
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5
311
NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG VẢI PHẾ THẢI TRONG SẢN XUẤT
POLIME COMPOSITE THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Phạm Thị Ngọc Lan1, Dương Thị Huyền2, Trần Thị Thanh3, Lê Thị Trang4
1Đại Học Thủy lợi, email:NgocLanmt@tlu.edu.vn
2Đại học Thủy lợi, email: Huyendt17@wru.vn
3Đại học Thủy lợi, email: Thanhtt17@wru.vn
4Đại học Thủy lợi, email: Tranglt17@wru.vn
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong quá trình hiện đại
hóa đất nước khiến cho nhu cầu xây dựng cơ
sở hạ tầng, công trình xây dựng ngày càng
gia tăng và đòi hỏi các vật liệu có tính tối ưu
vừa đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ và có
tính kinh tế. Composite là vật liệu có thể đáp
ứng được những yêu cầu đó. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất vẫn còn gặp phải một số
khó khăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người sản xuất. Trong khi đó, hàng năm một
lượng lớn vải phế thải từ ngành dệt may chưa
có biện pháp xử lý phù hợp dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu đề xuất ý tưởng và tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tái sử dụng
vải phế thải trong sản xuất polime composite
theo hướng thân thiện với môi trường và khả
năng ứng dụng trong thực tế".
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Chuẩn bị vải phế thải, vải thủy tinh
(MAT)
Vải phế thải thu thập từ các xưởng dệt
may, hiệu may và hộ gia đình sau đo được
phơi khô sau đó cắt thành các mảnh nhỏ với
các kích thước nhất định.
Vải thủy tinh được mua tại các cửa hàng
(hình 1).
Hình 1: Vải phế thải và vải thủy tinh
2.2. Chuẩn bị nhựa polieste không no và
chất đóng rắn
Nhựa polieste không no được sử dụng
trong thí nghiệm là nhựa R8202 được sử
dụng phổ biến trong trong việc sản xuất các
sản phẩm composite. Chất đóng rắn butanox
(C6H19O6) với vai trò là chất khơi mào cho
phản ứng trùng hợp polime, tỷ lệ chất này
trong hỗn hợp với nhựa R8202 đóng vai trò
quyết định thời gian đóng rắn của hỗn hợp.
2.3. Chế tạo các mẫu thí nghiệm
Để đảm bảo tính đồng nhất trong các mẫu
quá thí nghiệm, nhóm tiến hành chế tạo vật
liệu từ cùng một loại vải. Vật liệu được chết
taoj theo phương pháp trải bằng tay, vải được
trải từng lớp trên khuôn bằng mica, cứ một
lớp vải được phủ một lớp nhựa. Mặt trên
cùng cũng trải tiếp một lớp mica để làm
phẳng khuôn và cuối cùng là ép bề mặt bằng
gạch men phẳng nhằm tạo chiều dày đồng
đều cho vật liệu. Mẫu vật liệu sau đó được
cắt theo tiêu chuẩn và đo đạc các tính chất
vật lý. Các mẫu thí nghiệm được đo và kiểm
chứng tại 2 phòng thí nghiệm: Trung tâm