Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực nghiệm xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng cơ sở dữ liệu địa chính dạng số so với phương pháp quản lý hồ sơ địa chính truyền thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực nghiệm xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT NGUYỄN THẾ KHANG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH THỰC NGHIỆM XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: T.S ĐINH HẢI NAM
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Hải Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Nguyễn Thế Khang
- iii MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 9 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 10 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 10 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 11 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ........................ 13 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ............................. 13 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.1.2. Các thành phần CSDL ........................................................................... 13 1.1.3. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quản lý đất đai ..................... 15 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ....................... 17 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 17 1.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai 18 ......................................................................................................................... 1.2.3. Thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở Việt Nam .......... 20 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CSDL QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ......................................................................................................... 25 1.3.1. Cơ sở pháp lý về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ............................. 25 1.3.2. Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng CSDL đất đai trên Thế Giới. 31 ......................................................................................................................... 1.3.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam ..................... 32 1.4. CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CSDL VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH. ............................................................... 34 1.4.1. Phần mềm Famis ................................................................................... 34 1.4.2. Phần mềm GIS ...................................................................................... 35 1.4.3. Phần mềm ViLIS 2.0 ............................................................................. 36 1.4.4. Phần mềm ELIS .................................................................................... 36
- iv 1.4.5. Phần mềm TMV.LIS ............................................................................. 37 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN PHẦN MỀM VISLIS 2.0 ............................................................................. 39 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM ViLIS. ............................................... 39 2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm ViLIS .................................................. 39 2.1.2 Chức năng của phần mềm ViLIS .......................................................... 39 2.1.3 Khả năng ứng dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai. 39 ......................................................................................................................... 2.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ......................... 40 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ................. 41 2.3.1. Thu thập dữ liệu. ................................................................................... 41 2.3.2. Đồng nhất thông tin 3 cấp ..................................................................... 43 2.3.3. Nhập thông tin bổ sung từ hồ sơ gốc ................................................... 45 2.3.4. Kiểm tra CSDL ..................................................................................... 45 2.3.5. Đồng bộ CSDL .................................................................................... 46 2.3.6. Đóng gói sản phẩm ............................................................................... 48 2.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN CỦA HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ......... 48 2.5. MÔ TẢ DỮ LIỆU PHI KHÔNG GIAN CỦA HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 49 .. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XÃ HIÊN VÂN, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ........................................ 51 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ............................. 51 3.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................ 51 3.1.2. Đặc điểm địa hình, thảm thực vật ........................................................ 52 3.1.3. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi .............................................................. 53 3.1.4. Tình hình dân số và phân bố dân cư ..................................................... 54 3.1.5. Tình hình kinh tế xã hội ..................................................................... 56 3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ........... 57 3.2.1. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất ..................................................... 57 3.2.2. Đăng ký đất đai lập bộ hồ sơ địa chính. ................................................. 3 3.2.3 Mục đích của việc thu thập dữ liệu ........................................................ 4 3.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH XÃ HIÊN VÂN ........ 4 3.4.1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ đầu vào ........................................................ 5 3.4.2. Tạo và xuất cơ sở dữ liệu đồ họa SDE ............................................... 16 3.4.3 Xuất cơ sở dữ liệu thuộc tính và đưa vào ViLIS .................................. 22
- v ̣ ữ liêu thanh công thi chon Câp nhât hô s Sau khi đoc d ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ơ quet vao LIS cho đên ́ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ữ liêu thanh công. Ta đa th khi xuât hiên hôp thoai thông bao Câp nhât d ́ ̣ ̀ ̃ ực hiên ̣ ́ ợp thanh công hô s tich h ̀ ̀ ơ quet sang VILIS 2.0 ́ ............................................... 23 3.4.4 Đưa cơ sở dữ liệu đồ họa đã xuất ở dạng shapefile vào ViLIS 2.0 26 ..... 3.5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ViLIS 2.0 VÀ GCADAS ................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 37 ........................................................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 39
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích HSĐC Hồ sơ địa chính GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CSDL Cơ sở dữ liệu GCN Giấy chứng nhận QSD Quyền sử dụng BTC Bộ Tài chính TT Thông tư QĐ Quyết định NĐ Nghị định BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GIS (Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý TCĐC Tổng cục địa chính LIS (Land Information System) Hệ thống thông tin đất đai BĐĐC Bản đồ địa chính VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng lý quyền sử dụng đất VPĐK Văn phòng đăng ký đất đai MDL MicroStation Development Language DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Mốc địa chính tường vây điểm địa chính………………………………..55
- vii
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU
- 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng v.v. Quản lý và sử dụng hợp lý, đúng với các quy luật tự nhiên thì đây là nguồn tài nguyên “vô hạn” cho ta ngày càng nhiều của cải vật chất và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngược lại nếu sử dụng không hợp lý trái với các quy luật tự nhiên thì nguồn tài nguyên đất đai sẽ ngày một cạn kệt bởi các hiện tượng như: xói mòn, đất bạc màu… và hầu như không có khả năng phục hồi. Giờ đây nước ta ngày càng phát triển nhanh về kinh tế và công nghiệp thông tin của đất nước, hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết v.v.. Trong những năm gần đây, ngành tài nguyên và môi trường đang tập trung mọi nguồn lực trong việc xây dựng các dữ liệu chuyên ngành, từng bước hình thành CSDL ban đầu ở một số lĩnh vực lớn mà chủ yếu là CSDL đất đai (như dự án tổng thể đo đạc bản đồ, xây dựng hồ sơ địa chính…). Mặt khác CSDL đã được xây dựng sau khi đưa vào sử dụng chưa được cập nhật thường xuyên, dẫn đến dữ liệu lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, dữ liệu bản đồ nền địa lý được xây dựng ở múi chiếu 6 độ, trong khi các dữ liệu chuyên đề tại địa phương lại có nhu cầu xây dựng trên múi chiếu 3 độ, kinh tuyến địa phương; dữ liệu chưa được xây dựng thống nhất về khuôn dạng trên phần mềm như (ArGis, Mapinfo, MicroStation…), gây trở ngại cho người khai thác và sử dụng. Chính vì thế, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay là rất cần thiết và cấp bách, cần xây dựng một hệ thống thông tin CSDL thống nhất để quản lý, khai thác có hiệu quả, đỡ lãng phí thời gian và tài chính. Do vậy đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu
- 10 địa chính thực nghiệm xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu chung: Sử dụng hệ thống hồ sơ địa chính dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai. * Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng cơ sở dữ liệu địa chính dạng số so với phương pháp quản lý hồ sơ địa chính truyền thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Hiên Vân. 4. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu về hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính; Xây dựng lưới khống chế thành lập bản đồ địa chính; Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ địa chính trên phần mềm ViLIS Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hiên Vân Phạm vi không gian: trong địa giới hành chính xã Hiên Vân Phạm vi khoa học: Công tác quản lý hồ sơ địa chính tại xã Hiên Vân 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nội dung đề tài, trong luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
- 11 Phương pháp điều tra, khảo sát thực đia: Nh ̣ ằm thu thập tài liệu, số liệu vê hô ̀ ̀ sơ đia chinh; điêu tra gia đ ̣ ́ ̀ ́ ất thi tr ̣ ường trong đia ban huyên. ̣ ̀ ̣ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu đã thu thập trong quá trình điều tra nhằm làm rõ thực trạng hê thông hô s ̣ ́ ̀ ơ đia chinh va tinh hinh xây d ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ựng CSDL địa chính trên địa bàn xã, từ đó đề xuất cac giai phap. ́ ̉ ́ Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan; khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, công trình đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa: được sử dụng để xây dựng mô hinh CSDL đ ̀ ịa ̉ xã. chính cua 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh đúng hiện trạng của hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Hiên Vân. Các đề xuất và giải pháp phải đưa ra được những tồn tại khách quan và biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ địa chính trong những năm tới. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục… Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu Chương 2. Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ địa chính trên phần mềm Vislis 2.0 Chương 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực nghiệm xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- 12 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ Địa chất, tôi được giao đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực nghiệm xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ”. Được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các Thầy, Cô trong Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô trong Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai, đặc biệt là Thầy hướng dẫn luận văn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo có liên quan và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô chấm phản biện, các Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn và tất cả các đồng nghiệp đã có những đóng góp, nhận xét quý báu để tôi hoàn thiện luận văn của mình hơn. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, và các Thầy, Cô tham gia giảng dạy khóa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn những góp ý quý báu của các Thầy, Cô trong Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, chuyên môn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 13 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 1.1.1. Khái niệm Cơ cở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương pháp điện điện tử. 1.1.2. Các thành phần CSDL Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính. Dữ lệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu. Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu. Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính:
- 14 Hiện tại các Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2015/TTBTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày dữ liệu; trao đổi và phân phối các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai. Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây: Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Bảng 1.1 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất. (Bảng 1.2 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Bảng 1.3 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Bảng 1.4 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi. (Bảng 1.5 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông. (Bảng 1.6 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp. (Bảng 1.7 – Phụ lục).
- 15 Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác. (Bảng 1.8 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính. (Bảng 1.9 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. (Bảng 1.10 – Phụ lục). Nhóm dữ liệu về Nhóm dữ liệu về Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới giao thông thủy hệ Nhóm dữ liệu về điểm khống Nhóm dữ liệu chế toạ độ và về quyền độ cao CSDL Địa chính Nhóm dữ liệu Nhóm dữ liệu về về người quy hoạch Nhóm dữ liệu về Nhóm dữ liệu Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi về tài sản thửa đất chú 1.1.3. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quản lý đất đai Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi thế của
- 16 GIS là phân tích không gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công cụ chồng xếp các lớp bản đồ biến động sử dụng đất trong 1 giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của các loại hình sử dụng đất. Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu CSDL đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch, dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất đai và các yếu tố liên quan có thể áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết hợp với GIS để tìm vị trí tối ưu cho các đối tượng quy hoạch. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường Đây có thể coi là một bài toán phân tích ngược lại của việc tìm địa điểm, giả sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ ảnh hưởng của phương án đối với các yếu tố xung quanh như thế nào. Câu hỏi dự báo “Nếu có một điều gì đó xảy ra thì sẽ ra sao?” cũng là một chức năng phân tích của GIS. Dựa trên mối quan hệ giữa các thực thể theo tính chất hệ thống của CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số liệu về mức độ ảnh hưởng. Hỗ trợ tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi thường cần phải biết được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục đích sử dụng đất là bao nhiêu. Công việc này đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu quy hoạch và các lớp dữ liệu liên quan như giao thông, thửa đất ... Ngoài những vai trò chính như trên thì CSDL đất đai còn có nhiều những ưu điểm khác như: Chức năng quản lý truy nhập với người sử dụng, năng suất cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.
- 17 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 1.2.1. Khái niệm Hệ thống hồ sơ địa chính được hiểu là hệ thống bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, gồm các thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa đất, về người sử dụng đất, về quá trình sử dụng đất, được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hình 1.1). Hồ sơ địa chính là tài liệu cơ sở để thiết lập Hệ thống thông tin đất đai, Hệ thống thông tin bất động sản. Theo thông tư 09/2007/TTBTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh sửa, quản lý hồ sơ địa chính quy định hồ sơ địa chính gồm: Bản đồ địa chính. Sổ địa chính. Sổ mục kê đất đai. Sổ theo dõi biến động đất đai. Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng mà hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia thành 2 loại: + Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết. + Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý.
- 18 Hình 1.1. Yêu cầu thông tin đất đai trong quản lý nhà nước về đất đai 1.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai, nhất là ở cấp cơ sở xã (phường) và cấp huyện (quận). Điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như hình 1.2. Các thông tin trong hồ sơ địa chính phục vụ trực tiếp cho công tác thống kê, kiểm kê đất, là cơ sở xác định nguồn gốc và tình trạng pháp lý của thửa đất phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính phục vụ đắc lực cho công tác giao đất, cho thuê đất và cung cấp cơ sở thông tin sử dụng đất cho thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Hồ sơ địa chính cũng đóng vai trò khá quan trọng trong công tác quản lý tài chính về đất đai, là cơ sở để xác định hạng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Thông tin trong hồ sơ địa chính phản ánh hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- 19 Thông qua việc cập nhật các biến động sử dụng đất, hồ sơ địa chính cho phép nhà quản lý theo dõi quá trình sử dụng đất. Ở cấp độ vĩ mô, thông tin hồ sơ địa chính phản ánh thực trạng sử dụng đất làm cơ sở để Nhà nước xây dựng chính sách sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung hồ sơ địa chính Nội dung về hồ sơ địa chính thể hiện các thông tin về thửa đất sau đây: + Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí của thửa đất. + Người sử dụng đất: tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sử dụng đất. + Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất. + Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. Phản ánh hiện Hồ sơ địa Chính sách trạng để xây dựng HỒ Thanh tra, giải đất đai chính sách chíh quyết tranh Đánh giá thực SƠ Cơ sở thẩm tra chấp, khiếu hiện chính sách (nguồn gốc, cơ nại ĐỊA sở pháp lý sử CHÍNH dụng đất) Thanh tra, giải Cơ sở tổng hợp Thống kê, Chỉnh lý hồ Thông tin biến quyết tranh sốấ lip, khi ệu: ếu nại kiểm kê đất sơ động sử dụng ch Định kỳ đai đất Cung cấp Chuyên đề thồng tin Đánh giá hiện Nguồn gốc và trạng sử dụng đất Lập hồ sơ Cơ sở xác định thông tin thửa đất Phản ánh kết Thẩm định hồ sơ hạng đất Tình trạng pháp quả thực hiện kế Kiểm tra việc giao Thông tin tài sản lý hoạch đất, cho thuê đất gắn liền với đất Quản lý tài chính Kê khai đăng ký Quy hoạch, kế Giao đất, cho Cấp giấy chứng về đất đai hoạch sử dụng thuê đất nhận quyền sử dụng đất đất Hình 1.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính với công tác quản lý đất đai
- 20 1.2.3. Thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở Việt Nam Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết định chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho công tác quản lý. Nó bao gồm các tài liệu sau: Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính bao gồm:toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế kĩ thuật đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của mỗi công trình đo vẽ lập bản đồ địa chính trừ bản đồ địa chính, hồ sơ kĩ thuật thửa đất, sơ đồ trích thửa. Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp GCNQSDĐ: Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất, các giấy tờ liên quan tới nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, … như GCNQSDĐ cũ, văn tự mua bán, giấy phép xây dựng nhà, bản án của Tòa án nhân dân, … Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp GCNQSDĐ. Như vậy, hồ sơ địa chính gốc là tập hợp những văn bản giấy tờ được hình thành trong quá trình sử dụng đất nhằm xác nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất của chủ sử dụng; chúng được hình thành khi xét kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ; khi những thủ tục này hoàn thành, chúng chỉ có ý nghĩa là tài liệu lưu trữ và được dùng để nghiên cứu khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lưu trữ và tra cứu khi cần thiết còn có hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau đây: 1) Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí của thửa đất (thể hiện trên bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 344 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 290 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 183 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 221 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 209 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến của khách hàng đối với một sản phẩm thương mại điện tử
26 p | 165 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 237 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra hiệu năng FTP server
26 p | 169 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học
26 p | 159 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng luật kết hợp trong khai phá dữ liệu phục vụ quản lý vật tư, thiết bị trường Trung học phổ thông
26 p | 147 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 199 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 145 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu quá trình đốt sinh khối từ trấu làm nhiên liệu đốt qui mô công nghiệp
26 p | 162 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 10 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tách khí Heli từ khí thiên nhiên
26 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn