intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm: Serum dưỡng ẩm làm trắng da

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:48

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm "Serum dưỡng ẩm làm trắng da" trình bày về vai trò của hương liệu trong sản phẩm serum dưỡng ẩm làm trắng da, phân tích thành phần hoạt tính, cơ chế tác động đến làn da và quy trình xây dựng công thức phù hợp, đề tài cũng đánh giá hiệu quả sử dụng và tiềm năng ứng dụng trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Hương liệu mỹ phẩm: Serum dưỡng ẩm làm trắng da

  1. 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ------------------------------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM Đề tài: SERUM DƯỠNG ẨM LÀM TRẮNG DA GVHD : TS. Phạm Thị Hồng Phượng SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 4 Đặng Thị Tuyết Minh-18032041 Nguyễn Kim Ngân-18031601 Lưu Thanh Luân-18039241 Nguyễn Thanh Hồng-18060651 Nguyễn Ngọc Vân Anh-18053351 LỚP : DHHC14A Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
  2. 2
  3. 3 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm chúng em xin tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Cô TS. Phạm Thị Hồng Phượng đã dành thời gian quý báu và truyền niềm đam mê của mình cho chúng em. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô mà chúng em có thể hoàn thành bài nghiên cứu đúng thời gian quy định, quá trình nghiên cứu này đã giúp chúng em nâng cao khả năng làm việc nhóm, cũng như nâng cao nhận thức của bản Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Công nghệ Hóa học đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cũng như tạo mọi cơ hội, điều kiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất toàn diện để chúng em học tập một cách tốt nhất. Cuối cùng nhóm chúng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý, đạt được nhiều thành tích tốt đẹp trong công việc. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  4. 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Phạm Thị Hồng Phượng
  5. 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... TP. Hồ Chí Minh, ngày.... tháng.... năm 2021 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
  6. 6 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 1.1. Tổng quan về da ...................................................................................................... 1.1.1. Cấu trúc da ................................................................................................... 1.1.2. Các chức năng của da.................................................................................... 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến da....................................................................... 1.1.4. Phân loại da............................................................................................. 1.1.5. Con đường truyền dẫn hoạt chất qua da...................................................... 1.1.6. Nhận xét – đánh giá...................................................................................... 1.2. Tổng quan về Serum................................................................................................ 1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Serum ...................................................... 1.2.2. Khái niệm..................................................................................................... 1.2.3. Phân loại................................................................................................... 1.2.4. Tác dụng của Serum ................................................................................. 1.2.5. Thị trường dòng sản phẩm Serum............................................................. 1.3. Tổng quan về nguyên vật liệu.......................................................................... 1.3.1. Vitamin C..................................................................................................... 1.3.2. Neodefend..................................................................................................... 1.3.3. Hyaluronic acid............................................................................................ 1.3.4. Alpha Arbutin................................................................................................ 1.3.5. Tinh dầu hoa hồng baby.............................................................................. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM...................................................................................... 2.1. Khảo sát người tiêu dùng........................................................................... 2.1.1. Khảo sát về Serum trên thị trường ....................................................... 2.1.2. Khảo sát nhu cầu sử dụng của sản phẩm ........................................... 2.1.3. Khảo sát về đối tượng sử dụng ........................................................... 2.2. Khảo sát nền Serum ................................................................................... 2.2.1. Một số đơn công nghệ mẫu................................................................. 2.2.2. Cơ sở luận lựa chọn nền Serum phối liệu............................................. 2.3. Xây dựng đơn công nghệ......................................................................
  7. 7 2.3.1. Hóa chất sử dụng................................................................................ 2.3.2. Dụng cụ và thiết bị sử dụng................................................................ 2.3.3. Phương pháp khảo sát các đơn phối liệu.................................................. 2.3.4. Quy trình phối liệu..................................................................................... CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 3.1. Kết quả đánh giá.............................................................................................. 3.1.1. Cảm quan................................................................................................ 3.1.2. Đánh giá....................................................................................................... 3.1.3. Tiêu chí khi chọn mua Serum Vitamin C................................................ 3.2. Bàn luận..............................................................................................................
  8. 8 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cấu tạo da......................................................................................................... Hình 1.2. Serum Ordinary Niacinamide 10% + ZinC 1%............................................... Hình 1.3. Serum innisfree Green Tea Seed..................................................................... Hình 1.4. Serum L’Oreal Paris pure Hyaluronic Acid 1.5%.......................................... Hình 1.5. Serum dưỡng da Shiseido Ultimune Power Infusing.................................. Hình 1.6. Công thức Vitamin C................................................................................... Hình 1.7. Neodefend.................................................................................................. Hình 1.8. Hyaluronic Acid......................................................................................... Hình 1.9. Hyaluronic Acid........................................................................................... Hình 1.10. Công thức Alpha Arbutin.............................................................................. Hình 1.11. Alpha Arubutin............................................................................................. Hình 1.12. Tinh dầu hoa hồng baby............................................................................... DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Đồ thị khảo sát mức độ tiếp cận Serum........................................................ Sơ đồ 2.2. Đồ thị khảo sát nhu cầu sản phẩm............................................................. Sơ đồ 2.3. Đồ thị khảo sát độ tuổi sử dụng Serum....................................................... Sơ đồ 2.4. Quy trình phối trộn sản phẩm................................................................... DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Serum Vitamin C dưỡng da handmade......................................................... Bảng 2.2 Serum dưỡng trắng da chống lão hóa................................................................ Bảng 2.3 Serum dưỡng trắng da.................................................................................... Bảng 2.4. Hoá chất cơ bản sử dụng trong quy trình .................................................... Bảng 2.5. Danh sách dụng cụ và thiết bị sử dụng trong quá trình khảo sát..................
  9. 9 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
  10. 10 1.1. Tổng quan về da 1.1.1. Cấu trúc da Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bên cạnh việc đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, một làn da khỏe mạnh còn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Làn da rất nhạy cảm, cảm nhận được sự va chạm nhẹ nhàng cũng như những tác động mạnh Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn về các phía, có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Hình 1.1 Cấu tạo da Lớp biểu bì của da (Epidermis): dày từ 0.07 – 1.8 mm. Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn, tránh các chất lỏng cần thiết. Biểu bì bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở trong lớp đi cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó giúp chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình sừng hóa, khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt. - Lớp đáy: là lớp trong cùng của các biểu bì nơi các tế bào keratinocytes được sản sinh. - Lớp tế bào gai: Là lớp dày nhất gồm các tế bào nằm chồng lên nhau và liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi cầu nối hóa học nên gọi là lớp Malpigi - Lớp hạt: Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  11. 11 - Lớp bóng: Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được - Lớp sừng:Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn. Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này thì rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh. Chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô và sần sùi hơn. Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng. Lớp trung bì (Dermis): dày từ 0.7 – 7 mm. Nằm dưới thượng bì, gồm có 2 phần: - Lớp nhú: Là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng 0,1 mm. Trên bề mặt có những gai hình nón, ăn sâu vào trong lòng thượng bì. - Lớp trung bì chính thức: Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm. Được cấu tạo nhiều bó liên kết chằng chịt lấy nhau, lớp trung bì chứa phần phụ của da, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, vi thể thần kinh thị giác, áp lực, nhiệt, đau… Cấu trúc trung bì gồm những bó sợi, sợi keo (Elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì. Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phản ứng dị ứng. Lớp hạ bì (Hypodermis): dày từ 0.25 đến hàng cm. Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Chúng bao gồm: - Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau như một lớp đệm.
  12. 12 - Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết với nhau. - Các mạch máu: số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da thì khác nhau ở các vùng trên cơ thể. Hơn nữa sự hình thành các tế bào này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da. Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai. Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ), có ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể. Chức năng chính:cung cấp năng lượng; Cách nhiệt chất béo giữ ấm cho cơ thể do nó ngăn cách và cung cấp nhiệt cho cơ thể trong môi trường lạnh; Bảo vệ: Chất béo giúp giảm nhẹ chấn động và va chạm, nhiệt độ, giúp da linh động, vì da có thể co gian theo bất cứ hướng nào trong 1 giới hạn cho phép. Ngoài 3 lớp chính trên 1 cấu trúc da không thể bỏ qua đó là lớp phụ của da gồm: tuyến bã nhờn, mô hôi, lông, móng…. chức năng của lớp này là điều hòa thân nhiệt, bảo vệ làn da tránh mất nước…[1] 1.1.2. Các chức năng của da Làn da như một rào cản giúp cho cơ thể chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào và đồng thời cũng giảm bớt sự ảnh hưởng của tia cực tím. Vì thế mà bất kỳ vấn đề gì trên da đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra khi da xuất hiện bất kỳ điểm nào không bình thường đều là biểu hiện cho một rối loạn hay bệnh trên cơ thể.[1] 1.1.2.1. Bảo vệ cơ thể Da là một “hàng rào” giúp chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, phủ tạng… Ngoài ra, da còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, da còn đóng vai trò chống thấm nhằm tránh sự xâm nhập của nước và các chất lạ khác vào cơ thể. Các sắc tố melanin cũng giúp bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím nguy hiểm phát ra từ mặt trời. Tuy nhiên, da không thể ngăn chặn hoàn toàn loại tổn thương này. Vì vậy, việc bảo vệ bản thân bằng kem chống nắng, quần áo vẫn rất cần thiết. 1.1.2.2. Điều chỉnh thân nhiệt cơ thể Thông qua tuyến mồ hôi và mạch máu trong lớp hạ bì, da còn đóng vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ bên ngoài cao, da sẽ tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể. Ngược lại, nhiệt độ bên ngoài thấp, các mạch máu dưới da sẽ co lại và giảm tiết mồ hôi để giữ nhiệt cho cơ thể. Thêm vào đó, lớp mỡ dưới da còn giữ vai trò cách nhiệt, giúp giảm bớt ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh đến cơ thể và ngăn ngừa sự mất nhiệt từ cơ thể.
  13. 13 Da có chức năng điều hòa thân nhiệt và duy trì nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37oC. Da đóng vai trò không thể thay thế trong việc bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt và làm mát cơ thể. 1.1.2.3. Tiếp nhận cảm giác Chức năng tiếp nhận cảm giác của da giúp ý thức được nhiệt độ nóng, lạnh, đau, áp lực, tiếp xúc,... Cảm giác này được phát hiện bởi các dây thần kinh ở lớp hạ bì. Nhờ có chức năng cảm giác mà cơ thể có thể thích nghi được với ngoại cảnh và tránh được các tác nhân tiêu cực. Tuy nhiên, những tổn thương quá mức trên da có thể ảnh hưởng tới chức năng cảm giác. Ví dụ, khi bị bỏng nhẹ mức độ 1 và 2, chúng ta sẽ có cảm giác rất đau. Thế nhưng, bị bỏng nặng ở mức độ 3, chúng ta lại không còn cảm giác này nữa, vì các dây thần kinh trong da đã bị phá hủy. 1.1.2.4. Chức năng bài tiết Da là hệ thống loại bỏ chất thải lớn nhất của cơ thể. Độc tố được giải phóng qua các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông. Các tuyến mồ hôi trong da bài tiết mồ hôi trong khi các tuyến bã nhờn sản xuất chất nhờn. Chất nhờn giữ cho da mềm mại và khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bã nhờn trộn lẫn với mồ hôi, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi cơ thể. 1.1.2.5. Chức năng nội tiết Da là một trong những nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể, thông qua việc sản xuất Cholecalciferol (D3) ở hai lớp dưới cùng của thượng bì. Vitamin D được tổng hợp ở da khi da tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho hệ xương. 1.1.2.6. Các chức năng khác của da - Da tạo nên vẻ đẹp cho con người. - Da chứa các tế bào miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật. - Da phản ánh sâu sắc về tình trạng sức khỏe con người như mắc giun sán làm da xuất hiện sẩn ngứa, mắc bệnh gan có thể gây vàng da, bị bệnh lao lại khiến da sạm đi… 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến da Làn da có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi chúng ta. Một làn da khỏe và hoạt động tốt với thế giới môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể và là sự bảo vệ cơ thể đầu tiên. Bởi chăm sóc để có làn da khỏe mạnh là chăm sóc chích sức khỏe của bạn vì thế hãy hiểu về cấu trúc da vai trò của da để biết cách chăm sóc da tốt hơn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến làn da:[2]
  14. 14 Yếu tố di truyền học: Yếu tố di truyền của mỗi người sẽ giúp xác định loại da của bạn như bạn thuộc tuýp da thường, khô, dầu hay da hỗn hợp và nhìn chung ảnh nó hưởng đến tình trạng của da. Ngoài ra, yếu tố di truyền còn xác định tuổi lão hóa sinh học của da, bao gồm: Mức độ suy giảm chức năng tái tạo và phục hồi các tế bào dưới da; Hoạt động của tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn giảm; Các kết cấu đàn hồi dưới da kém và khả năng giữ nước giảm đi dẫn làm da kém săn chắc; Lão hóa sinh học không phải là chứng lão hóa da sớm, nó bị gây ra bởi các yếu tố bên ngoài và có thể bị ảnh hưởng. Yếu tố sức khỏe: Các bệnh ngoài da dễ bị mắc phải như bệnh viêm da cơ địa, bênh vảy nến và bệnh vẩy cá cũng được quyết định bởi tính di truyền. Ví dụ, những người được sinh ra với bộ gen thiếu hụt Filaggrin (một loại protein được tìm thấy ở da) thì có làn da với hàng rào chức năng yếu và có xu hướng da nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm da cơ địa. Với các bệnh này, làn da có thể bùng phát dễ hơn khi căng thẳng và trầm trọng thêm bởi các nhân tố bên ngoài. Ngoài ra cũng có một số bệnh như bệnh tiểu đường và suy thận- có thể tác động đến tình trạng của da. Yếu tố Hormone: Sự thay đổi hormone dẫn đến xuất hiện các vấn đề về da. Khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, làn da sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định như mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì, hormone làm tăng sinh hắc tố dẫn đến hình thành nám ở thời kỳ mang thai, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh do thiếu hụt hormone estrogen dẫn đến mất cân bằng độ ẩm, thay đổi cấu trúc dưới da dẫn đến nhiều nếp nhăn, đồi mồi,nám.. Với những vấn đề này, bạn có thể áp dụng phương pháp chăm sóc da nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của nó lên da. Độ tuổi: Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến làn da ít nhiều. Khi càng lớn tuổi, khả năng hấp thụ dưỡng chất của da dần kém đi, cơ thể không tự tổng hợp những chất cần thiết duy trì vẻ đẹp của da như collagen khiến các mô liên kết bị đứt gãy, hình thành nên nhiều nếp nhăn vùng dưới mắt, rãnh cười,... Khí hậu và môi trường: Tia UV: Tia cực tím có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến làn da, nó làm căng thẳng các sợi collagen. Các tia UV không chỉ có thể tăng tốc độ suy giảm của các sợi collagen. Mà chúng còn có thể tạo điều kiện cho việc sản xuất quá nhiều melanin. Melanin là những gì mang lại màu sắc cho da. Nếu làn da của bạn chuyển sang màu tối hơn, điều đó có nghĩa là các sợi collagen trong nó bị tổn thương bởi các tia nắng mặt trời. Nhiệt độ: Ở điều kiện thời tiết lạnh, làn da phản ứng lại bằng cách co các mạch máu lại nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất quá nhiều nhiệt. Nhiệt độ lạnh làm giảm hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn và làm da bị khô. Ở điều kiện thời tiết nóng và ẩm tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi, làm da trở nên ẩm và bóng, có thể gây mụn trong một số trường hợp.
  15. 15 Chăm sóc da chưa đúng cách: Những cách chăm sóc da cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Nếu chăm sóc đúng cách, da có thể có một sức khỏe tốt, da mịn màng, trắng sáng và hạn chế những vấn đề thường gặp. Một số phương pháp chăm sóc da sai cách có thể kể đến như không tẩy trang, rửa sạch mặt vào cuối ngày, ko sử dụng kem chống nắng hàng ngày, sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây dị ứng… Lối sống, chế độ sinh hoạt: Là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc giữ gìn làn da khỏe mạnh. Sinh hoạt hàng ngày cần phải theo quy luật. Tránh hút thuốc, uống rượu, chất nicotin trong thuốc lá sẽ khiến cho các mao mạch dưới da co lại, khả năng tuần hoàn máu giảm sút, làn da không được hấp thụ đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng nên trở nên chảy xệ, khô và thô ráp. Những người nghiện rượu trong thời gian dài dễ làm cho tính đàn hồi của các mạch máu dưới da kém đi, da mất tính đàn hồi. Luyện tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực lên sự khỏe mạnh của da cũng như của cơ thể. Ngoài ra giấc ngủ: một giấc ngủ ngon giúp toàn bộ cơ thể có thể tái tạo và phục hồi da, thức khuya chính là nguyên nhân hàng đầu khiến da lão hóa, hình thành mụn, nếp nhăn. Dinh dưỡng: Một chế độ ăn kiêng cân bằng giúp da khỏe mạnh. Các nghiên cứu về thực phẩm tốt cho da được đưa ra:Trái cây, rau củ, gạo nguyên hạt, chế độ ăn giàu vitamin C và ít chất béo và tinh bột có thể giúp trẻ hóa làn da. Chế độ ăn bao gồm một nhóm thức ăn có giá trị dinh dưỡng và tốt cho da. Tuy nhiên, hạn chế ăn đồ ngọt và bơ sữa. Uống nhiều nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là người lớn tuổi 1.1.4. Phân loại da 1.1.4.1. Da thường Da thường là làn da khỏe mạnh, có được sự cân bằng giữa nước và dầu. Lớp sừng luôn ở trong tình trạng đầy đủ độ ẩm. Da thường được xem là loại da lý tưởng nhất và không khó khăn trong việc chăm sóc. Làn da có độ ẩm mướt nhẹ nhàng, không quá khô căng cũng như không bóng nhờn, da dường như không có sự thay đổi đáng kể so với lúc vừa rửa mặt xong, đây chính là những biểu hiện của một làn da khỏe mạnh và cân bằng. Biểu hiện: lỗ chân lông nhỏ, bề mặt da mịn màng, kết cấu da mềm mịn, sắc diện da đồng đều, và hầu như không có khuyết điểm. Vấn đề dễ gặp phải: Gen di truyền, tuổi tác là yếu tố phần lớn để may mắn sỡ hữu làn da thường. Tuy nhiên nếu không có sự chăm sóc đúng cách thì loại da thường sẽ rất dễ có xu hướng khô cùng các tình trạng khác như lão hóa, nhạy cảm…[3] 1.1.4.2. Da khô Da khô sẽ thấy bề mặt da hơi căng, cảm giác luôn thiếu nước, thậm chí có dấu hiệu bong tróc da ở một vài vùng, bề mặt da thô sần thiếu độ bóng và rất dễ xuất hiện
  16. 16 các nếp nhăn. Những lúc bôi dưỡng, da hút ẩm nhanh chóng như một miếng bọt biển bị khô lâu ngày, đây chính là biểu hiện của một làn da khô thiếu ẩm. Biểu hiện: Loại da khô là những làn da sản sinh ít dầu hơn da thường, kèm theo sự đặc trưng thiếu nước trong các lớp da. Da khô có vẻ ngoài căng chặt, khô ráp, sần sùi, và tình trạng nặng hơn là bong tróc. Vấn đề dễ gặp phải: Da khô thường có xu hướng dễ nhạy cảm, nếp nhăn và lão hóa nhanh.[3] 1.1.4.3. Da dầu Làn da có nhiều dầu, sáng bóng, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn. Loại da này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì vì hoạt động của Hormone sinh dục nam. Khi bạn bị stress hay hoạt động của dạ dày quá mức cũng khiến da dễ bị nhờn hay khí hậu nóng ẩm cũng là nguyên nhân làm da trở nên nhờn hơn. Biểu hiện: Da dầu với đặc trưng sự hoạt động quá mức của tuyến dầu, khiến sản sinh quá nhiều dầu. Làn da dầu luôn có vẻ bóng nhờn toàn bộ bề mặt, lỗ chân lông to, tối xỉn do oxy hóa bã nhờn. Vấn đề dễ gặp phải: Da dầu thường dễ phát sinh nhiều vấn đề về da như viêm nhiễm, mụn tắc nghẽn, mụn viêm sưng, sắc diện da tối xỉn, không đồng đều màu.[3] 1.1.4.4. Da nhạy cảm Làn da nhạy cảm thường rất dễ bị bong tróc, nhất là ở nơi có khí hậu khô, lạnh. Da khá mỏng, thậm chí có thể dễ dàng thấy các đường mạch máu dưới da. Vì da khá yếu và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, da nhạy cảm rất dễ bị bắt nắng dẫn đến ửng đỏ và rát da. Làn da nhạy cảm thường rất dễ bị kích ứng. Khi thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt hay thậm chí là thay đổi nguồn nước cũng sẽ khiến cho da nhạy cảm nổi mẩn ngứa. Làn da này rất kén khi sử dụng mỹ phẩm và chỉ sử dụng được một số sản phẩm nhất định dành riêng cho da nhạy cảm. Đối với người Việt Nam thì rất ít người sở hữu làn da này, chủ yếu đa phần các người châu Âu hoặc xứ lạnh. Bạn có hay để ý rằng có những người khi lạnh quá thì mặt họ đỏ lên hoặc khi thay đổi thời tiết thì da bị dị ứng đỏ lên.[3] 1.1.4.5. Da hỗn hợp Da hỗn hợp khá khó để bạn nhận biết hơn, bản thân từ “hỗn hợp” đã diễn tả hết được đặc điểm của loại da này chính là da có chỗ thì khô, chỗ thì nhờn, thường là khô ở hai bên má, nhưng lại bị dầu ở vùng trán, mũi và cằm. Vào giữa ngày thì vùng T tiết ra nhiều dầu nên hay bị bóng nhẫy. Phân biệt loại Da hỗn hợp thường chia làm 2 loại: - Hỗn hợp thiên về dầu: Phần lớn da mặt bạn đều nhiều dầu, tập trung ở vùng trán, mũi, cằm, 2 bên gò má. Phần da còn lại ở trạng thái bình thường hoặc khô.
  17. 17 - Hỗn hợp thiên về khô: Trái ngược với hỗn hợp thiên dầu, da hỗn hợp thiên khô chỉ có một phần nhỏ trên gương mặt có dầu, thường vẫn là vùng chữ T nhưng phạm vi nhỏ hơn. Phần lớn còn lại là khô, nhất là vùng hai bên má, xương quai hàm. Biểu hiện: Làn da này là sự kết hợp giữa các loại da khô và da dầu. Dầu có xu hướng tiết ra nhiều ở khu vực chữ T, và 2 má có xu hướng từ thường đến khô hơn. Vấn đề dễ gặp phải: do đây sự kết hợp của làn da khô và dầu ở các vùng da khác nhau, nên các vấn đề dễ gặp phải cũng là sự kết hợp các loại da. Vùng chữ T thường có tình trạng lỗ chân lông to và thô hơn, kèm mụn tắc nghẽn hoặc viêm sưng. Trong khi đó, vùng má dễ gặp phải vấn đề mất nước hoặc lão hóa.[3] 1.1.5. Con đường truyền dẫn hoạt chất qua da Da chúng ta rất đặc biệt đủ “thông minh” để nhận biết cái gì không thuộc về cơ thể. Khi chúng ta bôi mỹ phẩm trong “điều kiện thông thường” thì thực chất chỉ có một số ít hoạt chất may mắn len lõi qua được lớp bảo vệ này mà vào được trong da. Hầu hết số mỹ phẩm mà chúng ta bôi lên da chỉ “vui vẻ” loanh quanh bên ngoài da của chúng ta mà thôi. Đặc biệt là đối với những làn da khoẻ mạnh, thì lớp màng bảo vệ càng vững chắc hơn, mỹ phẩm càng khó thẩm thấu hơn. Con đường phần tử lạ trực tiếp đi vào bên trong vùng bì và cải thiện làn da theo trình tự sau: Thứ nhất, lớp film mỏng của sản phẩm mỹ phẩm sẽ được thoa lên vùng mô sừng và tại đây các đầu dây thần kinh sẽ truyền dẫn tín hiệu vào vùng biểu bì, thông tin tín hiệu sẽ được lan truyền đến toàn bộ vùng biểu bì. Thứ hai, sau khi tín hiệu được lan truyền các notron cảm giác nội tại sẽ truyền thông tin tới các lớp mô cơ sở (basal layer) và các hoạt chất trong phần tử serum sẽ được hấp thụ chọn lọc vào bên trong vùng biểu bì. Thứ ba, sau khi thông tin được chấp nhận, các hoạt chất được truyền dẫn từ vùng basal layer tới lớp màng - basement membran và thẩm thấu vào bên trong vùng biểu bì cải thiện lớp gel - giống cấu trúc polysaccharide (vùng duy trì độ ẩm nuôi các collagen và eslatin protein)
  18. 18 1.1.6. Nhận xét- Đánh giá Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát về da, những yếu tố tác dụng đến làn da cũng như cơ chế truyền dẫn hoạt chất qua da chúng ta có những nhận xét như sau: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến làn da ảnh hưởng trực tiếp đến da. Bên cạnh đó, tập tính sống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến sự biến đổi cấu trúc bên trong của da. Sử dụng mỹ phẩm đúng cách có thể giúp làn da hư tổn được phục hồi và bảo vệ, tránh khỏi những tác động từ môi trường và cải thiện da từ bên trong tuy nhiên thời gian điều trị cho da sẽ kéo dài và thị trường mỹ phẩm đa dạng cũng gây nên một sự phức tạp không hề nhỏ. Vậy nên, nếu chúng ta hiểu rõ về mỹ phẩm và chính làn da của bản thân thì có thể chọn được cho mình những dòng mỹ phẩm an toàn, phù hợp để giúp cho làn da được cải thiện tối ưu nhất. Đặc biệt khi ngày nay những dòng mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có thể giúp làn da đẹp lên một cách tự nhiên và có ít tác dụng phụ đang quay trở lại và có chiều hướng phát triển mạnh. Serum (Huyết thanh) là một dạng tinh chất dạng lỏng hoặc gel chuyên đặc trị các vấn đề về da. Serum tồn tại dưới hai dạng phổ biến: gốc nước và gốc dầu. Chứa các vi dưỡng chất và khoáng chất có kích thước siêu nhỏ để có thể len lỏi vào tận bên trong lớp trung bì, hạ bì nhằm điều trị, sửa chữa, nuôi dưỡng toàn diện. 1.2. Tổng quan về Serum 1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Serum Lịch sử ra đời Trong lĩnh vực y tế, Huyết thanh thường sẽ được mặc định ngay rằng đó là huyết thanh trong máu. Còn trong lĩnh vực làm đẹp, huyết thanh là huyết thanh dưỡng da. Từ năm 1982, tuy huyết thanh đã xuất hiện nhưng chưa định nghĩa được huyết thanh. Trên thị trường chỉ có sản phẩm tương tự và được coi là hiện thân của huyết thanh ngày nay. Năm 1990, huyết thanh chính thức xuất hiện và được sử dụng rộng rãi. Huyết thanh là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài, bắt đầu từ khi các nhà khoa học khám phá ra rằng các sản phẩm dạng kem chỉ có tác dụng trên lớp biểu bì và thân bì chứ không thể thấm sâu vào lớp hạ bì, tác động lên tế bào để điều chỉnh các vấn đề của da như nếp nhăn, đốm nâu.[3] Sự ra đời của Serum hiện đại
  19. 19 Các nhà khoa học Anh đã phát minh ra một loại serum dưỡng da thế hệ mới dựa trên gene di truyền của người dùng. “https://khoahoc.tv/phat-minh-sieu-my-pham- duong-da-dua-vao-gene-di-truyen-57653 Serum dưỡng da là sản phẩm dạng lỏng có công thức dưỡng da chuyên sâu. Serum thông thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có thể thấm sâu vào ba lớp biểu bì, nuôi da từ gốc. Tuy nhiên, serum dưỡng da hiện nay không phù hợp với tất cả mọi người hay mọi làn da. Vì vậy, các chuyên gia hàng đầu của Anh đã nghiên cứu và phát triển một loại serum dưỡng da thế hệ mới, phù hợp với từng cá nhân. Giáo sư Chris Toumazou và các đồng nghiệp sử dụng một thiết bị vi mạch cầm tay cho tình nguyện viên. Vi mạch này có thể nhận dạng mã ADN của đối tượng trong vòng 30 phút. Kết quả phân tích của thiết bị trên, cho phép giáo sư Toumazou hiểu được cơ chế thoái hóa da của từng bệnh nhân. Ông tiến hành sản xuất serum cho từng đối tượng dựa trên đặc điểm riêng của họ. Thành phần của serum này bao gồm vitamin A, vitamin C, cỏ tước đỏ, các axit amin… thúc đẩy quá trình sản sinh collagen của da. Serum dưỡng da này vượt trội hoàn toàn so với các loại mỹ phẩm hiện nay là nhờ công thức dành cho mỗi người là khác nhau. Mỗi cá nhân lão hóa da khác nhau, phụ thuộc vào tốc độ suy giảm collagen trong cơ thể. Các loại serum hiện nay chỉ phù hợp với những người có làn da lão hóa nhanh chóng, tức là tốc độ suy giảm collagen cao. Serum dưỡng da được ông phát triển hướng tới sự cá biệt hóa việc chăm sóc da đối với từng đối tượng. Vi mạch cảm biến cho các chuyên gia biết chính xác lượng chất dinh dưỡng phải áp dụng với làn da của từng người. Vì vậy, hiệu quả của serum này sẽ đạt tới mức cao nhất. Giáo sư Toumarzou: “Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể người. Sản phẩm này không phải mỹ phẩm chăm sóc da bên ngoài, đó là sản phẩm cải thiện sức khỏe của da".[4] Serum dưỡng da ngày nay Ngày nay, Serum làm đẹp da không chỉ dành riêng cho chị em phụ nữ mà cũng được phái mạnh sử dụng rất nhiều, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại serum khác nhau điều này dẫn đến việc lựa chọn serum trở lên khó khăn hơn. Chúng ta nên hiểu rõ về mỹ phẩm và chính làn da của bản thân thì có thể chọn được cho mình những dòng mỹ phẩm an toàn, phù hợp để giúp cho làn da được cải thiện tối ưu nhất. 1.1.2. Khái niệm Serum là một dạng tinh chất dạng lỏng hoặc gel chuyên đặc trị các vấn đề về da. Serum tồn tại dưới hai dạng phổ biến: gốc nước và gốc dầu. Chúng chứa các vi dưỡng chất và khoáng chất có kích thước siêu nhỏ để có thể len lỏi vào tận bên trong lớp trung bì, hạ bì nhằm điều trị, sửa chữa, nuôi dưỡng toàn diện.
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
988=>1