intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mã thơ Lê Đạt

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

140
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lòng mới ngỏ yêu tim ngọng nói Lời tỏ tình chưa sáng sõi bình mình Sau rất nhiều ướm thử, tôi đặt tên cho bài viết đương thai của mình là Mã thơ Lê Đạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mã thơ Lê Đạt

  1. Mã thơ Lê Đạt Lòng mới ngỏ yêu tim ngọng nói Lời tỏ tình chưa sáng sõi bình mình Sau rất nhiều ướm thử, tôi đặt tên cho bài viết đương thai c ủa mình là Mã thơ Lê Đạt. C ũng như trường hợp những ngư ời yêu nhau, cái tên cho đ ứa bé sắp ra đời là rất quan trọng. Nó không chỉ định h ướng mà còn đ ịnh hình cho s ự phát triển và d iện mạo của thai nhi. Chữ mã t ôi dùng ở đây có hai nghĩa. M ã là tạ ng, tạng người, tạng thơ. Mã c ũng c òn là mật mã, là c ode của một hành ngôn thơ. Và ngư ời ta có t hể thấy mã này (tạng thơ) nằm ở trong mã kia (code thơ), bởi thơ Lê Đạt là m ột ngôn ngữ.
  2. Có lẽ, khi Cửa hàng Lê Đạt bị đóng, trong những tháng ngày cô đơn tầm thư học chữ ở Thư viện Quốc gia, câu nói nổi tiếng của S. Mallarmé: người ta không làm thơ bằng những tư tưởng, mà bằng những chữ, đã là một thứ công án làm nhà thơ đốn ngộ. Cái nghịch lý hiển nhiên, sự đối thoại trực diện của nó với một nề nếp thơ ca nói chí, chở đạo đã tạo ra một chấn động tâm lý, và vỡ một nhận thức, khai nguyên một ngôn ngữ mới. Lê Đạt đã mạnh dạn từ bỏ những mùa khem, những câu kinh kệ cũ mèm, Amen, để lột xác thành một nhà thơ mới. Ông ký đăng vào ngôi chùa Quốc ngữ như một đứa trẻ được bán khoán và chỉ tính tuổi mình, tiểu sử nói của mình theo giấy tái khai sinh: Thuở ấy tôi rất già Mở miệng khuôn tổ tiên rập nói Tôi bán khoán cửa chùa Quán Ngữ Lời chuộc tuổi mình Nói thật khai sinh (Chuộc tuổi) Từ tư tưởng trên của Mallarmé, Lê Đạt coi "chữ bầu nên nhà thơ", hoặc nhà thơ là "phu chữ". Điều này đã vấp phải cái lương tri thông thường. Người này coi thơ Lê Đạt như sự lừa dối. Họ đọc thơ ông như bóc một tấm bánh: lột hết lớp lá ngôn từ này đến lớp lá ngôn từ khác mà chẳng thấy cái nhân tư tưởng ấy đâu. * Đọc Bóng chữ, người ta thấy rõ ràng ông bị từ nhập, từ ám. Ngoài nhan đề, các từ chữ, âm, trang, nghĩa... xuất hiện trong thi phẩm với một tần số rất cao: - Vẩy chữ thăng hoa - Bước thị thơm chân chữ động em về - Tha thẩn chữ ngã ba
  3. - Chữ khép lối đồi chim non câu ngủ Trang tầm xuân cau chưa mở nụ ngà Đàn từ non âm hé môi cong mỏ hót Sức ám của con chữ (chứ không phải con tự, một thứ rửng mỡ như Tú Xương nói: "Chắc hẳn thịt xôi lèn chặt dạ, Không dưng con tự bỗng thòi ra") cũng mãnh liệt như sự ám ảnh của con dục (libido), có khi còn mạnh hơn, ít nhất ở một số nhà thơ. Nó thúc đẩy thi nhân phải đi tìm chữ. Lê Đạt có nhiều tuyên ngôn chữ, nhưng đặc hơn cả có lẽ là Chi Chi Chành Chành. Mượn lời thiêng con trẻ, nhà thơ sấm truyền thông điệp của mình. Chi chi chành chành Chữ đanh thổi lửa Đanh là cái đinh, có thể là một dụng cụ đánh lửa của người xưa. Đanh cũng là rắn lại, co lại, sắt lại. Chữ đanh là chữ được cô đặc, nén chặt, hàm xúc. Lửa là năng lượng, sức nóng, sự toả sáng. Vật chất càng đặc thì năng lượng càng lớn. Chữ càng đanh thì hàm nghĩa càng lớn. Và muốn có chữ đanh thì nhà thơ phải khổ công đi tìm trong đám vật liệu ngôn từ nhật dụng, một thứ "quặng chữ" theo cách nói của Maia: Cấp kế đi tìm Ta vẫn đi tìm Đi tìm là một tư thế thường trực của nhà thơ, bởi vì trước khi con chữ xuất hiện chưa có nhà thơ, nhà thơ do những cử tri chữ bầu lên. Tìm ở khắp nơi kể cả bên kia thế giới: Mai sau ta chết Ai đó đừng quên Đưa ta dăm đồng Để ta ăn đường
  4. Để ta sang sông Để ta đi tìm Cuộc tìm chữ một cách khổ công như vậy (Lê Đạt gọi nhà thơ là phu chữ) cũng chẳng phải là điều mới. Truyền thống thơ Á Đông và thơ trung đại thế giới là truyền thống tìm chữ. "Sự bao cấp tư tưởng" của đạo Thiên chúa, đạo Hồi, của các chế độ chuyên chế tìm kiếm cái đẹp ở những kiến trúc tổng thể, những tư tưởng và triết học của riêng mình, nên đành phải hướng tài năng vào việc tinh luyện câu chữ. Các nhà thơ Trung Hoa và Việt Nam đua nhau đi tìm các thần tự, nhãn tự. Đỗ Phủ làm thơ mà chưa hạ được một chữ kinh động quỷ thần thì ăn không ngon ngủ không yên. Giả Đảo mắc kẹp giữa hai chữ thôi, xao như con lừa chết đói giữa hai bó cỏ... Các nhà thơ xưa thường tìm nghĩa của chữ ở trong bản thân chúng, tức là ở trong cái hiện thực mà nó phản ánh. Họ không biết rằng, chữ nghĩa chỉ là một thứ ký hiệu mang tính võ đoán. Nghĩa của từ ở ngoài câu là ở dạng tiềm sinh. Nghĩa chỉ xuất hiện khi từ có quan hệ kề cận hoặc lựa chọn với các từ khác trong câu. Phát hiện này của F.de Saussure đã làm cho ngữ học thực sự trở thành một khoa học (với nghĩa là có đối tượng riêng, có phương pháp riêng). Các nhà thơ hiện đại không thể không biết đến ngữ học như là một khoa học về vật liệu, vật liệu ngôn từ. Nhưng nhà thơ không chỉ dừng lại ở vật liệu, mà phải biến vật liệu thành nghệ thuật, biến ngôn ngữ tiêu dùng (giao tiếp) thành ngôn ngữ thi ca, bằng sự cấu trúc hóa nó, nghĩa là đặt nó vào những tượng quan mới để nó phát nghĩa mới. Trong ngôn từ nhật dụng, mỗi từ thường chỉ phát một nghĩa, bởi nếu phát nhiều nghĩa thì tạo ra sự nhiễu tin làm ách tắc quá trình giao tiếp. Đa số những người làm thơ hiện nay vẫn sử dụng kiểu phát nghĩa đơn tuyến này. Người phu chữ Lê Đạt không đi tìm những thần tự, nhãn tự để làm sang cho thơ. Sự tìm chữ của ông thực chất là tìm cách phát nghĩa mới: chữ đanh thổi lửa. Mỗi từ của Lê Đạt đều phát nhiều nghĩa, bởi nó nằm trong nhiều mối quan hệ với các từ khác trên cả trục kề cận lẫn trục liên tưởng. Đọc Bóng chữ, người ta thấy có nhiều từ mới, có lẽ, của riêng trong tự vị Lê Đạt. Ông sáng tạo chúng bằng cách ghép những từ mà trong đời sống tự nhiên chúng chẳng bao giờ có duyên kết hợp với nhau. Cuộc hôn phối này sở dĩ đứng được là do ông Q thợ trời biết nhúng chúng vào một tiểu khí hậu thơ. Nhân tạo thành thiên nhiên, kỹ thuật
  5. thành nghệ thuật. Đó là những từnai phố, tấm chữ (phiến, cô Tấm), boong phố (Boong phố nổi chàm nê ông lạ), tim mô: (Mộng anh hương/tim môi anh bói đỏ), tuổi đèn (Gió ăng ten/ Phố mấy tuổi đèn), bát mộ (Hồn có nhà/ hay bát mộ đi xanh)... Cũng có khi, để tăng khả năng phát nghĩa của từ, nhà thơ đặt từ B vào giữa từ A và từ C (theo kiểu A - B - C) để B tham gia vào cả hai mối quan hệ, nên nó có hai nghĩa khác nhau cùng phát một lúc: - Thu mở mùa chim mây vỡ tổ - Nay mùa đông lúa Ngô bồng bông con. Ở mùa chim thì chim là thật, ở chim mây thì chim là ẩn dụ. Người ta có thể đọc Thu mở mùa chim/mây vỡ tổ hoặc Thu mở mùa/chim mây vỡ tổ. Nhưng đọc thơ là đọc cùng một lúc và toàn khối, nên ta có đồng thời hai nghĩa của chim. Sự chuyển dịch từ nghĩa này sang nghĩa kia tạo nên hứng thú. Cũng như vậy, mùa đông và đồng lúa, bồng bông và bông con, rồi bồng... con, như một hình ảnh thơ. Trên đây là đặt từ trong mối liên hệ kề cận, liên hệ tuyến tính, còn trong mối liên hệ liên tưởng thì mỗi từ đều có quan hệ với các từ khác nhờ trường ngữ nghĩa. Như trong hai câu thơ: Mưa rửa đền/ Hoa tuổi trắng lau quên. Chữ lau có thể là hoa lau, màu bạc trắng, gợi một niềm quên lãng, mầu thời gian. Nhưng câu trên có chữ rửa, cho nên chữ lau còn có thể được hiểu như là chùi, xóa. Cả hai cách hiểu đều có nghĩa. Hơn nữa, chữ đền cũng có hai nghĩa: 1) Là ngôi đền do liên ý mưa rửa chùa (trước ngày hội hay trước ngày Phật - đản); 2) là đền bù. Cũng nằm trên trục liên tưởng, mật từ nằm trong văn bản, do cách dùng đặc biệt của nó, có thể gợi nhắc đến những từ khác hoặc ngữ liệu khác vắng mặt trong văn bản, nhưng thường trực trong kho kinh nghiệm và tri thức của người đọc. Một đàn ngày trắng phau phau Bì bạch bờ xoan nước mát (Thủy lợi)
  6. Câu trên làm người ta nhớ đến câu đó - câu ca dao "Một đàn cò trắng phau phau/ Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm". Chữbạch ở câu dưới bất giác làm ta nhớ đến câu đối kiểu của Đoàn Thị Điểm ra cho Quỳnh, khi anh chàng tinh nghịch này nhòm trộm nàng tắm: "Da trắng vỗ bì bạch". Những liên văn bản này đều nói đến "tắm", đến "nước", những bổ sung cần thiết cho chủ đề thủy lợi. Phong cách ngôn ngữ thơ Lê Đạt, theo cách hiểu hiện hành, là một phong cách không thuần nhất, "hầm bà làng". Trước hết, đó là sự trở về với những nguyên âm. Bóng chữ sử dụng rất nhiều nguyên âm. Có điều, do đặc điểm của tiếng Việt, các nguyên âm ấy đều mang nghĩa, mà phần nhiều đều là một từ: O (Ngò trắng ổ hoa vườn trứng cuốc/ Tù và ngà ai ọ nghé đồng tranh; Đèn mơ ngơ/ Xuân ớ/ Ngã từ ờ...), (Gió ú đầu ga/ Mưa oà thiên hà), e (Chỉ bóng anh/ ò e/ xe Văn Điển), u (Ngõ trắng bời bời mây nổi/ U ú thiên hà/ tàu nhả khói ngã ba; Tim ù ù/ gió ú/ một nguyên âm...). Nguyên âm, có lẽ, là những tiếng đầu tiên của con người chuyển từ "ngôn ngữ" không phân tiết của loài vật sang ngôn ngữ phân tiết của người. Sự ú ớ của họ mang nặng bao tình cảm, kinh nghiệm của thời tiền sử. Việc Lê Đạt sử dụng nhiều nguyên âm u (u là mẹ, u là đất, đất mẹ) như một tiếng mời gọi trở về với cội nguồn nguyên thuỷ, cội nguồn vô thức. Ngoài ra, ông còn sử dụng nhiều từ thuần Việt và các ngữ liệu dân gian, như Bống bống, Tấm, Bích câu, Từ Thức... để tạo thành một chiều sâu văn hóa. Tuy vậy, ông không quên đưa những từ hiện đại và đời sống hiện đại vào thơ như tạm ứng (Nhận ra tôi chỉ gốc cây gạo cụt/Tạm ứng nửa trời hoa trước đón nhau), Kênh hoa sen, cấm vận (Tại bến nu đòng em khép mọng/Kênh hoa sen/mùa cấm vận/môi đèn),ăng-ten (Mái cao thấp/chiều ngổn ngang tần số/Đầu ăng -ten/trời quê ngoại kênh chờ), trung tâm ngoại ngữ (Em trung tâm nào, Ngữ ngoại tim anh), điện toán, chương trình (Chương trình yêu/phiếu đục thừa lỗ nhớ)..., thậm chí, tác giả không ngại dùng nguyên cả những từ nước ngoài như pastel (Tuổi dậy thì pastel phố lụa), aquarium (Kính biếu trời aquarium phố)... Lê Đạt cũng rất thích "chơi chữ". Ông không ngại "chơi chữ Tây" đã việt hóa. Lợi dụng những âm tiết tương tự về cách đọc, sự có nghĩa của âm tiết ta, nhà thơ viết: - Nắng tạnh heo mày hoa lạnh
  7. Mimôza chiều khép cánh mi môi xa - Tiếng xắc xô cong đoạn tình mua lụt Để xô lô buồn khúc ruột xe lô Kiểu chơi chữ này không mới, cái khó là làm cho sự chơi không gượng. Có lẽ, thần tình hơn cả là chơi chữ ta: Hay em biến trong gương một người giống em trở lại Má má môi mà mỗi mỗi xa (Gương) Đây là một bài thơ tình. Tác giả sử dụng sự đối xứng gương, để đối lập hình và bóng, gần và xa, còn và mất... Bóng Chữ cũng nói đến tính dục, nhưng không phải như thứ mắm ớt nhục dục phụ gia, mà như một chiều kích trong con người và trong đời sống người: - Tóc trắng tầm xanh qua cầu với gió Đùi bãi ngô non ngo ngó sông đầy Cây gạo già lơi tình lên hiệu đỏ La lả cành cởi thắm để hoa bay (Quan họ)
  8. - Bầy em én tin xuân tròn mẩy áo Hội kênh đầy chân trắng ngấn sông quê Nắng mười tám má bờ đê con gái Cây ải cây ai gió sải tóc buông thề (Sông quê) Có thể nói, người ta gặp trong Bóng Chữ cả dân gian lẫn hiện đại, cả Đông lẫn Tây, cả nhất thời lẫn vĩnh cửu (vấn đề tuổi thơ, tính dục). Sự đa tạp, dân chủ, "chung sống hòa bình" của những yếu tố dường như trái ngược nhau này, trong một tác phẩm nghệ thuật, hiện nay được gọi là phong cách "hậu hiện đại". Các yếu tố này ở Lê Đạt được gắn kết với nhau ở sự d ùng từ một cách đặc biệt ("nhịu nói") trong một cú pháp - đặc biệt ("ngọng nói") để tìm cách phát nghĩa mới, một không gian thẩm mỹ cho thơ. Bóng Chữ, như vậy, không là một không gian thẩm mỹ khác nhau, xếp chồng hoặc bao hàm nhau; đó là một thứ không gian nhiều chiều, không gian cong, phi O'clit. Như một chữ (hình) được chiếu dọi từ nhiều nguồn sáng đặt ở những phương vị khác nhau, tạo ra nhiều bóng đổ vào nhau, lồng vào nhau. Từ đơn nghĩa trở thành đa nghĩa, đơn mạch trở thành đa mạch. Những luồng sáng giao nhau tạo thành sự tán xạ, sự nhoè nghĩa, đôi khi tạo thành mê lộ làm lúng túng những khách tham quan thẩm mỹ vốn quen được hướng dẫn. Điều có lẽ phù hợp hơn với bạn đọc hiện tại thích dân chủ và muốn được làm kẻ đồng sáng tạo với thi nhân.
  9. Nhân đây cũng nói về sự khó hiểu của thơ Lê Đạt. Điều đó, như trên đã nói, trước hết là ở tính nhiều chiều của không gian thẩm mỹ còn chưa tạo ra được một lớp người đọc của mình. Người đọc còn quen với thơ tải cảm đơn thuần, thơ phát nghĩa một chiều. Bài thơ như một bình năng lượng có thế năng lớn. Độc giả chỉ việc mở kênh và chờ năng lượng từ bình chảy vào mình. Bóng Chữ là thơ gợi ý, gợi cảm, nên người đọc phải tự dấn thân vào kỳ trận chữ. Ở đây, ấn tượng thẩm mỹ là phi hình thể. Hơn nữa, thơ xưa là "dĩ ngôn chí", thơ công cụ, gói gém một tư tưởng, một triết lý, một tôn giáo... Đọc thơ là quá trình vượt qua rào cản ngôn ngữ để đến với những lý tưởng này. Có người, quen với cách đọc trên, bóc mãi các lớp vỏ ngôn từ mà không thấy cái nhân tư tưởng thơ Lê Đạt đâu, nên đã coi như bị nhà thơ đánh lừa. Thực ra, sự hấp dẫn của Bóng chữ không phải ở tư tưởng, triết học, tôn giáo bên ngoài, được chất lên xe tải của chữ. Ở ngay bên trong mạch J.C. của chữ, mỗi chữ phát nghĩa như một con rệp điện tử. Ở Bóng Chữ, ta thấy một nỗ lực cải tiến vật liệu, thay đổi công nghệ chữ. Hiện nay, người ta đang gia tăng sức bền, độ nhẹ, độ truyền dẫn của vật liệu (tức tạo ra một vật liệu mới) bằng cách phá vỡ cấu trúc và tái cấu trúc tinh thể của vật liệu. Sự phá vỡ ngữ nghĩa tiêu dùng để tạo thành một ngữ nghĩa khác, sự phát nghĩa nhiều chiều, tính bất định của không gian thẩm mỹ mà Lê Đạt đang theo đuổi phải chăng có thể coi cũng là một tư tưởng, một thẩm mỹ? Trên con đường chông gai nhưng đầy hấp dẫn đó không phải lúc nào Lê Đạt cũng thành công. Nhưng thiết tưởng đôi lời cổ vũ đối với người vận động viên chạy đường dài vùng bán sơn địa kia cũng là một thuần phong mỹ tục đáng khuyến khích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0