intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ MỘT VÒNG NGẮN MẠCH

Chia sẻ: Ad Dada | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

174
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'mô hình hoá động cơ không đồng bộ một pha có một vòng ngắn mạch', kỹ thuật - công nghệ, điện - điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ MỘT VÒNG NGẮN MẠCH

  1. MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA CÓ MỘT VÒNG NGẮN MẠCH MODELING SINGLE PHASE INDUCTION MOTORS WITH ONE SHORTED SHADING LOOP ON THE POLE TRẦN VĂN CHÍNH Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả xây dựng mô hình toán học của động cơ không đồng bộ một pha mở máy bằng vòng ngắn mạch với giả thiết mạch từ của máy không bão hoà. Trên cơ sở mô hình toán học này, một sơ đồ mô phỏng dựa trên phần mềm Matlab được xây dựng. Từ kết quả mô phỏng có thể nhận thấy ảnh hưởng của các thông số của vòng ngắn mạch đến đặc tính làm việc của động cơ. Trên cơ sở đó có thể hiệu chỉnh vòng ngắn mạch để đạt được đặc tính động cơ mong muốn. ABSTRACT This paper shows the mathematical model of induction motors with one shorted shading loop on the pole. The simulation schema is developed on the basis of the model. The impact of the short-circuit shading loop on the motor characterictics is derived from the simulation results. The parameters of the short-circuit shading loop will be corrected to attain the desirable characteristics of motors. 1. Giới thiệu Động cơ không đồng bộ một pha được dùng nhiều trong các thiết bị điện gia đình. Để có thể tạo ra mô men quay, các động cơ loại này hoặc có cuộn dây phụ nối với tụ điện hoặc có vòng ngắn mạch đặt trên cực từ. Loại động cơ thứ hai thường được dùng nhiều trong các máy có công suất nhỏ do kết cấu đơn giản. Trong [1], các công thức tính toán thông số được trình bày. Tuy nhiên khó dùng chúng để hiệu chỉnh động cơ nhằm đạt được tính năng mong muốn. Việc mô hình hoá động cơ là một cách cho phép nhận được quan hệ giữa đặc tính làm việc của động cơ và các thông số của vòng ngắn mạch. Các thông số này sẽ được thay đổi cho đến khi nhận được đặc tính làm việc tốt nhất. Việc xây dựng mô hình toán học và sơ đồ mô phỏng các dạng động cơ khác [2], [3], [4] được chú ý nhiều do tính phổ biến của chúng. Riêng mô hình của động cơ một pha có vòng ngắn mạch còn ít được chú ý đến. Đây là một vấn đề có tính ứng dụng cao vì phương pháp này giúp cho việc tối ưu hoá động cơ một pha có vòng ngắn mạch được dễ dàng. 2. Xây dựng mô hình toán học Các động cơ không đồng bộ một pha có một vòng ngắn mạch có cấu tạo khá đơn giản nhưng mô tả toán học quá trình biến đổi năng lượng trong chúng tương đối phức tạp. Sơ đồ cấu trúc của động cơ có một vòng ngắn mạch như hình 1. Mỗi cuộn dây tạo nên một từ trường đập mạch và từ trường tổng trong khe hở không khí của máy là từ trường quay ellip. Từ trường đập mạch của mỗi cuộn dây là tổng của hai từ trường quay thuận và nghịch theo hai chiều ngược nhau. Ta phân tích cuộn dây ngắn mạch wB thành 2 cuộn dây vuông góc với nhau là wBcos và cuộn dây wBsin. Các dây quấn roto đối xứng (hình 2). Mô hình này không đối xứng cả về điện từ lẫn không gian. Cuộn dây wB có 1 vòng dây và hệ số dây quấn kB = 1. Cuộn dây wA có hệ số dây quấn kA = 1. Như vậy hệ số quy đổi từ dây quấn B sang dây quấn A là:
  2. M M w Bk B 1 k   Bb  d (1) w A k A w A M Aa M q Từ (1) ta suy ra: Mq  M (2) M d  kM q w Bcos wA   w dr w sin w qr d B wA wB Hình 2: Mô hình động cơ Hình 1: Cấu trúc động cơ Phương trình cân bằmg điện áp của các dây quấn là: d qs1 u qs1  i qs1rqs1  dt d qs2 u qs2  i qs2 rqs2  dt d ds2 u ds2  i ds2 rds2  (3) dt d qr u qr  i qr rqr  dt d dr u dr  idr rdr  dt Trong đó: wqs2 = wBcos wqs1 = wBsin wqs1 = wA Từ thông móc vòng với các dây quấn có thể biểu diễn bởi các phương trình sau:  qs1   Lqs1qs1 Lqs1qr cos Lqs1dr sin  i qs1  Lqs1qs2 0    Lqs2qr cos Lqs2dr sin  i qs2   qs2   Lqs1qs2 Lqs2qs2 0      Lds2qr sin Lds2dr cos ids2  0 0 Lds2 ds2 (4)  ds2      qr  Lqrqs1cosr Lqrqs2 cos Lqrds2 sin  i qr  Lqrqr 0   L Ldrdr  i  sinr Ldrqs2 sin Ldrds2 cos 0 dr   drqs1   dr     Các hệ số trong (4) cho bởi: Lqs1qs1  Lqs1  Wqs1g  Lc  Wc2g Lds2ds2  Lf cos  g cos 2 2 Lqs1qr  Wqs1Wr g  Wc Wr g Lqs1dr  Wqs1Wr g
  3. Lds2qr  Wds2 Wrg  sinWrg Lds2dr  sinWrg Lqrqr  Lr  Wr2g Ldrdr  Lr  Wr2g Lqs1qs2  Wqs1Wqs2g  Wc cosg Do các phương trình trên được viết cho hệ toạ độ tự nhiên gắn với các trục dây quấn stato và roto nên để chuyển về hệ toạ độ stato ta dùng các ma trận sau:  cos sin   cos   sin 1 Tqd ()   Tqd ()     (5)    sin cos   sinr cos    Áp dụng (2) và (5), sau khi biến đổi toạ độ và quy đổi từ các dây quấn về dây quấn chính wqs1 ta nhận được hệ phương trình đối với từ thông và điện áp như sau:  qs1  Lqs1i qs1  L mq (i qs1  i cos  is ) qs2 qr   Lqs2 i  L mq (i qs1sin  i cos  is ) qs2 qs2 qs2 qr   Lds2 i  L mq (i sin  is ) (6) ds2 ds2 ds2 dr s  L r is  L mq (i qs1sin  i sin  is )  qr qr qs2 qr s  L r is  L mq (i sin  is )  dr dr ds2 dr d qs1 u qs1  i qs1rqs1  dt d u  i rqs2  qs2  qs2 qs2 dt d u  i rds2  ds2  ds2 (7) ds2 dt dr d s us is rr   s qr   qr qr dr dt dt dr ds us  is rr  s  dr dr dr qr dt dt Mô men điện từ của động cơ được bằng tốc độ thay đổi năng lượng từ trường t rong các cuộn dây:   p p Mem  s is  s is  Lmq (is i qs1sin  is i sin  is i ) (8) qr dr dr qr dr dr qs2 qr ds 2 2 hay: p ( s iqs1sin  s i sin   qs1i   i ) Mem  (9) ds2 ds2 qs2 ds2 qs2 ds2 2 b Phương trình chuyển động của động cơ được viết là: drm  Mem  Mco  Mcd J dt (10) d(r / b )  Mem  Mco  Mcd 2H dt
  4. Mô phỏng Sử dụng các phương trình (6)  (10) ta xây dựng sơ đồ mô phỏng như hình 3: Hình 3 Hình 4a Hình 4b
  5. Dùng sơ đồ này mô phỏng động cơ không đồng bộ một pha có một vòng ngắn mạch có: P = 30W, U = 220V, xqs1 = 38,8, xqs2 = 26 , xmq = 104, rqs1 = 102, rqs2 = 48,3 ta nhận được đường cong mô men với các giá trị  = 0.4 và  = 0.55 như hình 4a và 4b. 4. Nhận xét và kết luận Qua mô phỏng động cơ với các giá trị  khác nhau ta nhận thấy đặc tính M( ) thay đổi hầu như không đáng kể. Như vậy có nghĩa là vòng ngắn mạch chỉ có tác dụng tạo ra mô men quay và ít ảnh hưởng đến tham số của máy. Nguyên nhân do vòng ngắn mạch thường chỉ có thể chiếm một phần nhỏ của cực từ và từ thông qua đó thường không lớn. Khi tăng điện trở của vòng ngắn mạch, mô men có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Trong quá trình mở máy, mô men của động cơ dao động nhiều khi  lớn và giảm đi khi ta giảm . Nguyên nhân là do khi  tăng, điện kháng của vòng ngắn mạch tăng lên nên dao động dòng điện tăng lên và dao động mô men cũng tăng lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] E.M.Lopukhina, G.X. Comikhina, Rastriot asynschronus microdvigachenlei odnophasei triphase toca, Gosudastvenoie energitreskoie izdachelstbo, Moskva, 1961. [2] W.N. Fu. P. Zou, D.Lin, S. Stanton, Z. J. Cendes, Modeling of Solid Conductors in Two – Dimensional Transient Finite-Element Analysis and Its Application to Electric Machines. [3] Herbert De Gersem. Karen De Brabandere, Ronnie J. M. Belmans, Motional Time- Harmonic Simulation of Slotted Single-Phase Induction Machines. [4] Yosuke Nakagawa, Kenjiro Takemure, Takashi Maeno, The Frictional Characteristics of Single-phase-drive type USM. [5] Hamit A. Tolyat, Shailesh P. Waikar, Thomas A. Lipo, Analysis and Simulation of Five Phase Synchronous Reluctance Machines Including Third Harmonic of Airgap MMF. [6] Kopylov. I. P. Mathematical Models of Electrical Machines, Mir Publishers, Moscow, 1984.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0