Nghiên cứu các giao tác trong thông tin di động
lượt xem 106
download
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông không dây và các thiết bị di động đầu cuối hiện đại đã tạo nên một môi trường trao đổi dữ liệu mới, đó chính là môi trường làm việc di động (Mobile Work Environment).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các giao tác trong thông tin di động
- Nghiên cứu các giao tác trong thông tin di động Nguồn: khonggianit.vn Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông không dây và các thiết bị di động đầu cuối hiện đại đã tạo nên một môi trường trao đổi dữ liệu mới, đó chính là môi trường làm việc di động (Mobile Work Environment). Môi trường làm việc di động khác với môi trường làm việc cố định ở một số đặc điểm sau: · Tính di động (Mobility). · Ngắt kết nối (Disconnection) do môi trường truyền sóng (bị che chắn hoặc sóng vô tuyến không phủ hết,…) · Tiến trình chuyển giao kênh truyền dẫn (hand-over) giữa các tế bào trong mạng di động tổ ong (Cellular), tiến trình này sẽ ngắt kết nối (đối với truyền số liệu) một khoảng thời gian ngắn (100ms ÷ 200ms). Với môi trường di động, người sử dụng có thể truy xuất dữ liệu và xử lý thông tin khi đang di chuyển một cách uyển chuyển và linh hoạt. Tuy nhiên, để làm việc tốt trong môi trường này cần phải giải quyết các vấn đề về tranh chấp của các giao tác di động (Mobile Transactions), thời gian trì hoãn dài, mất kết nối (Disconnect) với cơ sở dữ liệu (CSDL) trung tâm do sự chuyển giao kết nối (hand-over) của các trạm thu phát sóng di động,… Ngày nay, xu hướng làm việc trong môi trường di động ngày càng phổ biến, việc
- nâng cao chất lượng dịch vụ trên nền di động là một yêu cầu không thể bỏ qua. Bài toán đặt ra là phải giải quyết vấn đề mất kết nối với CSDL trung tâm do sự chuyển giao kết nối của các trạm thu phát sóng di động,… MỘT SỐ GIAO TÁC DI ĐỘNG Sau đây là một số loại giao tác di động: 1. Giao tác xúc tiến (Pro-motion Transaction) : - Đặc điểm: Giao tác này hỗ trợ 10 mức tách khác nhau. Giao tác cho phép thực hiện lệnh (commit) cục bộ tại các thiết bị di động đầu cuối MH (mobile host); kết quả thực hiện lệnh của các giao tác có ảnh hưởng đến các giao tác cục bộ khác. Tuy nhiên, kết quả thực hiện lệnh này chỉ hợp lệ khi MH kết nối trở lại với các máy chủ CSDL - Tính di động: Mặc dù bộ quản lý độ di động (mobility manager) hỗ trợ việc truyền thông giữa MH và các máy chủ CSDL, nhưng loại giao tác Pro-motion không đề cập đến tính di động như thế nào. - Ngắt kết nối (disconnection): Giao tác Pro-motion hỗ trợ xử lý giao tác khi bị ngắt kết nối thông qua các đối tượng gọi là “thỏa thuận” (compact). Khi MH bị ngắt kết nối từ CSDL cố định (fixed database), các giao tác con (sub-transactions) được chia nhỏ ra và thực thi ở
- MH. Việc xử lý ngắt kết nối là một tính năng nổi trội của loại giao tác này. Do đó, Loại giao tác Pro-motion yêu cầu các nguồn tài nguyên tại MH cao. - Sự thực hiện phân tán (distributed execution): Hầu hết các giao tác đều thực hiện ở MH và kết quả được thống nhất ở các máy chủ CSDL. Vì vậy, xử lý giao tác phân tán không được hỗ trợ ở loại giao tác này. 2. Giao tác hai lớp (Two-tier Transaction): - Đặc điểm: Loại giao tác này dựa trên lược đồ sao chép dữ liệu. Mỗi đối tượng dữ liệu có một bản sao chủ và những bản sao riêng. Có hai loại giao tác là: Base và Tentative. Các giao tác Base hoạt động trên bản sao chủ; trong khi các giao tác Tentative truy cập các bản sao riêng. Một MH có thể lưu trữ bản sao chủ hoặc bản sao riêng của các đối tượng dữ liệu. Trong lúc MH bị ngắt kết nối, các giao tác Tentative cập nhật bản sao. Khi mobile host kết nối trở lại với máy chủ CSDL, các giao tác Tentative được chuyển đổi trở lại các giao tác gốc, các giao tác đó được thực hiện lại trên bản sao chủ. Nếu một giao tác gốc không hoàn thành qui định chính xác (được chỉ rõ bởi ứng dụng), giao tác Tentative liên kết bị hủy bỏ. - Giao tác Two-tier không hỗ trợ tính di động. - Trong lúc MH ngắt kết nối từ máy chủ cơ sở dữ liệu, các giao tác tentative được thực hiện nội bộ dựa vào bản sao của các đối tượng dữ liệu. - Các giao tác được thực hiện thử ở MH bị ngắt kết nối và thực hiện lại các giao tác gốc ở các máy chủ CSDL.
- 3. Giao tác Yếu – Nghiêm ngặt (Weak-Strict Transaction): Giao tác Weak-Strict (còn gọi là Clustering) bao gồm 2 loại giao tác: weak (hoặc loose) và strict. Các giao tác này được thực hiện bên trong các cụm (clusters), nó tập hợp các MH được kết nối thông qua mạng tốc độ cao (high-speed) và tin cậy. Mỗi cụm, dữ liệu liên quan được sao lưu cục bộ. Có 2 loại bản sao: local consistency (weak) và global consistency (strict). Bản sao weak được dùng khi MH bị ngắt kết nối hoặc kết nối thông qua mạng tốc độ chậm hoặc không tin cậy. Các giao tác Weak và Strict truy xuất các bản sao dữ liệu weak và strict riêng biệt. Khi MH kết nối trở lại với máy chủ CSDL, tiến trình đồng bộ thống nhất những thay đổi giữa dữ liệu cục bộ với dữ liệu toàn cục. - Các giao tác Weak được phép “commit” bên trong cụm của nó, và kết quả đó có ảnh hưởng đến các giao tác weak nội bộ khác. Khi MH kết nối trở lại, kết quả của các giao tác weak được thống nhất với kết quả của các giao tác strict. Nếu kết quả của một giao tác weak không xung đột với việc cập nhật của các giao tác strick, các giao tác weak sẽ được “commit” toàn cục, nếu không chúng bị hủy. - Tính di động: Khái niệm dịch chuyển (migration) của giao tác được đưa ra để hỗ trợ cho tính di động, và giảm chi phí đường truyền. Khi MH di chuyển và kết nối với một trạm hỗ trợ di động MSS (mobile support station) mới, một phần của giao tác thực hiện ở MSS cũ được chuyển đến trạm mới. Tuy nhiên, chi tiết hơn nữa về thiết kế và thực hiện thì không được cung cấp. - Ngắt kết nối: giao tác Weak-Strick hỗ trợ xử lý giao tác trong lúc ngắt kết nối và kết nối với sóng yếu thông qua các giao tác Weak.
- ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU: Đặt vấn đề: Khi các MH di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác tiến trình chuyển giao thực hiện để chuyển MH sang kênh truyền mới, lúc đó, MH sẽ bị ngắt kết nối (đối với truyền số liệu) một khoảng thời gian ngắn (100ms ÷ 200ms). Hình 1 . Tiến trình chuyển giao Hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề: Khi MH đang di chuyển trong mạng tổ ong: • Chúng ta tìm cách dự báo trước MH sẽ di chuyển đến tế bào nào trong số 6 tế bào xung quanh. • Chuẩn bị dữ liệu bản sao đến các BTS đó, không đợi đến tiến trình chuyển giao hoặc bị mất kết nối do MH đi vào các vùng tối (vùng không có sóng) giữa các
- tế bào. Hình 2 là lưu đồ thực hiện từng bước theo hướng trên. Hình 2. 1. BTS quản lý các MH đang kết nối với CSDL: Tất cả các BTS trong mạng do MSC quản lý sẽ kiểm soát các MH đang kết nối với CSDL xác định nào đó. 2. Thu thập dữ liệu của các MH: Các dữ liệu của các MH bao gồm: - Khoảng cách từ MH đến các BTS.
- - Công suất thu được của BTS đối với các MH. - .. 3. Hệ thống phân tích dự báo MH sẽ đến các BTS nào: Sau khi thu thập được dữ liệu, hệ thống sẽ dự báo trước rằng MH sẽ được BTS nào tiếp nhận (ví dụ bằng phương pháp phân lớp Bayes). 4. Chuẩn bị bản sao dữ liệu cho BTS mới: Sau khi đã dự báo trước BTS nào sẽ tiếp nhận MH thì sẽ sao dữ liệu đến BTS đó. Như thế, sẽ không bị ngắt quảng do tiến trình chuyển giao tạo ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI 4: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
2 p | 413 | 152
-
An toàn lao động (chương 2)
18 p | 254 | 112
-
Giáo trình môn địa chất công trình 11
13 p | 206 | 96
-
Nghiên cứu tính toán mật độ phổ công suất của tín hiệu ngẫu nhiên bằng phần mềm MATLAB
7 p | 472 | 85
-
Bài giảng thiết kế đường ôtô 2 P8
6 p | 280 | 84
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu về điểm trung chuyển vận tải đa chức năng và đề xuất giải pháp cho giao thông đô thị Hà Nội
6 p | 265 | 65
-
ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG TOA XE KHÁCH TÀU ĐỊA PHƯƠNG PHÍA BẮC
10 p | 932 | 59
-
Cơ sở thiết kế máy - Phần 2 Truyền động cơ khí - Chương 4
9 p | 207 | 46
-
Nghiên cứu ứng dụng chip chuyên dụng trên công nghệ psoc cho hệ cảm biến
5 p | 180 | 46
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 9 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN
6 p | 572 | 39
-
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4
7 p | 182 | 34
-
Giáo trình cơ học vật liệu 6
5 p | 118 | 21
-
Quá trình nghiên cứu và sáng tạo mạch quang truyền dẫn định hướng Viba dùng EPROM p2
10 p | 91 | 20
-
Chất xúc tác ion lỏng giúp biến khí thải thành nhiên liệu
3 p | 115 | 16
-
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
9 p | 101 | 11
-
Hiển thị không dây trên kính áp tròng
4 p | 62 | 4
-
Nghiên cứu rủi ro theo phương pháp phân tích hệ thống
5 p | 91 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn