Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long”
lượt xem 420
download
Trong cơ chế thị trường để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chất lượng sản phẩm quyết định sự thàng bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất kho đứng vững trên thị trường. Đối với ngành cơ khí, nền tảng của công nghiệp hoá, hiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long”
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long” 1
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế thị trường để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chất lượng sản phẩm quyết định sự thàng bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt hơn, có giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn sẽ có khả năng dành thắng lợi trong cạnh tranh và ngược lại sẽ rất kho đứng vững trên thị trường. Đối với ngành cơ khí, nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì vấn đề của nâng cao chất lượng sản phẩm lại cựu kì quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra:” Đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì ngành cơ khí trong nước phải dủ năng lực sản xuất được phần lớn thiêt bị, máy móc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiết bị của ngành cơ khí đã quá cũ kỹ, công nghiệp lạc hậu so với thế giới hàng chục năm do đó chất lượng sản phẩm của ngành cơ khí khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ cho những ngành kinh tế trong nước cũng như thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, năm 2003 hiệp định AFTA đã có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên, do đó sản phẩm cơ khí nước ta sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm của nước thành viên AFTA ngay tại thị trường Việt Nam. Thực tế cho thấy đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành cơ khí Việt Nam nói chung và công ty Kim Khí Thăng Long nói riêng. Để thích ứng kịp thời với tình hình này Công ty Kim Khí Thăng Long đã và đang thực hiện chiến lược sản phẩm kinh doanh và năng động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất của mình để dần chiếm lĩnh thị trường, phấn đấu trở thành một trung tâm cơ khí đấu ngành của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất phát từ thực tế trên, Em đẫ chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Kim Khí Thăng Long” làm chuyên 2
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đề thực tập với mong muốn đóng góp một phần nhỏ những suy nghĩ của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Văn Lư và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Công ty Kim Khí Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 3
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm Trên thực tế tuỳ theo góc độ quan điểm, xem xét của mỗi nước trong từng thời kỳ king tế xã hội nhất định và nhằm mục tiêu khác nhau mà người ta đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. * Quan điểm của Karl Max (1818-1883) Theo ông: “ Người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà hàng có giá trị sử dụng và thoả mãn những mục đích xác định”. Điều đó nói lên giá trị sử dụng được đánh giá cao ( chất lượng cũng như số lượng được cân, đong, đo đếm ). Vậy chất lượng sản phẩm là thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của nó. Ngoài ra nó con biểu thị trình độ giá trị sử dụng của hàng hoá. Dựa vào các đặc điểm này, các nhà kinh tế học của nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây và những nước Tư Bản Chủ Nghĩa vào những năm 30 của thế kỷ 20 đã đưa ra nhiều định nghĩa tương tự. Các định nghĩa này xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất. Theo quan điểm này: “ Chất lượng sản phẩm là đặc tính kinh tế kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó, đáp ứng nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội”. * Quan điểm chất lượng theo khuynh hướng của người sản xuất. “ Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng 4
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho sản phẩm ấy”. “ Chất lượng sản phẩm là những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho nó trong những điều kiện về kinh tế, xã hội”. * Quan điểm chất lượng theo khuynh hướng thoả mãn nhu cầu. Theo quan niệm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu(European Organisation for Quality control). “Chất lượng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng nhu cầu của người sử dụng”. Theo tiêu chuẩn AFNOR 50 -109 (Pháp) “Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người sử dụng”. Theo J.Juran (Mỹ): “ Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”. Theo cơ quan kiểm tra chất lượng ở Mỹ: Chất lượng sản phẩm là toàn bộ đặc tính và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu đã đặt ra. Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế(ISO) đã đa ra khái niệm: Theo ISO 9001:2000: “ Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thực hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”. Dựa vào khái niệm này Cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “ Chất lựơng sản phẩm của một sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn” (Theo TCVN 5814 – 1994) Về thực chất những khái niệm này đều phản ánh: Chất lượng sản phẩm là 5
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sự kết hợp giữa đặc tính nội tại khách quan của sản phẩm, các chủ quan bên ngoài, là sự phối hợp với khách hàng. Vì vậy những khái niệm hiện nay được chấp nhận khá phổ biến và rộng rãi. Chính vì vậy cần thiết phải nhìn nhận chất lượng dưới quan điểm của người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể theo đuổi chất lượng với bất kì giá nào mà luôn co giới hạn về kinh tế, xã hội, công nghệ. Vì vậy chất lượng là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong những giới hạn về chi phí nhu cầu nhất định. Sự thoả mãn này được thể hiện trên cả 3 phương diện(viết tắt là 3P) Performance : Hiệu năng, khả năng hoàn thiện. Price: Giá cả thoả mãn nhu cầu. Puality: Cung cấp đúng thời điểm. 2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty Kim khí Thăng Long Nền kinh tế thị trường với sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và Công ty Kim khí Thăng Long nói riêng. Công ty Kim khí Thăng Long dù muốn hay không cũng đều chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Nó đòi hỏi Công ty muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách thích ứng vói thị trường cả về không gian và thời gian, cả về chất lượng và số lượng. Cạnh tranh là động cơ buộc Công ty tìm hiểu các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đó. Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của công ty, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của Công ty Kim khí Thăng Long. Cùng với sự tiến bộ của khoa 6
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp học công nghệ nền sản xuất hàng hoá không ngừng phát triển, mức sống con người càng được cải thiện thì nhu cầu hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sữa chữa. Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính năng sản phẩm, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng khả năng của sản phẩm, tạo uy tín cho Công ty thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng truệ sản xuất, thiếu việc làm đời sống khó khăn. Sản xuất sản phẩm chất lượng cao độc đáo, mới lạ, đáp ứng thị hiếu khách hàng sẽ kích thích tăng mạnh nhu cầu đối với sản phẩm tạo điều kiện cho Công ty tiêu thụ nhanh sản phẩm với số lượng lớn, tăng giá trị bán thậm chí có thể giữ vị trí độc quyền đối với sản phẩm có su thế riêng so với sản phẩm cùng loại. Khi đó Công ty thu được lợi nhuận cao sẽ có điều kiện để ổn định sản xuất, không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm làm cho Công ty ngày càng uy tín hơn, sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất. Khi sản xuất ổn định và lợi nhuận ổn định, Công ty có điều kiện bảo đảm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng và gắn bó với Công ty, đóng góp hết sức mình để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giúp Công ty sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thoả mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng đối với chính hàng hoá đó, góp phần cải thiện, nâng đời sống, tăng thu nhập thực tế của dân bởi vì cùng một khoản chi phí tài chính người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn, thuận tiện hơn. 7
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đứng trên góc độ của toàn xã hội, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo tiết kiệm hợp lý nguồn nguyên liệu, sức lao động, nguồn vốn của xã hội, giảm sức gây ô nhiễm môi trường để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm làm ra không đạt chất lượng sẽ gây khó khăn cho Công ty, sau là gây thiệt hại cho người tiêu dùng, không những thiệt hại về vật chất mà đôi khi còn gây thiệt hại về tính mạng. Sự phát triển của Công ty có được nhờ tăng chất lượng sản phẩm, nhờ hệ thống quản lí chất lượng của Công ty Kim khí Thăng Long sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, hàng hoá sản suất ra đang phải cạnh tranh bởi hàng hoá nước ngoài trên thị trường quốc tế và trên cả thị trường trong nước. Nâng cao chất lượng sản phấm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và góp phần khẳng định vị thế sản phẩm Viêt Nam trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN do đo được hưởng ưu thế về thuế quan theo hiệp định ưu đãi về thuế quan chung (CEPT ), gia nhập tổ chức mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), tiến tới nước ta sẽ tham gia vào hiệp định chung về thương mại, thuế quan (GATT )về tổ chức thương mại thế giới (WTO), Do vây, khi tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải cạnh tranh về nhiều mặt. Khi đó lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài so với hàng hoá trong nước càng lớn, bởi vậy hàng hoá nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hoá trong nước. Đó là lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng vì tâm lí người tiêu dùng trong nước vẫn thích hàng ngoại hơn hàng nội địa. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt ? Muốn vậy Công ty Kim khí Thăng Long cần có hệ thống quản lý chất lượng tốt đồng bộ có hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty, tạo vị thế cho Công ty trên thị trường. 3. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm Chất lượng của một sản phẩm bất kỳ nào cũng được hình thành qua 8
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhiều quá trình theo một trật tự nhất định. Tuy nhiên quá trình hình thành chất lượng sản phẩm xuất phát từ thị trường, trong một chu trình khép kín, vòng sau của chất lượng sẽ hoàn chỉnh hơn. Vòng tròn chất lượng ( chu trình hình thành chất lượng sản phẩm) của ISO 9000 – 1987 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5204 – 90 được chia thành 2 phân hệ: sản xuất và tiêu dùng, chu trình này được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Vòng tròn chất lượng ISO 9000 – 87, TCVN5204 – 90. Triển khai, thiết kế Nghiên cứu thị cung ứng vật tư Thanh lý sau sử dụng Khách Nhà hàng sản Kế hoạch,triển khai ngươi xuất Dịch vụ bảo dưỡng tiêu người Sản xuất dùng cung Lắp ráp vận hành ứng Thử nghiệm-KTra Bán, Phân phối Bao gói, dự trữ Quá trình 1: Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứ nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, mục tiêu kinh tế cần đạt được. Quá trình 2: Nghiên cứu thiết kế, triển khai thiết kế, xây dung quy định chất lượng sản phẩm, xác định nguồn nguyên vật liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm. Quá trinh 3: Cung cấp vật tư kỹ thuật, xác định nguồn gốc, kiểm tra nguyên vật liệu. Quá trình 4: Kế hoặch triển khai: Thiết kế dây chuyền công nghệ, sản xuất thử, đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán chi phí sản xuất, giá thành, giá bán. Quá trình 5: Sản xuất, chế tạo sản phẩm hàng loạt. Quá trình 6: Thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp 9
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đảm bảo chất lượng quy định, chuẩn bị xuất xưởng. Quá trình 7: Bao gói, dự trữ sản phẩm. Quá trình 8: Bán và phân phối. Quá trình 9: Lắp ráp, vận hành và hướng dẫn sử dụng. Quá trình 10: Dịch vụ bảo dưỡng. Quá trình 11: Thanh lý sau sử dụng, trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng, số lượng của sản phẩm, lập dự án cho các bước sau. Ở mỗi giai đoạn trên người ta luôn cần phải thực thi công tác quản lý chất lượng đồng bộ. Trong suốt quá trình người ta không ngừng cải tiến chất l- ượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đạt hiẹu quả ngày càng cao. Vậy quản trị chất lượng sản phẩm là một hệ thống liên tục, đi từ nghiên cứu đến triển khai, tiêu dùng và trở lại nghiên cứu, chu kỳ sau hoàn hao hơn chu kỳ tr- ước. 4. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong Công ty Kim khí Thăng Long. Chỉ tiêu sử dụng: Đặc trưng cho các tiêu chuẩn xác định, các chức năng chủ yếu của sản phẩm và quy định lĩnh vực sử dụng sản phẩm đó. Chỉ tiêu độ tin cậy: Là một chỉ tiêu phức tạp của sản phẩm hàng hoá, nó đặc trưng cho tính chất của sản phẩm liên tục giữ khả năng tin cậy trong một khoảng thời gian. Chỉ tiêu lao động học: Đặc trưng cho quan hệ giữa con người với sản phẩm trong hoàn cảnh có lợi nhất. Chỉ tiêu về độ thẩm mỹ: Đặc trưng cho hình thức mẫu mã của sản phẩm cua Công ty Kim khí Thăng Long. Chỉ tiêu về công nghệ: Là khả năng gia công, dễ chế tạo, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, bảo đảm tiết kiệm nhất các chi phí. Chỉ tiêu về sinh thái: Thể hiện mức độ độc hại của việc sản xuất sản phẩm tác động đến môi trường. 10
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chỉ tiêu về an toàn: Đảm bảo cho tính an toàn trong sản xuất cũng như khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ và tính mạng cho người tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm. Chỉ tiêu tính dễ vận chuyển: Đó là khả năng bố trí sắp xếp các container. Tiêu chuẩn đảm bảo dễ vận chuyển bằng đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển. Ngoài ra, để đánh giá phân tích tình hình chất lượng giữa các bộ phận, Công ty Kim khí Thăng Long còn sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất để so sánh. Số lượng sản phẩm sai hỏng Tỷ lệ sai hỏng (theo vật liệu) = x 100 Tổng số sản phẩm sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng (theo giá trị) = x 100 Tổng giá thành công xưởng của Sản phẩm sản xuất II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG. 1. Các nhân tố bên ngoài Công ty. 1.1. Các nhân tố vĩ mô. - Các nhân tố chính trị hoặc thể chế: - Các nhân tố kinh tế. - Các nhân tố xã hội. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. - Các nhân tố tự nhiên. 11
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. Các nhân tố trực diện. - Đối thủ cạnh tranh. - Người cung cấp nguyên vật liệu. - Khách hàng 1.3. Các nhân tố quốc tế 2. Các nhân tố bên trong. - Các yếu tố nguyên vật liệu. - Nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị. - Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý. - Nhóm yếu tố người lao động. III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG. Hiện tại Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 * Công tác hoạch định chất lượng: Lãnh đạo Công ty Kim khí Thăng Long đặc biệt chú trọng tới công tác hoạch định chất lượng nhằm tạo ra định hướng thống nhất cho toàn bộ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: Xác định chính sách chất lượng của Công ty: Mục tiêu: Công ty Kim khí Thăng Long phấn đấu trở thành một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng kim khí. Sản phẩm của Công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên tắc: Tìm hiểu thị trường để đảm bảo sản phẩm của Công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả, theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, có sự tham gia của tất cả mọi người. Khẩu hiệu của Công ty: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục tiêu và kế hoạch, biện pháp hành động cụ thể: Mục tiêu chất lượng của Công ty là: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thoả mãn mọi nhu cầu của 12
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khách hàng và được thể hiện cụ thể như sau: 13
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mục tiêu cụ thể Biện pháp Triển khai Đầu tư thiết bị Trang bị các dây chuyền +Trang bị các máy gia công nghệ hiện đại, công nghệ hiện đại để sản công kkhuôn mẫu bằng đa dạng hoá sản xuất các sản phẩm cao cấp. công nghệ CNC. phẩm cao cấp như: Nhập các dây chuyền cao +Dây chuyền sơn tĩnh xoong inox, đèn cấp của Trung Quốc và Đài điện. nến, bộ đồ chơi Loan để gia công các sản +Dây chuyền làm bồn xuất khẩu, bồn phẩm cao cấp. nước kiểu Mỹ. chứa nước, dao, +Dây chuyền cắt tôn tự thìa, dĩa sản xuất động. tại công ty để bán trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chính +Xây dựng kế hoạch cụ thể +Xây dựng các bản sách chất lượng, để thực hiện, thành lập ban chính sách chất lượng và mục tiêu chất chỉ đạo. thành lập phòng đóng ở mọi nơi trong lượng, kết hợp với ISO. công ty. trung tâm năng suất +Tổ chức truyền đạt 5 buổi +Truyền đạt tiêu chuẩn VN tư vấn xây về TC ISO 9001:2000 cho ISO 9001:2000 cho tất cả dựng hệ thống văn các đồng chí lãnh đạo công mọi người. bản chất lượng theo ty, các cán bộ chủ chốt, tổ +Cử người đại diên lãnh ISO 9001:2000 và trưởng sản xuất... đạo về chất lượng. đưa vào áp dụng. +Tăng khả năng nhận thức +Thành lập phòng ISO. về ISO 9001:2000 và lợi ích của việc áp dụng nó. Thống kê hàng lỗi Tìm nguyên nhân sai hỏng Thực hiện các biện pháp và tìm biện pháp để có đối sách phòng ngừa phòng ngừa, luôn cải tiến giảm tỷ lệ phế Quản lý sản phẩm không công tác quản lý chất phẩm phù hợp lượng. Xây dựng chế độ Đưa ra mức chất lượng của Hàng tháng có đánh giá khen thưởng về từng chi tiết sản phẩm xuống chất lượng nội bộ, đơn vị quản lý chất lượng các đơn vị sản xuất, đưa chỉ nào vi phạm thì hạ thấp trong toàn công ty tiêu chất lượng vào công tác thi đua, thưởng cho các 14
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thi đua từng đơn vị. đơn vị nào hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu chất lượng. * Kiểm tra kiểm soát chất lượng Đánh giá kế hoạch chất lượng, phát hiện những tồn tại và hạn chế cần khắc phục và điều chỉnh kịp thời. Về việc tuân thủ kế hoạch chất lượng. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống kiểm soát toàn diện, từ khâu vật tư mới đưa vào sản xuất được kiểm tra kỹ lưỡng, có cán bộ QC cho từng khu vực, theo dõi quá trình sản xuất, phát hiện kịp thời nhiều khuyết tật để sử lý ngay, ghi chép cập nhật hàng ngày, tránh lần sau không mắc lỗi. Bán thành phẩm từ khu vực này chuyển sang khu vực khác được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra cuối cùng viết phiếu thừa nhận để nhập kho. Khâu kiểm tra thành phần cuối cùng, kiểm tra 100% theo tiêu chuẩn chất lượng. Tất cả quy trình sản xuất đều được xây dựng theo tiêu chuẩn kiểm tra và quy trình kiểm tra, hướng dẫn công việc kiểm tra, lưu hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xây dựng mô hình kiểm tra chất lượng, tỷ lệ sai hỏng tới tận nguyên công, làm đồ gá kiểm, dưỡng kiểm phát hiện tới tận máy cho nhân công tự kiểm. Chính nhờ tổ chức khá tốt công tác kiểm tra,kiểm soát chất lượng mà tỉ lệ phế phẩm giảm dần, tiết kiệm được nguyên liệu vá thời gian, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất. * Hoạt động điều chỉnh, cải tiến * Sơ đồ lưu trình : Nhận biết,phân tích quá trình, phát hiện các hoạt động thừa, các hạn chế để loại bỏ kịp thời Sơ đồ sương cá: Tìm kiếm, xác định những vấn đề nào được ưu tiên giảI quyết trước 15
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sổ tay chất lượng: để mọi người nắm rõ được nhận thức tổ chức chính sách chất lượng, công ty kim khí thăng long đã lập sổ tay chất lượng và phân phối tới các bộ phận, phòng ban theo lãnh đạo của công ty Quản lý chất lượng quá trình sản xuất kinh doanh của các khâu: Khâu thiết kế. Khâu cung ứng nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm đầu vào Công tác kiểm tra Khi sản xuất Khi vận chuyển, phân phối và tiêu dùng. Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá chất lượng là toàn bộ những đặc tính của một thực thể tạo cho những thực thể đó có khả năng đáp ứng nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn. Đảm bảo chất lượng còn là linh hồn của quản lý chất lượng. Như vậy, để nâng cao chất lượng của Công ty Kim khí Thăng Long phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Hiện nay Công ty Kim khí Thăng Long đang áp dụng một số hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm chủ yếu sau: Hệ thống TQM (Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện). Hệ thống ISO 9001:2000 (là công nghệ quản lý thích hợp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá). Hệ thống HACCP, GMP (quản lý an toàn thực phẩm). Hệ thống ISO 14000 (quản lý môi trường). Như vậy, chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng đối với vị thế của Công ty và nhất thiết không thể quên được việc quản trị chất lượng ra sao để đạt chất lượng như mong muốn. Mục tiêu chủ yếu của quản trị chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí tối ưu, nó được tiến hành trong một chu kỳ sống của sản phẩm, nó không chỉ phụ thuộc trách nhiệm của một người mà là của nhiều người. 16
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Kim Khí Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sở công nghiệp Hà nội, được thành lập theo quyết định số 522/QĐ- TCCG ngày 13/3/1969 của uỷ ban Hành Chính Hà Nội trên cơ sở sát nhập 3 Xí nghiệp: Xí nghiệp Đèn Pin, Xí nghiệp Khoá, Xí nghiệp Đèn bão. Với tên gọi ban đầu là: Nhà Máy Kim Khí Thăng Long. Khi mới thành lập, Công ty có gần 300 lao động, trong đó lao động thủ công chiếm hơn 60%. Cán bộ lãnh đạo không được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu đều trưởng thành từ công nhân hoặc từ quân đội chuyển ngành sang. Cả Công ty có 9 cán bộ trung cấp, không có người tốt nghiệp đại học. Trang thiết bị, máy móc nghèo nàn, công nghệ thì lạc hậu chủ yếu do trong tự nước chế tạo. ở giai đoạn này sản phẩm chính của Công ty là: Đèn bão, Đèn pin, khóa và một số mặt hàng nhôm như Xoong, ấm. . . Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 338/QĐ-HĐBT ngày 23/11/ 1992, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2950/ QĐ-UB cho phép thành lập lại doanh nghiệp. 17
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngày13/ 9/1994, doanh nghiệp được UBND thành phố hà nội ra quyết định số 1996/QĐ-UB cho phép đổi tên thành: Công Ty Kim Khí Thăng Long. Kể từ đó đến nay mọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đều sử dụng tên: Tên doanh nghiệp: CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG. Tên quan hệ Quốc Tế: THANG LONG METAL WARES COMPANY. Trụ sở chính: Thị Trấn sài Đồng, huyện gia Lâm, thành phố Hà Nội. Với diện tích mặt bằng có trên 25.000 m2, trong đó có gần 12.000 m2 nhà xưởng và kho tàng. Trụ sở chi nhánh văn phòng đại diện tại: 195 phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Theo quyết định số: 1996.QĐUB ngày 13/9/1994 của UBND thành phố hà Nội. Số đăng Ký kinh doanh: 100094. Ngày 4/3/1998, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết đinh số 930/QĐ- UB về việc sát nhập Nhà máy Cơ Khí Lương Yên vào Công ty Kim Khí Thăng Long, trở thành một phân xưởng của Công ty với tên gọi là Phân Xưởng Lãng Yên đưa tổng số phân xưởng của Công ty lên 9 (Xem mô hình tổ chức quản lý - sơ đồ 2). Khi Đảng và nhà nước ta có chủ trương đổi mới cơ chế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có không ít các doanh nghiệp trong ngành cơ khí không chịu được sự canh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường đã bị phá sản. Tưởng chừng Công ty Kim Khí Thăng Long cũng sẽ bị cuối theo xu hướng đó, nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của sở Công nghiệp Hà nội, sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo đã giúp cho Công ty đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 18
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sự phát triển của Công ty trong những năm qua là đáng khích lệ. Trong các năm qua, Công ty đã trưởng thành và phát triển không ngừng, không những về số lượng mà còn cả về chất lượng. Một số chỉ tiêu sau đã một phần chứng minh điều đó: Biểu số 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty trong các năm qua. Năm thực hiện Chỉ tiêu Đơnvị 1999 2000 2001 2002 2003 2004 tính 1, Giá trị sản xuất Tỷ vnđ 69.353 100 121 135 206 315 C.N 2, Doanh Thu 101 113 134 205 312 Nt 70.980 XK 25.5 42 23 53 98 3, Nộp ngân sách Nt 4.653 6.0 6.2 4.6 5.1 6.8 4, Thu Nhập bình Triệu 1.14.5 1.280 1.496 1.433 1.509 1.650 quân đồng 5, SLĐ bình quân người 762 992 1059 1227 1850 1910 trong năm Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, Công ty đã vinh dự được nhà nước tặng: - 1 Huân chương chiến công hạng ba. - 1 Huân chương lao động hạng ba. - 1 Huân chương chiến công hạng hai. 19
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Ngày 05/9/2000 được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời ki đổi mới”. - Nam 2001 : Được chính phủ tặng cờ đôn vị suất sắc trong phong trào thi đua. - Nam 2003 : Được chính phủ tặng cờ đôn vị suất sắc trong phong trào thi đua. - Từ năm 2000 đến năm 2004 : Đều được công nhận là đơn vị quản lí giỏi của sở Công Nghiệp Hà Nội. Công ty đã vinh dự được đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn thị Bình, phó Chủ Tịch nước về thăm hỏi, động viên. Công ty liên tục được công nhận là đơn vị sản xuất-kinh doanh giỏi của thành phố và bộ công nghiệp. Để tiếp tục phát triển và thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, với quan điểm mở rộng hợp tác, Công ty Kim Khí Thăng Long đã cùng các tập đoàn HonDa, Goshi Giken của nhật Bản, ASEAN Motor, Co.ltd của Thái Lan thành lập liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Goshi-Thang Long với tổng vốn đầu tư là 13.780.000 USD, trong đó Công ty 30 % vốn. Trong điều kiện những năm qua có rất nhiều khó khăn, nhưng đảng bộ Công ty Kim khí Thăng Long đã có nhiều cố gắng, tích cực lãnh đạo Công ty hoàn thành suất sấc mọi nhiệm vụ. Thành tích đó là công lao của toàn đảng Bộ, tập thể CNVCN Công ty 2. Chức năng kinh doanh – mặt hàng chủ yếu. Chức năng: Công ty Kim khí Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nứơc có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, được vạn dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước, chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cơ khí, kim khí gia dụng và chi tiết sản 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp - xe máy Đống Đa - Hà Nội
79 p | 2053 | 1226
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen"
52 p | 1322 | 700
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
86 p | 1138 | 651
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải"
34 p | 826 | 295
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp ở Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn "
70 p | 487 | 208
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty vận taỉ ô tô số 3"
42 p | 535 | 203
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam"
34 p | 501 | 200
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số vấn đề quản lý chung cư ở HÀ NỘI trong giai đoạn hiên nay
47 p | 521 | 164
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp”
77 p | 534 | 151
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp 22''
84 p | 401 | 123
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Trần Hải Linh
100 p | 331 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - du lịch Điện Biên"
53 p | 297 | 58
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp Marketing hỗn hợp trong kinh doanh thương mại ở công ty Vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông"
66 p | 190 | 39
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Huyện Ngân Sơn
39 p | 184 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Gia Lộc - Hải Dương
28 p | 179 | 35
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết quả công ty kết cấu thép xây dựng
83 p | 142 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
48 p | 178 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng"
81 p | 147 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn