Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 13
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2024
PGS.TS. Tô Ngọc Hưng
Trường Đại học Hòa Bình
Tác giả liên hệ: tnhung@daihochoabinh.edu.vn
Ngày nhận: 22/11/2024
Ngày nhận bản sửa: 04/12/2024
Ngày duyệt đăng: 24/12/2024
Tóm tắt
Kinh tế thế giới năm 2024 đối mặt với nhiều thách thức, như: tăng trưởng chậm và không đều,
thương mại toàn cầu vẫn bấp bênh, bất ổn chính trị xung đột quân sự kéo dài v.v.. Trước diễn
biến tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới nhiều biến động phức tạp, khó lường, kinh tế Việt Nam
tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng, lạm phát tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc
hội đề ra. Năm 2024, Việt Nam khép lại với nhiều điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng, tạo thế
lực để toàn ngành cùng đất nước bước sang kỷ nguyên mới vươn mình, phát triển, giàu mạnh. Bài
viết này với mục tiêu tổng kết thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) năm 2024
của NHNN, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục,
đồng thời, đề xuất các kiến nghị thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác điều hành CSTT tại Việt
Nam trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lạm phát, lãi suất, cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.
The Current Situation of Implementing and Managing Monetary Policy by the State Bank of
Vietnam in 2024
Assoc. Prof., Dr. To Ngoc Hung
Hoa Binh University
Corresponding Author: tnhung@daihochoabinh.edu.vn
Abstract
The global economy in 2024 faces many challenges, such as slow and uneven growth, inflation
cooling down in many countries, and reduced policy interest rates. In the context of a volatile and
unpredictable global economic and geopolitical situation, Vietnam's economy continues to main-
tain its recovery momentum, with inflation controlled at a stable level. By the end of 2024, Vietnam
has achieved many positive outcomes in the management of monetary policy by the State Bank of
Vietnam (SBV). These results provide an important foundation, creating strength and potential for
the entire industry and the country to step into a new era of growth, development, and prosperity.
This article aims to summarize the current situation of monetary policy management in 2024 by the
SBV, evaluate the achievements, highlight the existing shortcomings that need to be addressed, and
propose suitable recommendations to enhance the effectiveness of monetary policy management in
Vietnam in the upcoming period.
Keywords: SBV, monetary policy, credit, exchange rates, inflation, interest rates, restructuring the
banking system, handling bad debts.
14 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
1. Đặt vấn đề
Năm 2024 năm bứt phá ý nghĩa đặc
biệt quan trọng quyết định thành công việc thực
hiện các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh
tế - hội giai đoạn 2021-2025, tạo nền tảng
quan trọng hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIV. Trong khi nền kinh tế toàn cầu
năm 2024 đối mặt với nhiều thách thức, như:
tăng trưởng chậm không đều, thương mại
toàn cầu vẫn bấp bênh, bất ổn địa chính trị
xung đột quan sự kéo dài, nền kinh tế Việt Nam
vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực với các động
lực tăng trưởng chủ yếu bao gồm hoạt động
sản xuất công nghiệp, khả năng thu hút giải
ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kim
ngạch xuất khẩu tăng, sự phục hồi khả quan của
ngành du lịch. Đặc biệt, lạm phát trong nước
đang được kiểm soát một cách hợp lý, phù hợp
với các mục tiêu đã đề ra, giúp tạo ra tiền đề
vững chắc cho nền kinh tế. Lạm phát của năm
2024 tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu
Quốc hội đề ra (Tổng cục Thống kê, 2025).
Trên cơ sở những kết quả và bài học từ năm
2023, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN
Chỉ thị 02/CT-NHNN vào đầu năm 2024 để
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, bao
gồm chuyển đổi số đảm bảo an ninh thông tin
trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, NHNN
cũng chủ động theo dõi diễn biến kinh tế thế
giới và trong nước để triển khai các giải pháp hỗ
trợ doanh nghiệp người dân trong việc tiếp
cận vốn tín dụng, phục hồi sản xuất kinh doanh,
nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn đảm
bảo ổn định kinh tế mô, kiểm soát lạm phát
và an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
hoạt động điều hành CSTT tại Việt Nam đã
đang gặp nhiều khó khăn thách thức do
độ mở lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới phục
hồi chưa bền vững, rủi ro lạm phát đang hiện
hữu tỷ lệ lãi suất USD tại thị trường quốc
tế vẫn mức cao. Trong tương lai gần, công
tác này càng phải thận trọng hơn trước những
thay đổi của bối cảnh thực tiễn. Theo dự báo
của IMF, năm 2025, tăng trưởng kinh tế toàn
cầu đạt 3,2%, với sự hỗ trợ từ việc các Ngân
hàng Trung ương tiếp tục giảm lãi suất, trong
khi lạm phát thể tiếp tục giảm, giúp hỗ trợ
tăng trưởng toàn cầu đạt 4,3% (IMF, 2024). Việt
Nam vào năm 2025 được dự báo sẽ gặp thuận
lợi trong tăng trưởng nhờ vào các chính sách hỗ
trợ, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách
thức liên quan đến sự phục hồi toàn cầu, FDI
và các yếu tố kinh tế vĩ mô từ các nước lớn như
Mỹ, châu Âu Trung Quốc. Sự biến động giá
cả hàng hóa thách thức từ chuỗi cung ứng
cũng sẽ tác động tới tăng trưởng GDP của Việt
Nam trong năm 2025, với mức tăng trưởng ước
tính trong khoảng 6,1% đến 7,0%.
Từ những lý do trên, việc nhìn nhận lại một
cách khoa học, chi tiết thực trạng triển khai,
điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam là vấn đề vô cùng cấp
bách. Do đó, bài viết này được thực hiện với
mục tiêu tổng kết thực trạng công tác điều hành
CSTT năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra
những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng
thời, đề xuất các kiến nghị thích hợp để nâng
cao hiệu quả công tác điều hành CSTT tại Việt
Nam trong năm 2025 và giai đoạn tới.
2. Kết quả thực hiện chính sách tiền tệ năm 2024
Trong năm 2024, NHNN đã tiếp tục triển
khai chính sách tiền tệ linh hoạt hiệu quả,
điều chỉnh các công cụ tiền tệ để phù hợp với
biến động thị trường. Một điểm nhấn quan trọng
việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở, với
các phiên chào mua và bán giấy tờ có giá, nhằm
duy trì thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và
đảm bảo nguồn vốn cho các ngành kinh tế. Đặc
biệt, NHNN đã thực hiện hai lần giảm lãi suất
chào mua giấy tờ trong cuối năm, từ 4,5% xuống
4,0%, nhằm ổn định thị trường tiền tệ (NHNN,
2024). Song song với kiểm soát lạm phát, CSTT
năm 2024 cũng tập trung vào thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Các quyết định điều chỉnh lãi
suất và cải thiện môi trường đầu tư đã nâng cao
khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp.
NHNN cũng hợp tác với các tổ chức tín dụng để
thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi, khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, qua đó,
hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế và
giải quyết các khó khăn doanh nghiệp gặp
phải trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch.
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 15
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
2.1. Thực trạng công tác điều hành lãi suất
Trong suốt năm 2024, NHNN vẫn duy trì
các mức lãi suất điều hành không thay đổi, nhằm
tạo ra một môi trường lãi suất ổn định, điều cần
thiết để hỗ trợ nền kinh tế tăng cường khả
năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp cũng như
người tiêu dùng. Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo
đối với các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động.
Kết quả mong muốn từ chỉ đạo này sự gia
tăng khả năng cạnh tranh của TCTD trên thị
trường, từ đó, thể giảm lãi suất cho vay đến
mức hợp lý, phục vụ nhu cầu vốn ngày càng cao
trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau những thách
thức trước đó.
Bên cạnh đó, NHNN còn đưa ra yêu cầu
đối với tổ chức tín dụng (TCTD) về việc công
khai lãi suất cho vay bình quân, cũng như đưa
ra thông tin chi tiết về tình hình chênh lệch giữa
lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay. Mục tiêu
của yêu cầu này nhằm tăng cường tính minh
bạch sự cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng, đồng thời, tạo điều kiện cho người tiêu
dùng, họ có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm vay
phù hợp với nhu cầu tài chính của mình. Hơn
nữa, NHNN đã chỉ đạo rằng thông tin về các
gói tín dụng, các sản phẩm xét duyệt cũng cần
phải được công bố ràng trên các trang thông
tin điện tử của các ngân hàng. Điều này không
chỉ giúp khách hàng có thêm nhiều thông tin bổ
ích, liên quan đến chi phí vay các điều kiện
vay mượn, còn giúp khuyến khích sự tham
gia của khách hàng vào thị trường tín dụng một
cách chủ động hơn.
Nhờ vào những biện pháp chính sách
này, lãi suất cho vay đối với các giao dịch phát
sinh mới tại các ngân hàng thương mại trong
năm 2024 đã tiếp tục xu hướng giảm. Việc
giảm lãi suất cho vay góp phần kiểm soát được
lạm phát mức 3,69% trong 11 tháng đầu năm
2024. Điều này đã góp phần vào việc hỗ trợ
nền kinh tế đạt mức tăng trưởng ấn tượng lên
tới 6,82%. Những nỗ lực này không chỉ củng cố
niềm tin của người dân doanh nghiệp trong
hệ thống tài chính còn tạo lập môi trường
thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển bền vững
của nền kinh tế trong thời gian tới. Thông qua
các chính sách hợp đồng bộ, NHNN đã
chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong
việc điều hành nền kinh tế, đặc biệt là trong bối
cảnh đầy thách thức của nền kinh tế thế giới
trong nước.
2.2. Thực trạng công tác điều hành tỷ giá, thị
trường ngoại hối và thị trường vàng
Trong năm 2024, thị trường ngoại tệ tỷ
giá đã phải đối diện với những áp lực lớn
phức tạp, sự biến động nhanh chóng. Trong
giai đoạn nửa đầu năm từ đầu tháng 10 trở đi,
tỷ giá đã chịu áp lực tăng mạnh do những diễn
biến khó lường từ kinh tế - chính trị quốc tế.
Cụ thể, việc đồng USD tăng giá đã làm gia tăng
những thách thức, cùng với những yếu tố khó
khăn trong nước như: tình trạng chênh lệch lãi
suất giữa VND và USD trên thị trường liên ngân
hàng vẫn duy trì mức âm, sự mất cân đối
trong cung cầu ngoại tệ trong nhiều giai đoạn.
Trước bối cảnh đó, NHNN đã thực hiện
điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, kịp thời
phù hợp, giúp hấp thụ những sốc từ bên
ngoài. NHNN đã phối hợp sử dụng đồng bộ
các công cụ chính sách tiền tệ để hạn chế các
áp lực lên tỷ giá. Trong những thời điểm áp
lực lớn, NHNN đã công bố phương án sẵn sàng
bán ngoại tệ cho các TCTD nhằm hỗ trợ thanh
khoản cho thị trường, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
của nền kinh tế. Những nỗ lực này không chỉ
bình ổn thị trường ngoại tệ còn góp phần
quan trọng vào việc ổn định nền kinh tế
kiểm soát lạm phát. Nhờ vào các biện pháp
điều hành can thiệp ngoại tệ của NHNN,
thị trường ngoại tệ tiếp tục duy trì được sự ổn
định, tâm thị trường được giữ vững, thanh
khoản ngoại tệ thông suốt tất cả những nhu
cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được
đáp ứng đầy đủ. Tỷ giá cũng diễn biến linh
hoạt, với mức mất giá của VND phù hợp với
xu hướng chung của các đồng tiền khác trong
khu vực và trên toàn cầu.
Liên quan đến thị trường vàng, trong năm
2024, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã
báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị
định số 24/2012/NĐ-CP về quản hoạt động
kinh doanh vàng. NHNN nỗ lực bổ sung và sửa
đổi nghị định này để nâng cao hiệu quả quản
trong bối cảnh mới.
16 Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình - Số Đặc biệt - Tháng 12.2024
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Để giảm chênh lệch giá vàng miếng giữa
thị trường nội địa quốc tế, NHNN đã tổ
chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng 47
phiên bán vàng SJC trực tiếp, cung cấp khoảng
361.400 lượng vàng SJC, tương đương 13,55
tấn. Những nỗ lực này giúp giảm chênh lệch
giá vàng trong nước còn khoảng 3-5 triệu
đồng/lượng (NHNN, 2024).
Ngoài ra, NHNN đã phối hợp với các Bộ,
ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra xử
nghiêm các vi phạm liên quan đến kinh doanh
vàng, như buôn lậu và thao túng thị trường. Qua
đó, việc quản hiệu quả thị trường vàng
ngoại hối đã góp phần kiểm soát lạm phát và ổn
định nền kinh tế vĩ mô.
Việc quản chặt chẽ, hiệu quả thị trường
ngoại hối thị trường vàng của NHNN trong
năm 2024 đã góp quan trọng trong việc kiểm
soát lạm phát, ổn định thị trường tài chính ngân
hàng và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
2.3. Thực trạng công tác điều hành tín dụng
Trong năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng
kinh tế khoảng 6-6,5% và lạm phát 4-4,5% theo
yêu cầu của Quốc hội Chính phủ, NHNN đã
định hướng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống
vào khoảng 15%, điều này sẽ được điều chỉnh
theo thực tế của nền kinh tế. NHNN đã giao chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD công
khai nguyên tắc xác định chỉ tiêu.
Thực hiện chỉ đạo từ Chính phủ, NHNN đã
điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các
TCTD hai lần trong năm 2024, vào ngày 28/8
28/11/2024, đảm bảo tính công khai minh
bạch, đồng thời, kiểm soát lạm phát. NHNN cũng
tiếp tục dỡ bỏ các biện pháp giao chỉ tiêu, tạo điều
kiện cho TCTD hoạt động linh hoạt hơn.
Để duy trì sự an toàn cho hệ thống ngân
hàng ổn định thị trường tiền tệ, NHNN yêu
cầu TCTD thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về
tiền tệ và tín dụng. Tăng trưởng tín dụng phải an
toàn hiệu quả, giúp hạn chế nợ xấu đảm
bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. NHNN
khuyến khích cấp tín dụng cho các lĩnh vực sản
xuất và kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh
vực rủi ro cao, đồng thời, yêu cầu TCTD tuân
thủ quy định pháp luật tăng cường quản
rủi ro tín dụng.
Tính đến ngày 13/12/2024, tổng tín dụng
của nền kinh tế đã tăng 12,5% so với cuối năm
2023, và tăng 16,51% so với cùng kỳ năm 2023
(NHNN, 2024). Theo quy luật mùa vụ, tín dụng
thường xu hướng tăng cao vào những tháng
cuối năm để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ
thanh toán, giải ngân, mở rộng sản xuất kinh
doanh tiêu dùng trong dịp cuối năm Tết
Nguyên đán. Những tín hiệu tích cực trên là căn
cứ để khẳng định mục tiêu tăng trưởng tín dụng
cho năm 2024 có khả năng sẽ đạt được.
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức cho người dân doanh nghiệp, bên
cạnh các giải pháp điều hành tín dụng và giảm lãi
suất, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp đồng
bộ như: Hoàn thiện khung pháp với những
quy định mới để đơn giản hóa thủ tục vay vốn,
cho phép khách hàng vay qua môi trường số; Tổ
chức hội nghị trực tuyến toàn ngành để thúc đẩy
tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tăng
trưởng kinh tế, đồng thời, làm việc trực tiếp tại
các địa phương để tháo gỡ khó khăn trong việc
tiếp cận vốn; Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
để đối thoại trực tiếp, nắm bắt khó khăn trong
tiếp cận vốn xử kịp thời; Đẩy mạnh hỗ trợ
các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất lương thực,
phê, và nhà ở, đồng thời, yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính, tối ưu hóa quy trình tín dụng áp
dụng công nghệ số; Nâng cao thông tin tín dụng,
tạo thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của người dân
doanh nghiệp; Giáo dục tài chính thông qua
nhiều hoạt động truyền thông. Song song với
các biện pháp, nhiều chương trình tín dụng cũng
được triển khai, bao gồm (NHNN, 2024):
- Chương trình 120.000 tỷ đồng: Đã 9
ngân hàng đăng tham gia, với tổng số tiền
145.000 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân 1.903 tỷ
đồng cho nhà ở xã hội.
- Chương trình tín dụng cho lâm sản, thủy
sản: Quy chương trình đạt 60.000 tỷ đồng,
với doanh số giải ngân khoảng 50.000 tỷ đồng
phục vụ hơn 12.000 khách hàng.
- Chương trình hỗ trợ sản xuất lúa gạo:
NHNN hợp tác với các Bộ để xây dựng chương
trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến tiêu
thụ lúa gạo chất lượng cao tại Đồng bằng Sông
Cửu Long.
Số Đặc biệt - Tháng 12.2024 - Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 17
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Một điểm sáng của công tác điều hành tín
dụng trong năm 2024 các giải pháp hỗ trợ
khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão
Yagi kịp thời, nhanh chóng và thiết thực.
Trước thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi),
ngành Ngân hàng đã nhanh chóng triển khai
giải pháp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.
NHNN ban hành 4 văn bản (2 công văn, 1 quyết
định 1 chỉ thị) yêu cầu các TCTD thực hiện
các biện pháp như: cấu lại thời hạn trả nợ,
miễn giảm lãi vay, hạ lãi suất cung cấp cho
vay mới. NHNN tổ chức hội nghị trực tuyến
với Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố bị ảnh
hưởng để triển khai các biện pháp hỗ trợ. Các
TCTD đã công khai các gói tín dụng với cam kết
hỗ trợ lên đến 405.000 tỷ đồng cho vay mới
giảm lãi suất, trong đó khoảng 300.000 tỷ đồng
dành cho khôi phục sản xuất (NHNN, 2024).
Ngoài ra, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 1510/QĐ-TTg quy định
về phân loại tài sản, mức trích lập dự phòng rủi
ro, phương pháp xử đối với khoản nợ của
khách hàng gặp khó khăn do bão. Đồng thời,
cũng ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN
cho phép TCTD cấu lại thời hạn trả nợ cho
khách hàng bị thiệt hại.
2.4. Thực trạng công tác cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu
Ngành Ngân hàng đã thực hiện Đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử
nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, tập trung vào
xử các TCTD yếu kém cấu lại ngân
hàng thương mại theo chỉ đạo của quan
thẩm quyền. Ngân hàng thương mại nhà nước
chủ động nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát
nợ xấu, đặc biệt phục vụ khu vực nông thôn,
trong khi các ngân hàng cổ phần tối ưu hóa quản
trị và giảm đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao.
Đối với các ngân hàng trong diện kiểm
soát đặc biệt, NHNN đã chuyển giao bắt buộc
cho Ngân hàng Xây dựng (CBBank) Ngân
hàng Đại dương (Oceanbank) theo Nghị quyết
của Chính phủ, đồng thời, dự kiến thực hiện
chuyển giao cho Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu
(GPBank). NHNN cũng đang chỉ đạo soát
phương án chuyển giao Ngân hàng Đông Á để
trình Chính phủ trước ngày 20/12/2024, đã
yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn (SCB) xây dựng phương án cơ cấu lại theo
quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng.
Năm 2024, nợ xấu xu hướng gia tăng
do bất ổn kinh tế, với tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt
1,96% tổng tỷ lệ nợ xấu 3,28% vào cuối
tháng 10. NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp
kiểm soát xử nợ xấu, xử được 247,02
nghìn tỷ đồng chủ yếu từ khách hàng trả nợ
dự phòng rủi ro, trong khi VAMC cũng tham gia
vào việc mua nợ để xử nợ xấu (NHNN, 2024).
3. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách
tiền tệ năm 2024
3.1. Những kết quả đạt được
Năm 2024, mặc gặp nhiều khó khăn
thách thức trong công tác điều hành CSTT
giải pháp tín dụng, ngành Ngân hàng đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận dưới sự
chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Thủ tướng
Chính phủ. Những thành tựu này thể hiện sự nỗ
lực và quyết tâm cao của Ban Lãnh đạo NHNN
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đóng
góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Một trong những kết quả nổi bật việc
NHNN đã chủ động điều hành CSTT trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu biến động lớn, giúp kiểm
soát lạm phát củng cố nền tảng ổn định kinh
tế mô. Công tác này không chỉ giúp duy trì
mức lãi suất thấp, mà còn định hướng thị trường
giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2024, NHNN đã nỗ lực điều
hành tỷ giá linh hoạt, giữ cho thị trường ngoại tệ
ổn định, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh
tế. Tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt theo biến
động thị trường các xu hướng toàn cầu. Trong
lĩnh vực vàng, NHNN đã thực hiện các giải pháp
hiệu quả nhằm bình ổn thị trường, giúp thu hẹp
đáng kể chênh lệch giữa giá vàng trong nước và
quốc tế. Đồng thời, NHNN cũng đã hoàn thiện
báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/
NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng.
Công tác điều hành tăng trưởng tín dụng
cũng được đổi mới, thông qua việc NHNN chủ
động điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng theo tình hình
kinh tế không cần đề nghị từ phía TCTD.
Những giải pháp như: tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp cận vốn tháo gỡ khó khăn trong