intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nền kinh tế tế bào – quan điểm phát triển mới

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc cách mạng về cách tư duy này đã diễn ra. Ở đâu đó, chúng ta đã nhìn thấy người ta chuyển từ phương thức kinh doanh chỉ dựa trên các giao dịch lỗi thời theo chiều dọc sang phương thức mới có tính luân chuyển. Ở phương thức mới, việc chia sẻ mọi nguồn lực chính là cách phát triển nền kinh tế theo chiều sâu. Các nhà kinh tế đã mô tả mô hình mới này bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là sử dụng cấu trúc tế bào với nguồn nhân lực như một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nền kinh tế tế bào – quan điểm phát triển mới

  1. Nền kinh tế tế bào – quan điểm phát triển mới Cuộc cách mạng về cách tư duy này đã diễn ra. Ở đâu đó, chúng ta đã nhìn thấy người ta chuyển từ phương thức kinh doanh chỉ dựa trên các giao dịch lỗi thời theo chiều dọc sang phương thức mới có tính luân chuyển. Ở phương thức mới, việc chia sẻ mọi nguồn lực chính là cách phát triển nền kinh tế theo chiều sâu. Các nhà kinh tế đã mô tả mô hình mới này bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là sử dụng cấu trúc tế bào với nguồn nhân lực như một động lực phát triển kinh tế. Người ta gọi đó là học thuyết kinh tế tế bào. Cấu trúc tế bào và công việc kinh doanh có mối liên hệ nào với nhau? Coi việc các tế bào cứ phát triển không ngừng nghỉ theo cấp số nhân là một dạng thức ung thư. Chúng ta đều hiểu rằng sự phát triển không ngừng của các tế bào ung thư trong cơ thể hoàn toàn không tốt cho việc duy trì sự sống. Trong kinh doanh cũng vậy, sự phát triển quá đỗi chưa chắc bảo đảm sự bền vững như mong muốn. Tuy nhiên, nền kinh tế hiện giờ dường như đang phát triển không có điểm dừng. Với mô hình hiện tại, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đón nhận sự đình trệ để đi đến lụi tàn của nền kinh tế. Ở mọi cấp độ của nền kinh tế: từ kinh tế vĩ mô, vi mô cho tới kinh tế công ty và công cộng, tất cả đều theo đuổi đà phát triển bằng mọi giá. Mỗi cơ thể đều có những tế bào mới phát triển và những tế bào cũ chết đi. Những tế bào mới phát triển thay thế cho những tế bào đã bị tiêu diệt. Ảnh: Corbis
  2. Trong khi đó, nền kinh tế tế bào gợi mở một hướng phát triển hoàn toàn khác với tăng trưởng theo chiều dọc: đó là tăng trưởng có tính luân chuyển. Mỗi cơ thể đều có những tế bào mới phát triển và những tế bào cũ chết đi. Những tế bào mới phát triển thay thế cho những tế bào đã bị tiêu diệt. Cứ vậy, vòng phát triển cứ luân chuyển mãi. Chúng ta tồn tại nhờ quá trình tái tạo. Trong kinh doanh, khi một dạng thức đã trở nên lỗi thời, ngay lập tức, quy trình tái tạo hình thành nên một dạng thức mới thay thế. Sự phát triển nh ư vậy không hề thay đổi quy mô của nền kinh tế. Ở đây, người ta không coi tăng trưởng là sản phẩm phụ của một chu kỳ phát triển mà là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tăng trưởng được xem như một trong số các giai đoạn phát triển không thể thiếu của toàn bộ chu trình phát triển. Thay vì phát triển theo chiều rộng, các công ty sẽ chú trọng phát triển theo chiều sâu bằng việc nâng cao năng lực, chất lượng trong quá trình xử lý công việc và những thành quả đem lại cho khách hàng. Khi một mô hình mới ra đời thì các mô hình cũ sẽ bị thay thế. Cũng giống như tế bào, sự phát triển giờ đây đóng vai trò tái tạo: những khâu, những mảng cần thay thế sẽ được thay thế, liên tục cắt giảm lãng phí và cải thiện xã hội. Ví dụ, một nhà máy bia tại Ấn Độ đã áp dụng hết sức thành công tư duy nền kinh tế tế bào vào quá trình sản xuất mà không cần phải sản xuất hay bán thêm nhiều bia. Họ đã dùng chính vỏ thóc và vụn tấm từ quá trình sản xuất bia để sản xuất phân bón và năng lượng sinh học. Việc tạo ra hai thành phẩm mới từ những gì đã có của một công đoạn sản xuất chính là minh chứng về việc hạ giá thành sản xuất và tối đa hoá công dụng của các sản phẩm đầu vào. Công ty đồ gỗ KATIKA của Thuỵ Sĩ đang tích cực trồng lại nhiều hơn số cây họ đã khai thác. Họ tái đầu tư một phần lợi nhuận thu được từ công việc kinh doanh hiện giờ vào trồng rừng nhằm đảm bảo luôn có đủ nguồn cung nguyên liệu về sau này. Trước mắt, công tác trồng rừng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người
  3. dân địa phương cùng nhiều lợi ích lâu dài khác (chẳng hạn như: tạo môi trường sinh thái tự nhiên, giảm lượng khí CO2) đồng thời còn góp phần nâng cao giá trị của những vùng đất trước kia từng có giá trị bị giảm sút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2