) cũng cho   thấy trong thế  kỉ  tới, có sự  gia tăng của lượng mưa tại khu vực phía bắc Việt  Nam. Điều này một mặt gia tăng những lợi ích về  tài nguyên nước nhưng mặt   khác cũng dẫn đến các nguy cơ gây ngập lụt và sói lở đất.  Tác động đối với sức khoẻ con người  Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ  con người, dẫn  đến gia tăng một số  nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh   thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm.  Ở  miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của   con người. Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét,   sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và   côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ  lây lan… Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở  đất  v.v… gia tăng về  cường độ  và tần số  làm tăng số  người bị  thiệt mạng và  ảnh   hưởng gián tiếp đến sức khoẻ  thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng,  bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế ­ xã hội, cơ hội việc làm   4
  14. và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo,  các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. Đã có rất nhiều vấn đề  quan trọng của biến đổi khí hậu được nghiên cứu,  tuy nhiên vấn đề được đặt ra: liệu biến đổi khí hậu có làm thay đổi, có làm dịch   chuyển mùa khí hậu hay không? Cụ  thể hơn, mùa nhiệt (mùa mưa) sẽ đến sớm  hơn hay muộn hơn, lượng mưa thay đổi như thế nào, xu thế của nhiệt độ sẽ thay   đổi như thế nào và thay đổi bao nhiêu…?  Nghiên cứu, trả  lời những vấn đề  đó  giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế  hoạch về hoạt động kinh tế, thay  đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, có kế hoạch sản xuất, làm việc và sinh hoạt phù   hợp góp phần giải quyết bài toán ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Trên quan điểm đó, chúng tôi đặt vấn đề: "Nghiên cứu sự  biến động mùa   khí hậu khu vực Đông Bắc Việt Nam" nhằm hướng tới vấn đề quan trọng này. 1.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mùa khí hậu trên thế giới Nguồn gốc của khoa học nghiên cứu về  khí hậu bắt đầu từ  cuối thế  kỉ  XVIII, đầu thế  kỉ  XIX, chủ  yếu nghiên cứu về  các sông băng. Tới thập niên   1970, một nhà khoa học Thụy Điển tên là Horace­Bénédict de Saussure cho rằng  khí quyển trái đất giống như một chiếc nhà kính, bảo về  bề mặt trái đất và các   sinh vật sống trong đó khỏi các cực trị  nhiệt độ. Sau đó, John Tyndall, một nhà   khoa học Anh là người đầu tiên tiến hành các thí nghiệm để khẳng định hiệu ứng  nhà kính. Nhưng trong thế  kỉ  XIX, thuật ngữ  “hiệu  ứng nhà kính” chưa đồng   nghĩa với sự  ấm lên toàn cầu. Thay vào đó, các nhà khoa học lại lo lắng về một   khía cạnh ngược lại: sự lạnh đi toàn cầu và sự quay ngược trở lại thời kì băng hà  sẽ đe dọa nền văn minh của loài người . Trong thế  kỉ  XIX, nhà khoa học Thụy Điển Louis Agassiz được xem như  học giả  đầu tiên nghiên cứu về  biến đổi khí hậu. Agassiz đưa ra các lí thuyết   dựa trên thông tin về sự phát triển và rút lui của các sông băng trong các giai đoạn   tại Alps và Châu Âu, Great Lake tại Bắc Mĩ và các khu vực khác. Ông cho rằng  trái đất đã trải qua sự thay đổi của nhiệt độ và các điều kiện thời tiết khác nhau.   5
  15. Năm 1890, Svante Arhenius, theo sau Tyndall, đã tính toán tác động của CO 2 tới  nhiệt độ khí quyển. Nhưng không giống như  những nghiên cứu về  biến đổi khí  hậu ở  thời điểm đó, Arrhenius  ủng hộ các ý tưởng về  sự   ấm lên, cũng như  ông  nghĩ  rằng  điều   đó   sẽ   giúp  cải   thiện  điều   kiện   thời   tiết   và   nông   nghiệp   tại   Scandinavia.  Sang thế  kỉ  XX, một nhà khoa học khác là Guy Callendar đã  ủng hộ  các  nghiên cứu của Arrhenius và tiếp tục nỗ lực để làm rõ các hiểu biết khoa học về  vai trò của carbon dioxide trong biến đổi khí hậu. Tuy nhiên những quan điểm   Yet Callendar đã không được coi trọng. Năm 1951, một nhà khoa học bảo thủ cho   rằng “lí thuyết về  CO2 sẽ  không bao giờ  được chấp nhận rộng rãi và sẽ  bị  bỏ  rơi”.  Thập kỉ  1950 đánh dấu sự  ra đời của các mô hình khí hậu. Bắt đầu với   những nghiên cứu về nhiệt độ ở các lớp khác nhau trong đại đương của nhà đại  dương   học   Roger   Revelle   và   các   đồng   nghiệp   tại   Scripps   Institution   of   Oceanography. Sang thập kỉ 1960, một số vấn đề về biến đổi khí hậu đã bắt đầu   được thảo luận trong giới chính trị. Năm 1969, thượng nghị  sĩ Mĩ Daniel Patrick   Moynihan đã gửi bức thư  lên tổng thống Mĩ Richard Nixon. Trong bức thư  nói  nhiệt độ  trung bình toàn cầu sẽ  tăng lên khoảng 7oC cho tới năm 2000 và cùng  với sự  dâng của mực nước biến sẽ  đồng nghĩa với “Tạm biệt New York” và  “Tạm biệt Washington”. Năm 1970, diễn ra hàng loạt các cuộc tranh cãi giữa 2 trường phái chính,  một ủng hộ quan điểm ấm lên toàn cầu và trường phái còn lại ủng hộ quan điểm   lạnh đi toàn cầu và sự trở lại của một giai đoạn băng hà mới. Nhưng những tiến  bộ vượt bậc của công nghệ  vệ tinh và mô hình số đã củng cố  quan điểm về sự  ấm lên toàn cầu. Các mô hình đã cho thấy các hoạt động của con người có một   vai trò rất lớn trong việc làm tăng lượng khí nhà kính CO2 trong khí quyển . Cột  mốc quan trọng trong nghiên cứu biến đổi khí hậu chỉ  thực sự  đánh dấu trong  năm 1988, khi tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được thành lập.   6
  16. Đây là một tổ  chức bao gồm các nhà khoa học đến từ  nhiều quốc gia trên khắp   thế  giới, đưa ra những báo cáo tổng hợp về  các nghiên cứu biến đổi khí hậu  ở  thời điểm hiện tại. Hội nghị  quốc tế  do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992  đã thông qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn  tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển trái đất. Tại Hội nghị  Kyoto  năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào đầu Tháng 2/2005 đã được  nguyên thủ 165 quốc gia trong đó có Việt Nam phê chuẩn. Nghị định thư này bắt  đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Theo IPCC [14], kịch bản biến đổi khí hậu là bức tranh toàn cảnh của khí  hậu trong tương lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ  khí hậu, được xây  dựng để  sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả  của biến đổi khí hậu do con   người gây ra và thường được dùng như  là đầu vào cho các mô hình đánh giá tác  động. Các kết quả  của IPCC đã được trình bày trong các báo cáo lần thứ  nhất  năm 1992 đến báo cáo lần thứ tư năm 2007. Dựa trên các nghiên cứu về  biên độ  dao động chạy mô hình với các kịch  bản B1, A1B, và A2 cho thế kỉ 21, tất cả các vùng của châu Á được dự  tính sẽ  ấm lên trong thế  kỉ  tới, sự nóng lên có khả  năng cao hơn so với trung bình toàn  cầu diễn ra  ở các vùng trung tâm Châu Á, cao nguyên Tibet và phía bắc Châu Á.  Sự ấm lên thấp hơn so với trung tâm toàn cầu có khả năng diễn ra ở Đông Nam   Á. Các sóng nóng/ các giai đoạn nóng trong mùa hè được dự đoán sẽ tăng lên cả  về  cường độ  lẫn thời gian kéo dài cũng như  tần xuất xuất hiện. Số  ngày lạnh   được dự đoán sẽ ít hơn tại Đông Á và Đông Nam Á. Mưa mùa đông rất có khả  năng tăng lên  ở  phía bắc Châu Á và cao nguyên  Tibet, và có khả năng tăng ở Đông Á và phía nam của Đông Nam Á. Mưa mùa hè   có khả năng tăng ở bắc châu Á, đông và nam Á và hầu hết các vùng tại đông nam  Á nhưng có khả  năng giảm ở trung tâm châu Á. Cường độ  và lượng mưa rất có  khả năng tăng ở Nam Á và đông nam á. 7
  17. Mưa cực đoan kết hợp với gió và xoáy thuận nhiệt đới có khả  năng tăng ở  Đông Á, Đông nam Á và Nam Á. Cường độ hoàn lưu có mùa có xu hướng yếu đi. Khu vực Bắc Á và trung tâm châu Á là những khu vực có số  mô hình cho  lượng mưa tăng nhiều nhất. Do đó có thể thấy mưa tăng ở các vĩ độ cao là rất có   khả năng xảy ra. Trong khi đó số mô hình cho lượng mưa tăng ở vùng cận nhiệt  đới rất ít, tương  ứng với lượng mưa giảm  ở  nơi đây cho thấy khu vực ngoại   nhiệt đới rất có khả năng giảm mưa trong thập kỉ tới. Nghiên cứu gần đây được Hiệp hội các trường đại học công bố tại Trường  đại học Copenhagen Tháng 3/2009 cho thấy nhiều khả  năng tác động của biến   đổi khí hậu trong thế kỷ XXI sẽ trầm trọng hơn những con số dự báo của IPCC   đã công bố năm 2007. Do đặc tính của mùa khí hậu thường gắn liền với vị trí, địa điểm cụ thể và  mang tính quy mô nhỏ  nên cũng được nghiên cứu  ở  nhiều nơi trên thế  giới. Sự  dịch chuyển mùa cũng là vấn đề thu hút rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy  nhiên các  nghiên cứu này chưa   được  công bố  rộng rãi trên toàn thế  giới mà   thường chỉ trong phạm vi bài báo, các tạp chí khoa học trong nước. Chính vì vậy,  việc tiếp cận những nghiên cứu về  biến đổi mùa khí hậu trên thế  giới còn khá   hạn chế.  Một số  nghiên cứu như  Piervitali (2003) [19] về  xu thế  giảm lượng giáng  thủy năm tại Địa Trung Hải. Hay  Shi (2003), Weng (1999), Gong (2002) cho thấy   sự biến đổi thập kỉ của giáng thủy ở phía Tây Bắc Trung Quốc; lượng mưa mùa  thu và mùa đông tăng lên  ở  phía Đông Trung Quốc và giảm đi  ở phía bắc Trung   Quốc. Các phân tích ở  phạm vi hẹp cho thấy xu hướng tan sớm của tuyết trong   mùa xuân cùng với sự   ấm lên được quan trắc  ở  các vĩ độ  trung bình (Nicholls,  1996). Độ  phủ  của tuyết trong mùa xuân  ở  bắc bán cầu đã giảm rất mạnh từ  1988 tới 1994, trùng với các mùa xuân ấm hơn (Grosman, 1994). Ở phía đông bắc   Hoa Kì, mùa tan băng (frost­free) bắt đầu sớm hơn trung bình khoảng 11 ngày so   với thập kỉ 1950 (Karl, 1997). Cùng với sự ấm lên toàn cầu, rất nhiều dòng sông  8
  18. băng đã tan băng (ice­free) hoặc trở thành những dòng sông chỉ bị băng che phủ ở  những thời điểm nhất định trong năm. Ở những khu vực lạnh hơn, sự hiện diện  của băng có thể ngắn hơn tới hàng tháng cho tới năm 2050 (Fitzharris,1996) [15] .  Fickling (2006) [16] cũng cho thấy ở Châu Âu, mùa xuân đến sớm hơn và mùa thu   bắt đầu muộn hơn do biến đổi khí hậu. Điều này khiến cho mùa hè trở  nên dài   hơn, sự tăng lên của số ngày nắng nóng cũng được quan sát thấy rất rõ.  1.2. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và biến đổi mùa khí hậu ở Việt   Nam Trong những năm qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường,  cơ  quan đi đầu trong các nghiên cứu về  biến đổi khí hậu, đã chủ  trì thực hiện  hàng loạt nghiên cứu về  biến đổi khí hậu như: Chiến lược quốc gia giảm phát  thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất; Vấn đề  kinh tế  của việc hạn chế  phát   thải khí nhà kính; Chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch; Nghiên cứu tác   động của biến đổi khí hậu  ở  lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi  ở  huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); Lợi ích của thích ứng với biến đổi khí   hậu từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đồng bộ với phát triển nông thôn; Tác   động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng; Các  kịch bản về  nước biển dâng và khả  năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai  ở  Việt  Nam. Viện đã chủ trì biên soạn “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam   cho Công  ước Biến  đổi khí hậu” và nhiều nghiên cứu khác. Những kết quả  nghiên cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về  biến đổi khí hậu. Viện  cũng đã chủ  trì xây dựng và triển khai các chương trình quốc gia như: Chương   trình mục tiêu quốc gia  ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí  hậuvà nước biển dâng cho Việt Nam, Chương trình khoa học công nghệ quốc gia   về  biến đổi khí hậu, các chương trình hợp tác với UNDP, ADB, với WB, với   DANIDA, JICA, Hà Lan, USA v.v.. Trong thời gian gần đây nhất (2008 – 2010),  Viện   đã   chủ   trì   thực   hiện   và   hoàn   thành   đề   tài   nghiên   cứu   cấp   nhà   nước  KC.08.13 “Nghiên cứu  ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự  9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2