TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ DỊCH VÀ<br />
THÀNH PHẦN CƠ THỂ XÁC ĐỊNH BẰNG THIẾT BỊ BCM<br />
Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ<br />
Nguyễn Đình Dương*; Nguyễn Ngọc Tuấn**; Hoàng Trung Vinh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát một số chỉ số dịch và thành phần cơ thể xác định bằng thiết bị BCM<br />
(Body Composition Monitor) và tìm mối tương quan giữa tình trạng dịch với chỉ số mô cơ, tỷ số<br />
dịch ngoại bào/nội bào (E/I) ở bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ (LMCK). Đối tượng và phương<br />
pháp: 82 BN LMCK > 1 tháng được xác định chỉ số dịch và thành phần cơ thể bằng thiết bị<br />
BCM trước cuộc lọc đầu tiên trong tuần, bao gồm: tình trạng dịch (OH - overhydration), tổng<br />
lượng nước cơ thể (TBW - total body water), dịch ngoại bào (ECW - extracellular water), dịch<br />
nội bào (ICW - intracellular water), chỉ số mô cơ (LTI - lean tissue index) và E/I. Kết quả: 57,3%<br />
BN thừa dịch, BN có dịch bình thường, thiếu dịch tương ứng 31,7% và 11,0%. Dịch ngoại<br />
bào/dịch nội cao hơn, dịch nội bào/tổng lượng nước cơ thể thấp hơn so với chỉ số sinh lý bình<br />
thường (46,52% so với 45% và 53,48% so với 55%). Tăng E/I, giảm chỉ số mô cơ tương ứng<br />
47,6% và 57,3%. Tình trạng dịch (OH) tương quan nghịch với chỉ số mô cơ (r = -0,32, p < 0,05),<br />
tương quan thuận với tỷ số dịch nội bào/ngoại bào (r = 0,817, p < 0,01). Kết luận: biểu hiện quá<br />
tải dịch ở BN LMCK chủ yếu là dịch ngoại bào, chiếm tỷ lệ cao hơn so với tình trạng dịch bình<br />
thường hoặc thiếu dịch.<br />
* Từ khóa: Lọc máu chu kỳ; Trọng lượng khô; BCM; Chỉ số dịch.<br />
<br />
Studying Some Characteristics of Fluid Status and Body Composition<br />
Measured by BCM in Hemodialysis Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To examine some service index and body composition determined by device<br />
Body Composition monitor (BCM) and find correlations between fluid status and indicator of<br />
muscle tissue, ratio of extracellular/intracellular in hemodialysis patients. Subjects and methods:<br />
82 hemodialysis patients were determined some characteristics of fluid status and body<br />
composition by BCM included overhydration (OH), total body water (TBW), extracellular water<br />
(ECW), intracellular water (ICW), lean tissue index (LTI) and ratio of ECW on the ICW (E/I).<br />
Results: The percentage of patients with overhydration, normohydration and underhydration<br />
was 57.3%; 31.7% and 11.0%. ECW/TBW was higher, ICW/TBW was lower than normal<br />
physiologic index (46.52% versus 45% and 53.48% versus 55%), increased E/I, decreased LTI<br />
were 47.6% and 57.3%, respectively. OH had negative correlation with LTI (r = - 0.32, p < 0.05)<br />
and positive correlation with E/I (r = 0.817, p < 0.01). Conclusion: Dialysis patients have toward<br />
the fluid overload, the majority were overhydration extracellular water.<br />
* Key words: Hemodialysis; Dry weight; BCM; Fluid index.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 211<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đình Dương (drduong276@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/01/2016<br />
<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cân bằng tình trạng dịch trong cơ thể<br />
BN LMCK là một yếu tố rất quan trọng<br />
liên quan đến hiệu quả điều trị và chất<br />
lượng cuộc sống. Tình trạng dịch lý<br />
tưởng cần đạt được tương ứng với khái<br />
niệm trọng lượng khô. Do nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau, BN LMCK có thể mất<br />
cân bằng lượng dịch trong cơ thể như<br />
thừa dịch, ứ dịch nội hoặc ngoại bào, đôi<br />
khi cũng xảy ra thiếu dịch. Những biến đổi<br />
liên quan đến thừa hoặc thiếu dịch đều<br />
ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ<br />
gây biến chứng và chất lượng cuộc sống<br />
của BN. Có nhiều phương pháp xác định,<br />
đánh giá tình trạng dịch cơ thể, nhưng sử<br />
dụng BCM là phương pháp không xâm<br />
nhập, cho kết quả nhanh với độ chính xác<br />
cao. Đề tài nghiên cứu nhằm:<br />
- Khảo sát một số chỉ số dịch và thành<br />
phần cơ thể xác định bằng thiết bị BCM ở<br />
BN LMCK.<br />
- Tìm mối tương quan giữa tình trạng<br />
dịch với tỷ số dịch ngoại bào/dịch nội bào<br />
và chỉ số mô cơ.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên<br />
82 BN LMCK > 1 tháng với các nguyên<br />
nhân gây suy thận, thời gian lọc máu<br />
khác nhau. BN đều dùng biện pháp điều<br />
trị tương đồng, phù hợp với đặc điểm của<br />
từng BN. Tại thời điểm nghiên cứu, không<br />
có biến chứng cấp hoặc bệnh cấp tính.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
BN được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng,<br />
xét nghiệm máu và xác định thành phần<br />
112<br />
<br />
cơ thể bằng thiết bị BCM trước cuộc lọc<br />
máu đầu tiên trong tuần.<br />
Phương pháp xác định các chỉ số<br />
thành phần cơ thể: BN ở tư thế nằm, mắc<br />
điện cực vào 4 vị trí ở chân và tay, nhập<br />
dữ liệu của BN vào máy: tên, tuổi, huyết<br />
áp, chiều cao, cân nặng.<br />
<br />
Hình 1: Các vị trí mắc điện cực.<br />
Máy hoạt động theo nguyên lý: khi<br />
dòng điện truyền qua các tổ chức, cấu<br />
trúc có trở kháng khác nhau sẽ có điện<br />
thế tương ứng. Bằng một phần mềm cài<br />
đặt sẵn trong máy sẽ cho ra kết quả cần<br />
xác định. Đề tài sử dụng một số chỉ số để<br />
phân tích bao gồm: tình trạng dịch (l);<br />
tổng lượng nước cơ thể (l), dịch ngoại<br />
bào (l), dịch nội bào (l), chỉ số mô cơ, tỷ<br />
số dịch nội bào/dịch ngoại bào. Một số chỉ<br />
số tham chiếu sử dụng để phân tích số<br />
liệu: dịch nội bào/tổng lượng dịch cơ thể:<br />
55%, dịch ngoại bào/tổng lượng dịch cơ<br />
thể: 45%. Đánh giá tình trạng dịch khi<br />
thiếu dịch < - 1 lít; bình thường từ - 1 đến<br />
1 lít, thừa dịch > 1 lít. Chỉ số mô cơ và tỷ<br />
số dịch nội bào/dịch ngoại bào tự máy sẽ<br />
phân theo 3 mức: giảm, bình thường,<br />
tăng [4, 6].<br />
Xử lý số liệu: bằng phần mềm EpiCalc<br />
2000.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
31,7%<br />
<br />
57,3% THIẾU DỊCH<br />
BÌNH THƯỜNG<br />
THỪA DỊCH<br />
<br />
11,0%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN dựa vào chỉ số tình trạng dịch.<br />
BN thừa dịch có tỷ lệ cao hơn so với BN thiếu dịch hoặc dịch bình thường.<br />
46.52<br />
<br />
53.49<br />
<br />
45<br />
<br />
55<br />
<br />
BỆNH NHÂN<br />
BÌNH THƯỜNG<br />
<br />
ECW/TBW<br />
<br />
ICW/TBW<br />
<br />
Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ dịch ngoại bào, nội bào/tổng lượng dịch của BN với hằng số<br />
sinh lý bình thường.<br />
Tỷ lệ dịch ngoại bào/tổng lượng dịch cao hơn; tỷ lệ dịch nội bào/tổng lượng dịch<br />
thấp hơn so với hằng số sinh lý bình thường.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ BN dựa vào các mức E/I và chỉ số mô cơ (n = 82).<br />
Mức độ<br />
Chỉ số<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
E/I<br />
<br />
7<br />
<br />
8,5<br />
<br />
36<br />
<br />
43,9<br />
<br />
39<br />
<br />
47,6<br />
<br />
Chỉ số mô cơ<br />
<br />
47<br />
<br />
57,3<br />
<br />
35<br />
<br />
42,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
- BN có tăng E/I chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức thấp hoặc bình thường.<br />
- Chỉ số mô cơ chỉ phân bố ở 2 mức thấp và bình thường, trong đó chỉ số mô cơ ở<br />
mức thấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình thường.<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
OH (lít)<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tương quan giữa tình trạng dịch với chỉ số mô cơ.<br />
Tình trạng dịch tương quan nghịch mức độ ít với chỉ số mô cơ.<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tương quan giữa tình trạng dịch và tỷ lệ dịch ngoại bào/nội bào.<br />
Tình trạng dịch tương quan thuận, mức độ rất chặt với E/I.<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm tình trạng dịch và thành<br />
phần cơ thể ở BN LMCK.<br />
Sự cân bằng tình trạng dịch cơ thể nói<br />
chung, dịch nội bào, ngoại bào nói riêng<br />
là yếu tố rất quan trọng trong quá trình<br />
điều trị BN LMCK. Do nhiều nguyên nhân<br />
khác nhau có thể xảy ra tình trạng thiếu<br />
dịch, cân bằng dịch hoặc thừa dịch hay<br />
còn gọi là quá tải thể tích. Khi thiếu hoặc<br />
quá tải dịch đều gây ảnh hưởng cho BN.<br />
Qua khảo sát 82 BN LMCK nhận thấy<br />
57,3% trường hợp quá tải dịch, trong khi<br />
31,7% BN có lượng dịch đạt tình trạng<br />
cân bằng, 11,0% BN thiếu dịch. Điều này<br />
114<br />
<br />
cho thấy BN LMCK có xu hướng quá tải<br />
dịch chiếm tỷ lệ cao. Nguyễn Thị Thủy<br />
(2013) sử dụng thiết bị BCM đã xác định<br />
71,2% BN LMCK có thừa dịch, chủ yếu là<br />
tăng thể tích dịch ngoại bào [2]. Nguyễn<br />
Thị Thu Hương (2011) qua khảo sát lâm<br />
sàng và natri dịch ngoại bào cũng nhận<br />
thấy 68,4% BN LMCK thừa dịch [1]. Zhu<br />
F và CS (2006) đã áp dụng thiết bị BCM<br />
xác định tỷ lệ BN LMCK nhận thấy tỷ lệ<br />
quá tải dịch là 36,2%, trong số này chủ<br />
yếu là BN đái tháo đường và tăng huyết<br />
áp [8]. Tác giả cũng nhận xét sử dụng<br />
thiết bị BCM để xác định tình trạng dịch,<br />
chỉ số thành phần cơ thể cho kết quả<br />
tương đương với phương pháp sử dụng<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
phóng xạ hoặc MRI [7]. Mất cân bằng<br />
dịch ở BN LMCK chủ yếu là tăng thể tích<br />
dịch ngoại bào, làm cho lượng dịch nội<br />
bào giảm so với tỷ lệ sinh lý bình thường.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ dịch<br />
ngoại bào/tổng lượng dịch toàn bộ cơ thể<br />
cao hơn, ngược lại tỷ lệ dịch nội bào/tổng<br />
lượng dịch toàn bộ cơ thể thấp hơn so<br />
với mức sinh lý bình thường. Đây cũng là<br />
biểu hiện hay gặp ở BN LMCK [3]. Khi<br />
phân tích tỷ số lượng dịch ngoại<br />
bào/lượng dịch nội bào nhận thấy có 3<br />
tình trạng phân bố dịch, bao gồm thấp,<br />
bình thường và tăng, BN có tăng E/I<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ BN có E/I<br />
bình thường hoặc thấp (47,6%; 43,9% và<br />
8,5%). Kết quả trên cũng phù hợp với<br />
nghiên cứu của các tác giả khác [4, 5].<br />
Khi mất cân bằng thể tích dịch, trong cơ<br />
thể sẽ có biểu hiện biến đổi các thành<br />
phần khác trong đó có chỉ số mô cơ.<br />
Trong số BN nghiên cứu, chỉ số mô cơ<br />
phân bố ở 2 tình trạng thấp và bình<br />
thường, trong đó BN có chỉ số mô có thấp<br />
chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình<br />
thường (57,3% so với 42,7%). Đây cũng<br />
là mối liên quan logic giữa các thành<br />
phần khối cơ thể [6].<br />
2. Mối tƣơng quan giữa tình trạng<br />
dịch với tỷ số E/I và chỉ số mô cơ.<br />
Tình trạng dịch trong cơ thể có mối liên<br />
quan mật thiết với nhau, liên quan với chỉ<br />
số mô cơ, huyết áp, bảo tồn nước tiểu ở<br />
BN LMCK. Khi có hiện tượng quá tải thể<br />
tích, tăng lượng dịch ngoại bào sẽ kèm<br />
theo giảm khối lượng cơ, tăng huyết áp<br />
khó kiểm soát, suy tim [5, 6]. Kết quả<br />
nghiên cứu trên 82 BN thấy khi thể tích<br />
dịch cơ thể càng tăng, chỉ số mô cơ càng<br />
giảm. Đây cũng là biểu hiện mối liên quan<br />
giữa các thành phần trong cơ thể. Nếu<br />
tình trạng dịch tương quan nghịch, mức<br />
<br />
độ ít có ý nghĩa với chỉ số mô cơ thì lại<br />
tương quan thuận mức độ rất chặt với tỷ<br />
số dịch ngoại bào/dịch nội bào. Chính vì<br />
vậy, theo khuyến cáo của Hội Thận học<br />
và Lọc máu, cần điều chỉnh đồng thời cả<br />
tổng lượng dịch của cơ thể cũng như<br />
lượng dịch ngoại bào, nội bào ở mức phù<br />
hợp mới đạt được tình trạng trọng lượng<br />
khô, đạt hiệu quả điều trị và chất lượng<br />
cuộc sống cho BN [4, 5].<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát chỉ số dịch và thành phần cơ<br />
thể ở 82 BN LMCK bằng thiết bị BCM<br />
chúng tôi rút ra kết luận:<br />
* Đặc điểm tình trạng dịch và thành<br />
phần cơ thể:<br />
- BN có xu hướng quá tải dịch, bao<br />
gồm tổng lượng dịch của cơ thể và dịch<br />
ngoại bào.<br />
- BN thừa dịch chiếm tỷ lệ cao hơn so<br />
với BN có lượng dịch bình thường hoặc<br />
thiếu dịch (57,3%; 31,7%; 11,0%).<br />
- Tỷ lệ E/I cao hơn; tỷ lệ dịch nội<br />
bào/tổng lượng dịch cơ thể thấp hơn so<br />
với chỉ số sinh lý bình thường.<br />
- BN có tăng dịch ngoại bào/dịch nội<br />
bào chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình<br />
thường và thấp (47,6%; 43,9% và 8,5%).<br />
- Chỉ số mô cơ phân bố ở 2 mức thấp<br />
và bình thường, trong đó mức thấp chiếm<br />
tỷ lệ cao hơn (57,3% và 42,7%).<br />
* Mối tương quan giữa tình trạng dịch<br />
với chỉ số mô cơ và tỷ số E/I:<br />
- Tình trạng dịch tương quan nghịch<br />
mức độ ít có ý nghĩa với chỉ số mô cơ<br />
(r = -0,32, p < 0,05).<br />
+ Tình trạng dịch tương quan thuận<br />
mức độ rất chặt với tỷ số E/I (r = 0,817,<br />
p < 0,01).<br />
115<br />
<br />