4
những kĩ thuật dạy học vào giảng dạy từng bộ môn. .
Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương diện phương pháp, đáp ứng
tốt hơn chuẩn kiến thức và kĩ năng quy định thì việc làm phong phú, sinh động,
khắc sâu bài học. Bằng một kỹ thuật mới đó là tổ chức các đơn vị kiến thức trên
hệ thống sơ đồ, ta vẫn gọi là sơ đồ tư duy, hay bản đồ tư duy . Nó không chỉ giúp
cho học sinh tiếp nhận thông tin một cách tổng quát và chính xác có sự hiểu biết
sâu rộng, dễ nhớ, dễ tái hiện kiến thức Ngữ văn mà còn góp phần chắp cánh cho
những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn này, tạo hứng thú để học sinh
tham gia học tập tích cực, phát huy khả năng sang tạo, năng lực tư duy của học
sinh nhất là đối với các em học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp THCS.
2. Nội dung sáng kiến:
Thực trạng của việc học văn hiện nay: Môn Ngữ văn là một môn học khó
với học sinh bởi dung lượng kiến thức dài, nhiều học sinh chưa biết cách ghi đầy
đủ nội dung của bài dẫn đến chán học, thậm chí sợ học môn văn, làm giảm chất
lượng môn học.
Tính mới, tính tiên tiến:
Việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Văn sẽ tạo sự mới m, hưng
phấn với học sinh và cả người giáo viên đứng lớp.
Giúp giờ học Ngữ văn trở nên nhẹ nhàng, dễ nhớ học sinh học tốt môn học.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống kiến thức đầy đủ, nhớ nhanh, nhớ lâu,
nhớ sâu. Giúp học sinh ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng
chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
Thúc đẩy tư duy sang tạo, tích cực, tự chủ giải quyết vấn đề của học sinh.
Tính khả thi:
Có thể vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở tất cả các phân môn
và các khối.
Dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến
thức sau mỗi chương, phần.
Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới.
Dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ .
Sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý trong tiết học tập làm văn.
Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập các bài, các phần.
Kết quả của sáng kiến: