intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả tích cực

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

76
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài năm gần đây, diễn biến thời tiết ở các vụ sản xuất trong năm ở tỉnh ta đã có những bất thường, hầu như không theo quy luật của nhiều năm; vụ Đông Xuân (ĐX) thường xảy ra mưa lũ muộn, vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài... Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tập trung nghiên cứu, điều chỉnh lịch thời vụ, bố trí sắp xếp cơ cấu giống phù hợp... Sau nhiều lần hội thảo, đánh giá với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành, của ngành chức năng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả tích cực

  1. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả tích cực Vài năm gần đây, diễn biến thời tiết ở các vụ sản xuất trong năm ở tỉnh ta đã có những bất thường, hầu như không theo quy luật của nhiều năm; vụ Đông Xuân (ĐX) thường xảy ra mưa lũ muộn, vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài... Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tập trung nghiên cứu, điều chỉnh lịch thời vụ, bố trí sắp xếp cơ cấu giống phù hợp... Sau nhiều lần hội thảo, đánh giá với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành, của ngành chức năng ở các huyện, thành phố trong tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh đã quyết định điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn 10 ngày so với các năm trước. Cụ thể, vụ ĐX trên chân ruộng 3 vụ gieo sạ từ 1.12; vụ Thu gieo sạ từ ngày 15.5 trở đi. Cơ cấu giống cũng được nghiên cứu và áp dụng theo hướng mở cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Hiện nay tỉ lệ giống lúa cấp 1 được gieo sạ đại trà đạt trên 98% diện tích. Nhờ vậy, năng suất lúa bình quân đạt 57,7 tạ/ha/năm, tăng 3,1% so với năm 2010. Lịch thời vụ và cơ cấu giống của Bình Định được Bộ NN-PTNT đánh giá cao và nghiên cứu, chỉ đạo áp dụng cho toàn vùng trong năm 2012. Trong năm 2011, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với một số công ty giống cây trồng tổ chức khảo nghiệm, sản xuất thử nhiều giống cây trồng có triển vọng để từng bước chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả. Từ 7 tập đoàn giống lúa
  2. ngắn ngày, trung ngày, giống chịu phèn mặn và lúa lai với trên 100 giống lúa các loại từ các viện nghiên cứu, công ty giống cây trồng trong cả nước, cùng với 4 mô hình khảo nghiệm sản xuất thử ở 4 tiểu vùng sinh thái của tỉnh, đến nay, sơ bộ đã chọn lọc, bình tuyển được 21 giống lúa có triển vọng, có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và đang tiếp tục tuyển chọn trong năm 2012. Về cây công nghiệp như mía, đậu phụng…, Công ty cổ phần Đường Bình Định đã đưa vào khảo nghiệm sản xuất nhiều giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt như giống mía K88-65, K88-92, K88-95, VN 84-4137… Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã phối hợp với Công ty cổ phần Đường Bình Đinh xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới bằng phương pháp nuôi cấy mô trên giống mía K95-156 (Thái Lan) và giống mía Suphanburi 7 (nhập từ Nhật Bản), đã triển khai thực hiện sản xuất 4 ha/2 giống nhân từ chồi mắt tại xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn và kế hoạch mở rộng 25 ha trong năm 2012. Qua kiểm tra cho thấy kết quả đáng phấn khởi, cây mía mới 7 tháng tuổi nhưng đã có chiều cao trên 2 m, năng suất bình quân trên 100 tấn/ha; đã tạo được niềm tin cho nông dân trong vùng và mở ra triển vọng mới cho nghề trồng mía ở Bình Định. Các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt cây đậu phụng được áp dụng trong sản xuất cũng mang lại hiệu quả khả quan như mô hình sử dụng than trấu và tưới nước hợp lý cho cây đậu phụng trên đất cát tại Phù Cát của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ, đã góp phần cải tạo đất, tăng năng suất; hiệu quả kinh tế tăng 2,36 lần so với đối chứng. Tiến bộ về
  3. ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sẩn thay thế phân urê bón cho cây đậu phụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2