PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.TÊN SÁNG KIẾN.
Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy cơ
không an toàn.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thủ tướng Phạm Minh Chính từng chia sẻ “ Hãy yêu thương trẻ bằng cả
trái tim, hãy bảo vệ trẻ bằng hành động”. Đó là câu nói ý nghĩa mà tôi luôn tâm
đắc và cũng là niềm khao khát của một người giáo viên luôn yêu thương trẻ,
luôn mong muốn các con được khỏe mạnh, an toàn và được bảo vệ bản thân tốt
nhất.
Chúng ta phải luôn luôn hành động vì trẻ em sinh thời chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt tình yêu thương sâu sắc đến trẻ
em vì các cháu là hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước. Cha mẹ, cô
giáo và cả xã hội đều dành những điều tốt đẹp cho trẻ, yêu thương chăm sóc với
niềm mong mỏi các bé sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thực tế môi trường sống của các con không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở
che mà còn có nhiều rủi ro không may với trẻ, có rất nhiều mối nguy hiểm luôn
rình rập xung quanh trẻ, với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay cũng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ. Trẻ em cần sự bảo vệ của người lớn mọi
lúc, mọi nơi. Tuy nhiên không phải lúc nào mối nguy hiểm xảy ra cũng có người
lớn bên cạnh trẻ. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để các con
nhận biết các nguy cơ không an toàn và biết tự bảo vệ mình?
Trong trường mầm non, việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh với các
nguy cơ không an toàn là rất quan trọng, cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống
cần thiết khi trẻ gặp những nguy hiểm như: chơi gần nơi nguy hiểm, chơi với
những đồ chơi sắc nhọn, tiếp xúc với người lạ,...
Trên thực tế đa số các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, xem nhẹ và chưa
chủ động trong việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm trong khi độ
tuổi 4 – 5 tuổi trẻ còn non nớt về nhận thức, chưa phân biệt được rõ đâu là an
toàn, đâu là nguy hiểm. Trẻ thường tò mò, thích khám phá dễ làm theo cảm xúc
dẫn đến nguy cơ gặp tai nạn, chính vì vậy khi được hướng dẫn thường xuyên trẻ
sẽ dần hình thành thói quen cẩn thận, biết suy nghĩ trước hành động, trẻ biết kêu
cứu, tìm người lớn hoặc tránh xa nơi nguy hiểm từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin và
biết tự chăm sóc bản thân hơn.
Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi thấy trẻ lớp tôi kỹ năng ứng phó với
các tình huống xảy ra chưa cao, một số trẻ quá hiếu động, chưa tập trung chú ý
về hành vi, thái độ của mình…Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài đề tài “Một