intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

barnett newman vỚi nhỮng bỨc tranh vẠch huyỀn bÍ

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

họa sĩ sinh ngày 29 tháng giêng năm 1905 tại manhattan, new york mỹ, là anh cả của một gia đình bốn anh em người do thái gốc nga. Ông đã có nhiều tuyệt tác như genesis - chúa sáng tạo ra thế giới, năm 1946, onement - cứu thế, 1948, covenant - lời hứa, 1949, abraham 1949, phút cuối tĩnh lặng 1949, eva 1950, joshua 1950, vir heroicus sublimis 1950 - 1951, adam 1951 - 1952, phúc âm 1954

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: barnett newman vỚi nhỮng bỨc tranh vẠch huyỀn bÍ

  1. BARNETT NEWMAN VỚI NHỮNG BỨC TRANH VẠCH HUYỀN BÍ
  2. e
  3. Họa sĩ sinh ngày 29 tháng giêng năm 1905 tại Manhattan, New York Mỹ, là anh cả của một gia đình bốn anh em người Do thái gốc Nga. Ông đã có nhiều tuyệt tác như Genesis - Chúa sáng tạo ra thế giới, năm 1946, Onement - Cứu thế, 1948, Covenant - Lời hứa, 1949, Abraham 1949, Phút cuối tĩnh lặng 1949, Eva 1950, Joshua 1950, Vir Heroicus Sublimis 1950 - 1951, Adam 1951 - 1952, Phúc âm 1954, Uriel - ánh sáng của chúa, 1954, Via Dolorosa - Những cảnh trên đường cây thánh giá qua, 1958 - 1966, Tiếng nói của lửa 1967, Ai ngại màu đỏ, vàng và xanh lơ, 1967 - 1970, ánh sáng của Anna 1968, Jericho 1968 - 1969,... Những năm đầu đến với nghệ thuật, Newman hoạt động phê bình chủ yếu hơn là vẽ. Ông chỉ chính thức trở thành họa sĩ sau đại thế chiến hai, cùng thời với các họa sĩ như Mark Rothko (1903 - 1970), Adolph Gottlieb (1903 - 1974), Clyffiord (1904 - 1980) và Jackson Pollock (1912 - 1956). Ông đã là người đầu tiên phản bác phong cách truyền thống định sẵn, và đề cao sự tự do ngẫu hứng, góp phần tạo lên trào lưu Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Sau một thời gian phê bình nghệ thuật và viết catalogue, ông đã vẽ được nhiều tranh trừu tượng nổi tiếng, với khổ lớn tạo một sự chuyển biến nổi bật nhất trong hội họa thế kỷ 20. Newman là một họa sĩ rất kỳ lạ. Ông không giữ lại các sáng tác hồi trẻ. Bức tranh đầu tiên mà mọi người biết tới cũng là bức tranh khi ông đã 40 tuổi Và trong cả cuộc đời ông chỉ sáng tác 120
  4. bức tranh và triển lãm sáu lần. Đến 60 tuổi, ông mới được xem là họa sĩ hàng đầu của Mỹ. Đa số tranh đều có một hoặc nhiều vạch thẳng hoặc gần thẳng trên nền màu acrylic hay sơn dầu. Sau khi vẽ nền, họa sĩ che đi từng phần của bức tranh và vẽ lên đó những cái vạch. Tuy nhiên, ở các sáng tác ban đầu, thì đó không phải là những nét vạch, như trong bức tranh Phúc lành năm 1944, đó là các đường tròn, hình vòng kiềng màu cam, vàng, lam, dương và trên nền không đồng nhất ghi đen và nâu nhạt; đến bức tranh Hai cạnh năm 1948 đã chuyển sang là hai kẻ vạch đứng trên nền thống nhất hơn màu nâu sậm rồi nhạt dần từ trái sang phải. Cùng năm bức tranh Cứu thế I đã có nền đồng nhất và với một đường vạch thẳng tắp thanh thoát. Tranh nhiều khi vô đề, tên thường được đặt sau khi vẽ khá lâu và theo những câu chuyện huyền bí của người Do thái với chủ đề thiên hùng ca miêu tả sự sống, con người, thiên nhiên, cái chết và bi kịch. Năm 1948, ông đã có triển lãm riêng đầu tiên tại gallery Betty Parson. Trong các bức tranh ấn tượng của ông, đặc sắc hơn cả là bức tranh ánh sáng của Anna tưởng nhớ thân mẫu họa sĩ năm 1965 và là tác phẩm lớn nhất cao 2,7 mét rộng 8,5 mét. Kế đó là bức tranh Vir Heroicus Sublimis cao 2,4 mét rộng 5,4 mét, và nhỏ nhất là bức tranh Hoang dã năm 1950 cao 2,4 mét rộng gần bốn centimét. Bức tranh Joshua và Jericho năm 1969 là hai bức tranh hình tam giác duy nhất có
  5. nền đen và một vạch đỏ tươi. Tương tự, bức tranh Tiếng nói của lửa là bức tranh đắt nhất, vào năm 1989 đã được gallery quốc gia Canada mua với giá 1,8 triệu đô la; tranh gồm một sọc đỏ trên nền màu xanh lơ. Điều thú vị là nó rất giống với lá cờ của ngành Kỹ thuật quân sự Canada. Năm 1996, Nhà in Đại học Toronto đã in một cuốn sách cùng tên viết về những cuộc tranh luận ghê gớm quanh bức tranh đắt giá này. Cuối đời họa sĩ còn vẽ tranh trên nhiều chất liệu và hình dạng mà nổi bật là bức tranh hình tam giác Chartres năm 1969. ông cũng thôi dùng màu dầu mà dùng xít acrylic để vẽ tranh. Ngoài ra, ông còn tạc tượng. Năm 1963, ông đã có bức tượng Tháp Obelisk gồm hai kim tự tháp chồng lên nhau và là kiệt tác lớn nhất trong sáu tác phẩm điêu khắc của ông. Do bức tượng khá đắt nên người ta chỉ dám sao lại và một bản sao đang được đặt tại bảo tàng Mỹ thuật hiện đại New York, quảng trường Đỏ đại học Washington ở Seatle và nhà thờ Rothko ở Houston. Tranh vạch của Newman là một điều bí ẩn của mỹ thuật Mỹ. Để hiểu được tác phẩm cần biết rằng, vẽ với những người Do Thái cũng là một tội lỗi. Theo điều răn thứ hai trong 10 điều răn dạy của Đức chúa, thì khi hoàng tử Moses, lên núi Sinai anh đã được tiếp diện Đức chúa và được Người giao cho trọng trách lãnh đạo Ai Cập đi theo đạo Thiên chúa, Người đã căn răn 10 điều và trong đó điều thứ hai là không được vẽ lại những hình ảnh nào ở trên trời, dưới đất, dưới nước. Dĩ nhiên
  6. trong 2.000 năm qua, nhiều dân tộc đã bỏ qua điều luật này và đã trang trí trong nhà thờ rất nhiều hình vẽ. Nhưng người Do Thái vẫn rất nghiêm luật do đó đến thế kỷ 19 mới có họa sĩ Do Thái, và thỉnh thoảng họ vẫn bị những mối nghi ngờ, căng thẳng và cấm đoán; nhiều người đã phải đấu tranh để mỹ thuật Do Thái có thể phát triển. Đó là lý do tại sao khi nhìn vào tranh của Newman, người xem không thấy hình ảnh nào song bức tranh vẫn ẩn chứa đầy những phong cảnh, con người, con vật; ta chỉ có thể hiểu được khi có niềm tin tôn giáo và nghiên cứu các câu chuyện của người Do thái, chỉ biết được tầm quan trọng của tranh khi họa sĩ cho biết những vạch kẻ đơn sơ như những tia vũ trụ kia tên là gì (và thường là bằng chữ Do Thái). Ví dụ: Bức tranh Chúa sáng tạo ra thế giới năm 1946 miêu tả một vầng mặt trời đen trên một mặt trời màu lơ nhạt và được hiểu là giây phút Jehovah (tên của Đức chúa) tách bóng tối khỏi ánh sáng. Phần lớn tranh của ông đều chỉ những lần chia tách, phân ly trong kinh thánh, và có sự phân chia khối màu một cách tuyệt vời, những khối màu áp vào nhau như những tầng đất được làm bởi một vị thần với một chiếc thước. Những vạch kẻ chính là biên giới của mỗi tầng, không có vẻ khô cứng và như một cánh cửa một lối vào ở đó người xem có thể thắp đèn đi qua.
  7. Trong triển lãm gần đây về ông là Ta te Modern tại Mỹ, để người xem có thể thấm nhuần tư tưởng của ông, ban tổ chức đã xếp các bức tranh thành một hàng và theo thời gian xuyên suốt 12 căn phòng. Hồi nhỏ, Newman có tên là Barney, ông rất giỏi dương cầm, thể thao, hùng biện và đã đoạt giải nhất cuộc thi nói bốn phút của trường. Khi gần hết lớp 12, ông đã đi học vẽ sáu buổi/tuần và có tranh được triển lãm ở trường dành cho những học sinh xuất sắc. Sau đó, ông vào học khoa triết Trường cao đẳng thành phố New York và tiếp tục học vẽ. Nhờ khả năng ngôn ngữ, ông thường xuyên viết bài về âm nhạc cộng tác cho báo trường và đặc biệt năm 1925 đã viết một bài bình luận về tranh của nhà phê bình Roger Fry trên tờ tạp chí sinh viên Hoa oải hương. Từ đây, ông đã gắn mình với hoạt động phê bình nghệ thuật. Tốt nghiệp đại học, đúng lúc việc kinh doanh may mặc đồ nam của gia đình đang tiến triển, ông đã giúp cha quản lý các xưởng may để chờ việc và lấy tiền mua giấy bút. Năm 1932, ông làm giáo viên mỹ thuật tại trường trung học Grover Cleveland (Ridgewood, Queens) của thành phố. Năm 1933, ông cùng một số người bạn lập nên tờ tạp chí Câu hỏi ngày thứ tư New York viết về những người công nhân, giáo viên, lao công, thợ chữa cháy và nhiều nghề bình dị. Ông đã tự coi mình là một người vô chính phủ, và năm 1933 tự ứng cử chức thị trưởng thành phố. Năm 1934, ông gặp cô giáo Annalee Greenhouse, và hai người đã thành thân tháng sáu năm 1936. Năm 1939, ông thích thực vật và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cây cỏ ở vườn thực vật Brooklyn.
  8. Năm 1940, ông tham dự triển lăm mỹ thuật của các giáo viên mỹ thuật, và cùng nhận được mời giảng dạy tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ và được bầu làm hội viên Liên hiệp hội điểu học Mỹ. Năm 1943, tại Mỹ triển lãm đầu tiên của hội các họa sĩ hiện đại Mỹ tại bảo tàng Riverside New York và họa sĩ đã tham gia viết lời khai mạc cho triển lãm. Năm 1945, ông còn viết nhiều suy nghĩ đối với chủ nghĩa trừu tượng cho tờ La Revista, và đã bị ốm vì nghe tin người dân Do Thái tại quê hương ông đã bị tàn sát trong cuộc đại chiến vào hai năm 1941- 42. Đặc biệt năm 1947, ông đã viết bài Con người đầu tiên đã là nghệ sĩ và Tại sao tôi vẽ - đó là vẽ để có cái xem và viết để có cái đọc trên tạp chí Mắt hổ, và đã bán được bức tranh đầu tiên tại triển lãm Đen và vàng trong hội họa trừu tượng và siêu thực Mỹ tại viện Mỹ thuật Chicago. Năm 1948, là một năm hết sức đáng nhớ trong sự nghiệp của ông, họa sĩ đã đạt bước đột phá về tranh trừu tượng thần bí với bức tranh Cứu thế I trong đó vẽ một đường kẻ màu da cam chia đôi nền màu đỏ sẫm... kiểu hình học này đã thành dấu hiệu riêng về ông và ảnh hưởng đến nhiều họa sĩ như Ai Reinhardt (1913 - 1967) và Frank Stella (1936). Năm 1958, sau khi hồi phục khỏi một cơn đau tim, ông đã cho ra một trong loạt kiệt tác Những cảnh trên đường cây thánh giá qua, còn có tên là Lem sabachthani hay Vì sao các người bỏ rơi ta là những lời Đức Chúa đã nói trên cây thánh giá lúc lâm chung, và có ý nghĩa quan trọng như là một sự gợi nhớ đến những nạn nhân của nạn diệt chủng. Từ năm 1964, ông đã cho ra nhiều bức tranh khổ lớn và sau này được đánh giá là một bước
  9. tiến quan trọng nhất của mỹ thuật hiện đại thế kỷ 20, đáng kể là năm 1965 với bức tranh ánh sáng của An na - bức tranh lớn nhất cũng là bức tranh đầu tiên mà ông treo ở studio. Năm 1966, họa sĩ tiếp tục có tranh ba màu đỏ, vàng và xanh lơ đầu tiên. Năm 1967, khi làm kim tự tháp Obelisk, ông đã nghĩ ra loại tranh tam giác. Năm 1968, ông đã triển lãm tranh tại nhiều thành phố quốc tế như Paris Pháp; Basel Thụy Sĩ; Barcelona, Madrid, El Escorial và Toledo Tây Ban Nha; Lon don Anh và được trao giải giáo sư danh dự của đại học Briđgeport, Connecticut. Năm 1970, được trao giải thưởng Sáng tạo của đại học Brandeis Massachusetts, và được quay phim kể về những đóng góp suốt 20 năm cho lịch sử mỹ thuật New York. Mồng bốn tháng sáu năm 1970, ông mất trong khi vẫn đang làm dang dở loạt tranh Ai ngại màu đỏ, vàng và xanh lơ IV, trong xưởng vẽ còn một bức tranh sơn dầu tam giác đang dở và ba bức tranh đã vẽ xong nhưng chưa đặt tên. Năm 1979, vợ ông là bà Annalee Newman đã lập nên quỹ Barnett Newman để tưởng nhớ ông và giúp đỡ những họa sĩ trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0