intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trường

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

98
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thức cột dorique cổ sơ ở đền Paestum (Ý, thuộc Hy Lạp cổ - thế kỷ VI tr.C.N.) Nhớ hồi còn mài đũng quần ở trường Mỹ thuật Paris (tôi tình cờ lại ghi tên vào đúng một trong ba xưởng kiến trúc nổi tiếng là bảo thủ nhất trường, ba lò luyện thi Giải thưởng La Mã !), năm đầu chúng tôi phải học về các thức (ordres) cổ điển Hy Lạp : dorique, ionique, corinthien, ba thức cột mà trong nhiều thế kỷ đã đè nặng lên nền kiến trúc cổ điển của phương tây : bằng chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trường

  1. Nghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trường Văn Ngọc Thức cột dorique cổ sơ ở đền Paestum (Ý, thuộc Hy Lạp cổ - thế kỷ VI tr.C.N.) Nhớ hồi còn mài đũng quần ở trường Mỹ thuật Paris (tôi tình cờ lại ghi tên vào đúng một trong ba xưởng kiến trúc nổi tiếng là bảo thủ nhất trường, ba lò luyện thi Giải thưởng La Mã !), năm đầu chúng tôi phải học về các thức (ordres) cổ điển Hy Lạp : dorique, ionique, corinthien, ba thức cột mà trong nhiều thế kỷ đã đè nặng lên nền kiến trúc cổ điển của phương tây : bằng chứng là chúng tôi, bước vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, mà vẫn còn đang lụi hụi sao chép, đánh bóng lại chúng, để thấm nhuần cái gu cổ điển của người xưa ! Thực ra, tụi tôi học mà chẳng hiểu gì hết. Sao chép các thức cột đến mỏi cả tay, mòn cả con mắt, mà vẫn không hiểu được ý nghĩa của việc mình làm. Không có một ông thầy nào biết giảng cho tụi tôi nghe về nguồn gốc xuất xứ của các phong cách này, tại sao đã có thức cột dorique rồi, lại còn có các thức cột ionique và corinthien, v.v. Tụi tôi, đứa nào đứa nấy đều chán ngấy, mà không dám hé răng than thở, vì vừa mới chân ướt chân ráo từ trường trung học tỉnh nhỏ lên, ghi tên ngay vào học kiến trúc, tưởng là bở lắm.
  2. Đền Parthénon trên đỉnh Acropole, với thức cột dorique cổ điển (447-432 tr.C.N.) Thế là, ngoài việc phải chạy cờ cho bọn "anciens" (bọn kỳ cựu trong xưởng), bị chúng nó sai vặt, ăn hiếp, trong suốt ba tháng đầu, chúng tôi ngày ngày phải sao chép những thức cột, như thể các cậu học trò ở ta ngày xưa "dùi mài kinh sử" bằng cách học thuộc lòng những lời vàng ngọc của người xưa, mà thực ra chẳng hiểu gì hết. Sau này nghĩ lại, tôi thấy cũng tội cho các thức cột kia. Cái điều đã làm cho chúng tôi oán hận ngày ấy, chỉ là cái cách dạy của các ông thầy. Ngày ấy nào đã có sách nghiên cứu nghệ thuật gì đâu, mà nếu có, chưa chắc chúng tôi đã biết sử dụng. Ở thư viện nhà trường, chỉ toàn là sách cũ rích, bụi bặm, để lại từ mấy thế kỷ trước : Vitruve, Vignole, Gromort, Choisy, v.v. Thức cột ionique ở đền Erechthéion (420-405 tr.C.N.) - Acropole, Athinai (Athènes) Tuy vậy, ở cái tuổi mới ở trường trung học ra, chúng tôi cũng đã biết nhạy cảm với cái đẹp, đã nhận ra được cái đẹp rất "nam tính" của thức cột dorique ở đền Parthénon trên đỉnh Acropole (Athinai / Athènes - thế kỷ V tr. C.N.), cái đẹp dữ dằn của thức cột - cũng phong cách dorique,
  3. nhưng cổ sơ hơn - của ngôi đền ở Paestum (thế kỷ VI tr. C.N.), cũng như cái đẹp nữ tính, thanh thoát, duyên dáng, của thức cột ionique ở đền Erechthéion (Acropole). Và mặc dầu không được ai giải thích cho thế nào là phong cách "cổ sơ" (archaïque), nhưng chúng tôi cũng đã tự nhận ra được trong phong cách này có một cái gì độc đáo, chinh phục được cái gu thẩm mỹ còn chưa bị lung lạc bởi những thành kiến (của người khác). Phải chăng vì ở Paestum, tỷ lệ và hình khối của thân cột và gối cột (chapiteau) chưa được / bị gọt rũa đến mức trở thành "cổ điển" ? Hay còn vì một lý do tâm lý nào khác nữa ? Hay là chính chúng tôi đã bắt đầu có thành kiến đối với những phong cách mà người ta gọi là "cổ điển" rồi ? Dẫu sao, những điều mà các ông thầy không giảng được cho lũ trẻ chúng tôi ngày ấy, phải đến hàng mấy chục năm sau mỗi người chúng tôi mới tự khám phá ra được, nhở đã tự đặt được ra cho mình những câu hỏi, và tìm thấy những lời giải đáp trong các tư liệu nghiên cứu ngày càng phong phú về lịch sử nghệ thuật. Các thức cột cổ điển Hy Lạp lịch sử và nghệ thuật Người ta có thể nhận biết được giá trị thẩm mỹ của một hình tượng nghệ thuật, hay một tác phẩm nghệ thuật, nhưng nếu không biết nguồn gốc xuất xứ của nó, thì cũng không thể nào
  4. cảm thụ được một cách sâu sắc cái đẹp, cũng như cái lý do tồn tại của nó. Điều này, theo tôi, có giá trị chung cho tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình, song đặc biệt là cho kiến trúc. Tại sao, từ thế kỷ VII đến thế kỷ V tr.C.N., thức cột dorique lại là thức cột đóng vai chính, được người Hy Lạp chọn lựa để xây cột chống ở mặt tiền của các ngôi đền, từ Paestum, Delphes, đến Parthénon ở Acropole ? Tại sao, ở Acropole, lại có cùng một lúc cả thức cột dorique, lẫn thức cột ionique ? Vì lý do gì mà đến thế kỷ V đột nhiên đã có sự chuyển biến này ? Cũng như, vì lý do gì, đến thế kỷ IV tr. C.N., người Hy Lạp lại sáng tạo ra thức cột Corinthien, một phong cách hoàn toàn khác hẳn? nguồn gốc của thức "dorique" Người ta thường cho rằng thức cột "dorique" có những nét kiến trúc thuộc truyền thống của người Doriens, cư dân đến sau dân tộc Mycéniens và dân tộc Ioniens trên đất nước Hy Lạp, vào thế kỷ XII tr.C.N. Người Doriens là một dân tộc quen với trận mạc, nên trong nếp sống văn hoá của họ có những nét "võ biền". Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết, vì không có bằng chứng cụ thể, ngoài các thư tịch. Dẫu sao thì phong cách kiến trúc mà người Hy Lạp áp dụng để xây những ngôi đền của mình từ thế kỷ VII tr.C.N. trở đi, mang tên dân tộc này. Người ta thường ví người Doriens với những cư dân Hy Lạp ở thành quốc Sparte, cũng là những người dân quen sống khắc khổ, với một kỷ luật sắt, theo kiểu nhà binh. Song, người Doriens từ đâu đến ? Giữa những cư dân ở thành quốc Sparte và dân tộc Doriens có mối quan hệ gì không ? Và ở Sparte có còn dấu tích kiến trúc dorique cổ nào không, thì cũng không thấy tài liệu nào nói đến. Thức cột của người Ai Cập cổ ở khu lăng mộ của vua Djeser, Saqqarah (thế kỷ XXVI tr.C.N.)
  5. Chỉ biết rằng, nếu ta nhìn vào nền kiến trúc cổ đại Ai Cập, sẽ thấy rằng ở khu lăng mộ cổ của vua Djeser ở Saqqarah (thế kỷ XXVI tr.C.N.), các cột đá cũng đã được khía dọc như ở trên các cột dorique của người Hy Lạp, có khác chăng, là ở trên các cột đá Ai Cập, những đường khía này tạo ra những " múi " lồi ra, nằm theo chiều dọc, còn trên cột đá Hy lạp, đó là những cái " rãnh " được khoét sâu vào (cannelures). Cả hai đều có tác dụng làm cho cây cột trở nên sinh động dưới ánh sáng mặt trời, mặc dầu cây cột Hy Lạp sinh động hơn, sắc nét hơn (nhưng cũng dễ bị sứt mẻ hơn với thời gian ! ). Còn một sự khác biệt nữa, cũng tinh vi không kém, đó là cây cột Ai Cập thường thẳng tắp, trừ ở một vài trường hợp, ở phía chân cột hơi thóp lại, trong khi cột "dorique" của người Hy Lạp thì hơi phình ra ở giữa thân cột, theo những quy định rất chính xác, để làm bớt đi cảm giác nặng nề. Đấy là những nét sáng tạo riêng của người Hy Lạp. Chúng ta biết rằng, người Ai Cập cổ đã lấy nguồn cảm hứng từ cây papyrus, một loại cây sậy mọc ở bờ sông Nil, để sáng tạo ra những cột đá đầu tiên này của nhân loại. Hình dạng của các gối cột cũng dựa theo khuôn mẫu của loài thảo mộc này. Có thể nói rằng, nghệ thuật Hy Lạp ngay từ thời kỳ cổ sơ (thế kỷ VII và VI tr.C.N.) đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của nghệ thuật Ai Cập. Trong lãnh vực điêu khắc cũng vậy, những tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ cổ sơ, như hai pho tượng thanh niên mình trần, tìm thấy ở Delphes (615-590 tr.C.N.), của nhà điêu khắc Polymède d'Argos, tượng " La Dame d'Auxerre " (thế kỷ VII tr.C.N.- ở viện bảo tàng Louvre), tượng " Moscophore " (thế kỷ VI tr.C.N. - ở viện bảo tàng Acropole, Athina), v.v. Tượng một thanh niên bằng đá hoa cương - phong cách cổ sơ (615-590 tr.C.N.) - tác giả : Polymède d'Argos. Người ta có thể nhận ra được ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập trong cách thể hiện các bộ phận của cơ thể.
  6. Xem như vậy, ảnh hưởng của nghệ thuật Ai Cập lên nghệ thuật Hy Lạp là rất rõ rệt về mặt kỹ thuật, cũng như về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, tiếng nói của người nghệ sĩ và của nhân dân Hy Lạp thời đó chắc hẳn cũng đã có một trọng lượng nào đó trong việc lựa chọn phong cách "dorique" làm rường cột cho nền kiến trúc chính thống. Về mặt tâm lý, thức cột dorique đơn giản, nhưng có dáng dấp khoẻ mạnh, hoảnh tráng, giàu nam tính, phù hợp với cái tinh thần chung của thời kỳ này, trên thực tế vẫn là một thời kỳ đầy rẫy những cuộc chiến tranh : chiến tranh chống xâm lược Perse (490-465 tr.C.N.), chiến tranh giữa ba thành quốc (cités) lớn mạnh nhất, là Athinai, Sparte, Corinthe (430-405 tr.C.N.), chiến tranh Hy Lạp xâm lược đảo Sicile (421-413 tr.C.N.), v.v. Mặt khác, thời kỳ này cũng chính là thời kỳ mà nền dân chủ ở Hy Lạp vừa được hình thành, nghệ thuật cổ điển Hy Lạp mở ra với những ý tưởng mới về tự do và dân chủ. Cả người nghệ sĩ và quần chúng nghệ thuật đều ý thức được điều đó. Người ta quan tâm đến các trường phái nghệ thuật ở các thành quốc khác nhau. Chắc hẳn cái không khí tranh đua tự do và dân chủ ấy đã là nguyên nhân của sự phát triển đa dạng trong nghệ thuật, đặc biệt là trong kiến trúc. thức ionique Chính trong bối cảnh đó, mà ngôi đền Parthénon đã được xây trên thánh địa Acropole (Athinai) với phong cách dorique (447-432 tr. C.N.). Cũng ở nơi này, ngôi đền Erecthéion, đã được xây với phong cách ionique (420-405 tr.C.N.), ngay trong khi diễn ra cuộc chiến tranh giữa Athinai với các thành quốc Sparte và Corinthe. Phong cách ionique cũng mang tên một dân tộc, đó là dân tộc Ioniens, trước đây đã từng là cư dân nước Hy Lạp, sau bị người Doriens đên xâm lược, phải chạy dạt sang Tiểu Á. Ionie là tên cũ của vùng dọc bờ biển Tiểu Á, gồm nhiều thành quốc nhỏ liên minh với Athina trong cuộc chiến tranh chống Perse lần thứ hai . Rất có thể phong cách ionique, với những nét thanh tao, giàu nữ tính, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá vùng này, tức một phần nào của văn hoá phương đông. Chúng ta sẽ thấy rằng thức cột này, với gối cột có mô típ hình xoắn ốc, cùng với thức cột corinthien, mà mô típ trang trí là những lá cây acanthe, sẽ có một ảnh hưởng lâu dài lên nền kiến trúc ở phương Tây, trải qua suốt các thời kỳ Trung cổ (rômăng, gôtích), Phục Hưng, Cổ điển, cho đến ...Tân Cổ điển (Hậu hiện đại) ! thức corinthien Trong bối cảnh nào thức cột corinthien đã ra đời vào thế kỷ IV tr.C.N. ? Chúng ta biết rằng, bước vào thế kỷ IV tr.C.N., cũng là bước vào thời kỳ Athinai (Athènes) đã mất hết quyền lực về tay thành quốc Sparte (405 tr.C.N.), và mặc dầu niềm tin vào nữ thần Athéna có bị lung lay, tư tưởng tôn giáo nói chung có bị khủng hoảng nghiêm trọng, do những đảo lộn trong xã hội và do tiếp xúc với các nền tôn giáo ở phương đông, song nghệ thuật thì vẫn còn đó, không kém phần xuất sắc so với trước, với cả một di sản phong phú mà thế kỷ V, thế kỷ của Périclès và của Phidias, đã để lại, với những nghệ nhân có tay nghề khéo léo, một quần chúng có ý thức cao về nghệ thuật, và những tài năng xuất chúng, như : Scopas, kiến trúc sư ; Praxitène, Lysippe, hai nhà điêu khắc nổi tiếng, đã được hoàng đế Alexandre trọng dụng.
  7. Gối cột phong cách corinthien (cuối thế kỷ IV tr.C.N.) Mọi con mắt không còn đổ dồn về Athinai nữa, mà về những thành quốc ở Tiểu Á và các nước phương đông, kể cả đế quốc Perse, mà Philippe II và con là Alexandre đã chinh phục được. Bây giờ, những khách đặt hàng cho các kiến trúc sư và các nhà điêu khắc Hy Lạp, là những vua chúa, những phú ông giàu có, ở tận những thành quốc xa xôi : Alexandrie (Ai Cập), Pergame (Tiểu Á), Antioche (Syrie), Delos, v.v. Phong cách dorique, và ionique không còn thoả mãn được nhu cầu của đám khách hàng mới này, cũng như cái gu của quần chúng nữa. Người ta đòi hỏi một sự đổi mới trong nghệ thuật. Chính trong bối cảnh này mà thức corinthien đã ra đời, kết hợp mô típ trang trí hình xoắn ốc của phong cách ionique với mô típ hình lá acanthe, tạo nên những nhịp điệu phong phú. Đây là một sáng tạo xuất hiện vào cuối thế kỷ IV, góp phần làm cho các cung điện và đền đài xây dựng vào thời kỳ này thêm nguy nga, tráng lệ. Người La Mã sẽ kế thừa cả ba thức cột này để tạo nên nền kiến trúc cổ điển La Mã, với những quy tắc chuẩn xác, mà sau này tất cả các nền kiến trúc ở Âu châu, từ rômăng, gôtích, đến Phục Hưng, Cổ điển, đều sẽ lấy làm mẫu mực. thức cột trong kiến trúc "tân cổ điển"
  8. Khỏi cần phải nhắc lại, là mặc dầu cả ba thức cột cổ điển Hy-La - mỗi thức có một vẻ đẹp riêng - đã tồn tại trong suốt gần 25 thế kỷ, như một truyền thống văn hoá của phương Tây, song đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của các vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới (sắt thép và bêtông), thì vai trò của chúng đã hoàn toàn bị lu mờ, để nhường chỗ cho những quan niệm thẩm mỹ mới, những phong cách mới, khởi đầu với Gaudi (Tây Ban Nha, 1852-1926), tiếp đến là phong trào Tân Nghệ thuật (Art Nouveau), với Guimard (Pháp), Mackintosh (Anh), Horta, Van de Velde (Bỉ), v.v., rồi đến kỷ nguyên của kiến trúc hiện đại, bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XX trở đi ; rồi hậu hiện đại, vào những năm 60-70, và như chúng ta biết, một trong những xu hướng hậu hiện đại, lấy tên là "Tân cổ điển" đã lấy lại những thức cột cổ điển Hy-La, để trang trí mặt tiền của các công trình kiến trúc, như một thứ cảnh trí mang màu sắc "văn hoá truyền thống", nhưng trên thực tế chỉ là đồ giả, và không đem lại được điều gì mới mẻ, nếu không là một sự ỷ lại vào những giá trị truyền thống đã lỗi thời. Cũng may mà kiến trúc hậu hiện đại không chỉ có thế, và người ta đã được chứng kiến sự ra đời trong những năm gần đây của những phong cách kiến trúc mới mẻ, với những vật liệu và kỹ thuật mới, tạo nên những hình khối - không gian mới, nói tóm lại , một thẩm mỹ mới, ăn khớp với hướng phát triển chung của thẩm mỹ hiện đại trong tất cả các ngành nghệ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2