
273
NGHI THỨC CHÀO HỎI
TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT
Đỗ Xuân Hồng
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH)
Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)
Tóm tắt: Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, thường điều đầu tiên các bạn sẽ được
dạy là những câu chào hỏi. Đối với tiếng Nhật cũng như thế. Hơn nữa việc nói xin
chào trong tiếng Nhật vô cùng quan trọng. Thế nên, người Nhật có rất là nhiều
cách để nói xin chào. Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy
tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào vị trí xã hội, mối quan
hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá
trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những quy tắc chào hỏi. Tất cả các lời
chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ
thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao
tiếp.
Từ khóa: nghi thức cúi chào, văn hóa giao tiếp, chào hỏi của người Nhật.
1. Đặt vấn đề
Ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Thật vậy, lễ nghĩa là những
phép tắc trong gia đình và những nghi lễ ngoài xã hội, đó là nét đẹp văn hóa trong
khi giao tiếp. Người Việt Nam rất coi trọng việc chào hỏi. Có câu nói rằng: “Lời
chào cao hơn mâm cỗ”. Chào hỏi không chỉ mang tính văn hóa mà còn thể hiện
nhân cách và đạo đức của con người. Không ai muốn mình bị xem là thiếu đạo
đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để xác định giá trị của con người là đạo đức.
Còn khi nhắc đến Nhật Bản, người ta thường ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên
đa dạng đẹp như tranh, kinh tế thì phát triển vượt bậc khiến Nhật Bản được mệnh
danh là con rồng Châu Á, và đặc biệt là nền văn hóa độc đáo đa dạng. Bên cạnh
những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn cho đến ngày nay thì nền văn hóa