
Một số điểm mới trong nội dung dạy học về từ loại của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
lượt xem 2
download

Bài viết này tiếp cận vấn đề từ loại được dạy trong chương trình mới từ góc nhìn so sánh với chương trình cũ, so sánh với giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Việt ở bậc đại học. Bài viết cung cấp cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết đối với về những điểm mới trong dạy học từ loại được triển khai ở sách giáo khoa Ngữ văn 2018 để giáo viên và sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn có thêm tài liệu tham khảo, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số điểm mới trong nội dung dạy học về từ loại của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ TỪ LOẠI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Đinh Thị Thu Phượng 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Việc ra đời của sách giáo khoa mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa đến nhiều sự thay đổi trong nội dung và cách thức tổ chức hoạt động dạy học của tất cả các môn học nói chung và phân môn Ngữ văn nói riêng. Vấn đề dạy học về “từ loại” cũng có nhiều thay đổi đáng kể, đòi hỏi giáo viên và sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn phải có cái nhìn tổng quát để thấy được sự khác biệt giữa chương trình mới so với chương trình cũ, giữa chương trình mới với nội dung được học ở đại học để vận dụng cho phù hợp. Bài viết này tiếp cận vấn đề từ loại được dạy trong chương trình mới từ góc nhìn so sánh với chương trình cũ, so sánh với giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Việt ở bậc đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số điểm mới đáng lưu ý về thuật ngữ, nội hàm và nội dung dạy học trong chương trình 2018. Bài viết cung cấp cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết đối với về những điểm mới trong dạy học từ loại được triển khai ở sách giáo khoa Ngữ văn 2018 để giáo viên và sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn có thêm tài liệu tham khảo, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Từ khóa: Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Ngữ văn, ngữ pháp tiếng Việt, sách giáo khoa, từ loại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống giáo dục phổ thông của bất kì quốc gia nào, giáo dục ngôn ngữ luôn được đánh giá là đóng vai trò quan trọng bậc nhất, là nền tảng để tiếp nhận kiến thức và kĩ năng của tất cả các môn học trong nhà trường, nhằm phát triển khả năng giao tiếp, tư duy và sáng tạo của mỗi học sinh. Ở Việt Nam, nội dung giáo dục ngôn ngữ được thiết kế trong phân môn Ngữ văn (ở chương trình tiểu học gọi là Tiếng Việt). Môn học này được đánh giá là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Để đạt được những mục tiêu này, nội dung dạy học tiếng Việt luôn được chú trọng. Trong yêu cầu đối với thiết kế chương trình GDPT 2018 (gọi tắt là chương trình 2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra quan điểm xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và định hướng đánh giá kết quả giáo dục. Trong đó, để phát triển toàn diện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, các mảng kiến thức đã được liệt kê cụ thể. Trong đó, từ loại là một nội dung dạy học bắt buộc thuộc mạch kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt. Dạy học về từ loại không phải là một nội dung mới mẻ, thậm chí còn mang tính hàn lâm trong giáo dục ngôn ngữ từ cổ chí kim. Tuy nhiên, vấn đề này chưa bao giờ bị gạt ra khỏi nội dung dạy học. Nói cách khác, dạy học về từ loại luôn là một nội dung quan trọng mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất cứ bộ sách dạy về ngôn ngữ hay bất cứ sách giáo khoa Ngữ văn nào. Tuy nhiên, khác với sách chuyên khảo (vốn đi sâu vào nghiên cứu bản chất của từ loại, phục vụ mục đích giải mã đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ), vấn đề dạy học về từ loại trong sách giáo khoa phổ thông nhằm hướng tới khả năng vận dụng trong giao tiếp của người học. Nội dung dạy học cần hướng đến tính thực tiễn, 388
- hướng đến hiệu quả giao tiếp, sao cho người học có khả năng tiếp nhận và tạo lập văn bản, diễn ngôn một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Từ loại trong sách giáo khoa 2018 không mang tính hàn lâm và học thuật, đã được tinh gọn, hướng vào hiệu quả giao tiếp thực tế. Bài tập được vận dụng là bài tập xuất hiện trong ngữ liệu của phần đọc, hoặc gắn với các tình huống giao tiếp thực tế gắn với chủ đề của bài học. Như vậy, thay vì chỉ tập trung vào việc phân loại từ loại, sách giáo khoa mới tập trung vào việc sử dụng từ loại trong ngữ cảnh khác nhau và trong các tình huống giao tiếp thực tế. Bàn về vấn đề từ loại trong sách giáo khoa Ngữ văn, có một số thay đổi đáng kể trong chương trình 2018 so với chương trình GDPT 2006 (gọi tắt là chương trình 2006). So với giáo trình dạy học về từ loại ở bậc đại học, từ loại trong sách giáo khoa 2018 cũng có một vài khác biệt về thuật ngữ và nội hàm. Việc nắm bắt được sự khác biệt này giữa chương trình cũ và mới, giữa giáo trình được đào tạo và chương trình thực tế dạy học là một nhu cầu cần thiết để giáo viên Ngữ văn và sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn giảng dạy hiệu quả hơn. Thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc xác định những yếu tố mới trong cách tiếp cận và trình bày về từ loại, cũng như khám phá hiệu quả của việc triển khai các thay đổi này trong thực tiễn giảng dạy và học tập. Vì vậy, việc tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự khác biệt trong thiết kế nội dung dạy học về từ loại trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình 2006 và so với giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Việt sẽ giúp rút ra được một cái nhìn toàn diện về vấn đề dạy học từ loại hiện nay. Qua đó, chúng tôi hi vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc cải thiện chất lượng dạy học đối với các bài thực hành tiếng Việt nói riêng và cải thiện chất lượng của nội dung dạy học môn Ngữ văn nói chung. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được khảo sát là nội dung dạy học về từ loại được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/12/2018) và Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 (ban hành kèm Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/5/2006). Nội dung dạy học về từ loại trong các bộ sách giáo khoa 2018 và 2006 cũng được khảo sát để lấy dữ liệu về nội dung và hình thức tổ chức dạy học về từ loại. Bên cạnh đó, nội dung dạy học về từ loại trong giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Việt áp dụng với sinh viên các ngành sư phạm Ngữ văn cũng được lấy làm căn cứ để so sánh, đánh giá. Cụ thể là Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban. Bộ sách này đã được Hội đồng thẩm định sách đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường đại học sư phạm và được nhiều trường tin dùng cho đến nay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp khảo sát, phân tích và so sánh dữ liệu. Trước tiên, các chương trình khung quy định về nội dung dạy học Ngữ văn 2018 và 2006 được tập hợp. Trong đó, vùng trọng tâm của ngữ liệu là yêu cầu cần đạt, lí thuyết và bài tập về từ loại. Sau đó, các yêu cầu cần đạt, lí thuyết và bài tập về từ loại trong sách cũ và mới được phân tích, so sánh để tìm ra điểm khác biệt. Bên cạnh đó, chúng tôi tham chiếu với hệ thống thuật ngữ, nội hàm và ngoại diên của các từ loại trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt để chỉ ra những lưu ý cần thiết trong quá trình dạy học từ loại ở trường phổ thông. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự tương đồng và khác biệt trong nội dung dạy học về từ loại giữa chương trình GDPT 2018 và chương trình GDPT 2006 3.1.1. Sự tương đồng Nhìn chung, cả hai chương trình 2018 và 2006 đều chú trọng nội dung dạy học về từ loại cho học sinh. Cả hai chương trình đều giống nhau ở những điểm sau đây: 389
- Từ loại đều được phân bố từ lớp hai đến lớp tám. Trong đó, thực từ chủ yếu được dạy ở cấp tiểu học, hư từ chủ yếu được dạy ở cấp trung học cơ sở. Các thuật ngữ danh từ, động từ, tính từ ở lớp hai và lớp ba được giới thiệu lần lượt bằng các cụm từ mang tính chất miêu tả: từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động, từ ngữ chỉ đặc điểm. Đến lớp bốn, các thuật ngữ này mới chính thức xuất hiện. Việc giới thiệu ban đầu bằng các cụm từ miêu tả như vậy phù hợp với khả năng tiếp nhận của lứa tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên triển khai bài giảng. Về nội hàm của một số thuật ngữ, hai chương trình không có sự khác biệt về cách sử dụng tên gọi của và nội hàm của một số thuật ngữ như danh từ, động từ, tính từ, số từ và thán từ (xem bảng 1). Chương trình 2018 Chương trình 2006 Danh từ Là từ chỉ sự vật (người, vật, thời gian, hiện tượng Là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái thiên nhiên,…) niệm hoặc đơn vị) (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, 2023) (Nguyễn Minh Thuyết và nnk, 2009) Động từ Là từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, 2023) (Nguyễn Minh Thuyết và nnk, 2009) Tính từ Là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự thanh, hương vị,…) hoặc tính chất của sự vật, hoạt vật, hoạt động, trạng thái,… động, trạng thái. (Nguyễn Minh Thuyết và nnk, 2009) (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, 2023) Số từ Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. (Nguyễn Thị Hồng Nam và nnk, 2002b) (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2011a) Thán từ Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của hoặc dùng để gọi đáp người nói hoặc dùng để gọi đáp. (Nguyễn Thị Hồng Nam và nnk, 2023) (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2013) Bảng 1. Nội hàm của một số thuật ngữ trong hai chương trình 3.1.2. Sự khác biệt Bên cạnh sự thống nhất trong cách sử dụng nội hàm và tên gọi của một số thuật ngữ kể trên, hai chương trình có sự khác biệt nhất định trong cách sử dụng một số thuật ngữ. Có một số sự khác biệt đáng lưu ý sau đây: Thứ nhất, có sự khác nhau trong tên gọi của thuật ngữ khi biểu thị cùng một nội hàm. Cụ thể là để cùng một nội hàm của “từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu đó với nhau”, chương trình 2018 gọi là kết từ (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, 2024), chương trình 2006 gọi là quan hệ từ (Nguyễn Minh Thuyết và nnk, 2014). Đối với sự khác biệt này, những giáo viên đã dạy chương trình 2006 cần lưu ý để thay đổi thuật ngữ khi chuyển sang dạy chương trình 2018, đảm bảo học sinh được tiếp cận thuật ngữ thống nhất. Thứ hai, có sự khác nhau trong nội hàm của cùng một vỏ ngữ âm của thuật ngữ phó từ, đại từ trong hai chương trình. Cùng tên gọi của thuật ngữ, đại từ trong chương trình 2018 (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, 2024) dùng để biểu thị nội hàm của ba thuật ngữ đại từ (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2012), đại từ xưng hô (Nguyễn Minh Thuyết và nnk, 2014) và chỉ từ (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2011a) trong chương trình 2006 (xem bảng 2). Nội hàm mô phỏng và ngoại diên Chương trình 2018 Chương trình 2006 Những từ dùng để xưng hô (ví dụ: tôi, chúng tôi, Đại từ (Nguyễn Thị Ly Kha và Đại từ xưng hô (Nguyễn Minh nó, chúng nó,…) nnk, 2024) Thuyết và nnk, 2014) Những từ dùng để hỏi (ví dụ: ai, gì, nào, bao Đại từ (Nguyễn Thị Ly Kha và Đại từ (Nguyễn Khắc Phi và nhiêu,…) nnk, 2024) nnk, 2012) Những từ dùng để thay thế các từ ngữ chỉ định chỉ Đại từ Chỉ từ (Nguyễn Khắc Phi và nơi chốn, thời gian, hoặc thay cho một số từ ngữ (Nguyễn Thị Ly Kha và nnk, nnk, 2011a) khác (ví dụ: này, ấy, nọ, kia, đây, đó, thế, vậy,…) 2024) Đại từ (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2012) Bảng 2. Nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ đại từ trong chương trình 2018 so với chương trình 2006 390
- Cùng tên gọi của thuật ngữ phó từ, chương trình 2018 dùng để biểu thị nội hàm của cả hai thuật ngữ lượng từ và phó từ trong chương trình 2006 (xem bảng 3). Chương trình Nội hàm mô phỏng và ngoại diên Chương trình 2006 2018 Những từ chuyên đi kèm danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ (ví dụ: các, Phó từ Lượng từ những, mấy, mỗi, từng) (Nguyễn Thị (Nguyễn Khắc Phi Hồng Nam và nnk, và nnk, 2011a) 2002a) Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính Phó từ Phó từ từ (ví dụ: đã, đang, vẫn, còn, cứ, hãy, đừng) (Nguyễn Thị (Nguyễn Khắc Phi Hồng Nam và nnk, và nnk, 2011b) 2002a) Bảng 3. Nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ phó từ trong chương trình 2018 so với chương trình 2006 Cùng tên gọi của thuật ngữ trợ từ (Nguyễn Thị Hồng Nam và nnk, 2023), chương trình 2018 dùng để biểu thị nội hàm của thuật ngữ trợ từ (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2013) và tình thái từ (Nguyễn Khắc Phi và nnk, 2013) trong chương trình 2006 (xem bảng 4). Chương trình Nội hàm mô phỏng và ngoại diên Chương trình 2018 2006 Những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của Trợ từ Trợ từ người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu (ví (Nguyễn Thị Hồng (Nguyễn Khắc Phi dụ: những, có, chính, đích, ngay, nhỉ, nhá, nha, nghen,…) Nam và nnk, 2023) và nnk, 2013) Những từ được thêm vào câu để tạo kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm Trợ từ Tình thái từ thán (ví dụ: à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nghen, đấy , này,…) (Nguyễn Thị Hồng (Nguyễn Khắc Phi Nam và nnk, 2023) và nnk, 2013) Bảng 4. Nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ đại từ trong chương trình 2018 so với chương trình 2006 Thứ ba, nếu như trong sách 2006, một số từ loại được dạy lại khái niệm từ đầu khi sang bậc học cao hơn14 thì từ loại trong chương trình 2018 không được dạy lặp lại. Những thuật ngữ có tính kế thừa, liền mạch từ bậc tiểu học lên trung học cơ sở. Điều này bắt buộc giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đều phải nắm được phân bố chương trình, kiến thức cũ và mới để triển khai bài giảng. Học sinh, do đó, cũng không được xem nhẹ kiến thức cũ. 3.2. Sự tương đồng và khác biệt trong nội dung dạy học về từ loại giữa sách giáo khoa 2018 và giáo trình Ngữ pháp đào tạo giáo viên Ngữ văn 3.2.1. Sự tương đồng Nhìn một cách tổng quát, từ loại trong chương trình 2018 có rất nhiều điểm tương đồng với từ loại trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban (từ đây gọi tắt là giáo trình NPTV). Đây là giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Việt được thẩm định làm giáo trình đại học và được nhiều trường đào tạo giáo viên chọn dùng. Cụ thể là, có sự tương đồng về tên gọi của thuật ngữ và nội hàm trong cách dùng các từ loại sau đây: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, và kết từ. Như vậy, trong số 9 từ loại được dạy trong chương trình 2018, có đến 2/3 từ loại trùng khít với nội hàm và ngoại diên được dạy trong giáo trình đào tạo giáo viên Ngữ văn. Sự thống nhất thuật ngữ này là một thuận lợi đáng kể đối với giáo viên Ngữ văn, nhất là giáo viên mới ra trường. 3.2.2. Sự khác biệt Bên cạnh đó, có một vài điểm khác biệt cần lưu ý sau đây: Một là, thuật ngữ phó từ (1) trong chương trình 2018 trùng khít với thuật ngữ phụ từ trong giáo trình NPTV. Tuy nhiên, thuật ngữ phụ từ trong giáo trình NPTV lại bao gồm hai tiểu loại là định từ và phó từ (2). Như vậy, rất dễ có sự nhẫm lẫn thuật ngữ giữa phó từ (1) và phó từ (2). Bảng 5 mô tả 14 Danh từ, động từ, tính từ dạy ở lớp 4 và dạy lại ở lớp 6; quan hệ từ dạy ở lớp 5 và được dạy lại ở lớp 7 391
- sự khác biệt giữa thuật ngữ phó từ (1) và (2). Đối với sự trùng tên gọi này, sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn cần phải thật chú ý trong bước tìm hiểu thực tế giảng dạy, thâm nhập sách giáo khoa để không bị nhầm lẫn. Nội hàm mô phỏng và ngoại diên Chương trình 2018 Giáo trình NPTV Những từ chuyên đi kèm danh từ để bổ sung ý nghĩa Phó từ Định từ cho danh từ (ví dụ: các, những, mấy, mỗi, từng) (Nguyễn Thị Hồng Nam và (Diệp Quang Ban, 2008) nnk, 2002a) Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý Phó từ Phó từ nghĩa cho động từ, tính từ (ví dụ: đã, đang, vẫn, còn, cứ, (Nguyễn Thị Hồng Nam và (Diệp Quang Ban, 2008) hãy, đừng) nnk, 2002a) Bảng 5. Nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ phó từ trong chương trình 2018 so với giáo trình NPTV Hai là, thuật ngữ trợ từ (1) trong chương trình 2018 trùng khít với thuật ngữ tiểu từ trong giáo trình NPTV. Tuy nhiên, thuật ngữ tiểu từ trong giáo trình NPTV lại bao gồm hai tiểu loại là trợ từ (2) và tình thái từ. Như vậy, rất dễ có sự nhẫm lẫn thuật ngữ giữa trợ từ (1) và trợ từ (2). Bảng 6 mô tả sự khác biệt giữa thuật ngữ trợ từ (1) và (2). Nội hàm mô phỏng và ngoại diên Chương trình Giáo trình NPTV 2018 Biểu thị ý nghĩa tình thái, bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ,… có nội Trợ từ Trợ từ dung phản ánh liên quan với thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe (Nguyễn Thị (Diệp Quang Ban, (ví dụ: ngay, đúng là, chính, đích, chỉ,…) Hồng Nam và nnk, 2008) 2023) Tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ thể Trợ từ Tình thái từ phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái (Nguyễn Thị (Diệp Quang Ban, gắn với mục đích phát ngôn (ví dụ: à, ư, chứ, chăng, nhé, thôi, nào, cơ,…) Hồng Nam và nnk, 2008) 2023) Bảng 6. Nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ trợ từ trong chương trình 2018 so với giáo trình NPTV Ba là, thuật ngữ thán từ trong chương trình 2018 được gọi là tình thái từ (tiểu loại “tình thái từ dùng để gọi đáp”), ví dụ như ạ, à, ơi, dạ, ừ, vâng,… 4. KẾT LUẬN Như vậy, qua các bước khảo sát, so sánh trên, chúng ta có thể thấy những điểm mới của nội dung dạy học từ loại trong chương trình 2018. So với chương trình 2006, cần lưu ý các từ loại kết từ, phó từ và đại từ. So với giáo trình NPTV, một số điểm khác biệt cần lưu ý là thuật ngữ phó từ, trợ từ và thán từ. Chúng ta luôn nhận thấy rằng việc thống nhất thuật ngữ và nội hàm trong từng chương trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Mặc dù chương trình mới đã rất kì công trong việc đặt tên và định nghĩa các thuật ngữ nhưng nếu giáo viên không lưu ý kĩ càng, rất có thể sẽ sử dụng thuật ngữ theo kinh nghiệm cũ. Sự nhầm lẫn khi chuyển đổi giữa hai chương trình có thể là một rào cản đối với quá trình tiếp nhận của học sinh. Chúng tôi khuyến nghị giáo viên Ngữ văn cần cân nhắc, bám sát sách giáo khoa của chương trình 2018 để sử dụng thuật ngữ thống nhất. Chương trình 2018 đã sử dụng nhiều thuật ngữ và nội hàm tương tự như giáo trình NPTV. Sự đồng nhất này giúp giáo viên tiếp cận và triển khai bài giảng một cách nhất quán và dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những giáo viên mới. Riêng đối với những thuật ngữ có vỏ ngữ âm cũ nhưng nội hàm mới, chúng tôi khuyến nghị giáo viên thật cẩn thận. Sự nhầm lẫn trong việc hiểu và sử dụng các thuật ngữ này có thể gây ra hiểu lầm trong quá trình giảng dạy và học tập, nhất là đối với sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn. Việc nắm vững nội dung dạy học về từ loại trong hai chương trình 2018, 2006 và trong giáo trình NPTV là một việc làm cần thiết để phát triển năng lực giảng dạy tiếng Việt một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn./. 392
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban (2008). Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT, ngày 26/12/2018. 4. Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng chủ biên) (2023). Tiếng Việt 4 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng chủ biên) (2024). Tiếng Việt 5 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 6. Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng chủ biên) (2022a). Ngữ văn 7 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng chủ biên) (2022b). Ngữ văn 7 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng chủ biên) (2023). Ngữ văn 8 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 9. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2011a). Ngữ văn 6 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 10. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2011b). Ngữ văn 6 (tập 2). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 11. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2012). Ngữ văn 7 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 12. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2013). Ngữ văn 8 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2009). Tiếng Việt 4 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2014). Tiếng Việt 5 (tập 1). H: Nhà xuất bản Giáo dục. 393

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan
19 p |
247 |
79
-
Bài giảng Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn
24 p |
551 |
44
-
Bài giảng Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm của ngành Giun dẹp
21 p |
697 |
43
-
Giáo án Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn
5 p |
677 |
29
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 13: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
7 p |
467 |
28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy thí nghiệm thực hành và thí nghiệm biểu diễn môn Vật lý 10
29 p |
172 |
28
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 13: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
24 p |
218 |
26
-
Giáo án Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm của ngành giun đốt
6 p |
486 |
19
-
Giáo án Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm của ngành Giun dẹp
6 p |
555 |
17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm kết nối phụ huynh rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ học tại nhà
12 p |
27 |
7
-
Bài giảng Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
35 p |
78 |
6
-
Giáo án Mầm non – Khám phá khoa học: Một số con vật nơi rừng xanh
5 p |
63 |
4
-
Bài giảng Hình học lớp 10 chương 1 bài 3: Tích của một số với một vectơ - Trường THPT Bình Chánh
12 p |
19 |
4
-
Giáo án môn Toán lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 9
12 p |
85 |
3
-
Giải bài tập Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình SGK Toán 1
4 p |
61 |
2
-
Nét mới trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại qua tác phẩm Số phận con người - Sô Lô Khốp
5 p |
105 |
2
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình Toán 12
25 p |
54 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
