
81
ĐẢM BẢO NGUYÊN LÝ TƯƠNG TÍCH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
MỘT VÍ DỤ VỀ MÔN LỊCH SỬ NHẬT BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM (UEF)
CONSTRUCTIVE ALIGNMENT: AN EXAMPLE OF JAPANESE
HISTORY COURSE AT THE UNIVERSITY OF ECONOMY - FINANCE
HCMC (UEF)
Phan Châu Phương Anh
Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa quốc tế
Tóm tắt
Một trong những phương pháp được áp dụng để xây dựng và phát triển chương
trình đào tạo một cách hiệu quả là Outcome Based Education (OBE). Tại trường
Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế, ngành
ngôn ngữ Nhật đã đưa môn Lịch sử Nhật bản vào chương trình đào tạo. Thông
qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ về sự cần thiết của môn Lịch sử Nhật
Bản khi đặt vào chương trình đào tạo và mức độ đáp ứng của môn học này cho
sinh viên năm 4.
Từ khóa: Chương trình đào tạo, Chuẩn đầu ra, OBE, Lịch sử Nhật Bản.
1. Đặt vấn đề
Một trong mối quan hệ được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đó chính là
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một
nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng
và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất
mà cả những ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó” [Clyne (1994)]. “Là một thành tố của
nền văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong nó. Bởi ngôn ngữ là
phương tiện tất yếu, là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những
thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng nhất của bất
cứ nền văn hóa - dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa
dân tộc được lưu giữ rõ ràng nhất” [Nguyễn Đức Tồn (2002)]. Cùng với nhận định
của tác giả Biggs trong bài nghiên cứu Teaching for quality learning at
university “Chương trình dạy học cần được thiết kế sao cho các phương pháp giảng
dạy, học tập và đánh giá người học góp phần hỗ trợ việc đạt được các chuẩn đầu