Nghiên cứu về ứng dụng Design thinking trong nội thất
lượt xem 5
download
Chiếc ghế bạn đang ngồi, ngôi nhà bạn đang ở, chiếc smartphone mà bạn mang theo bên người mỗi ngày, hay đơn giản hơn là logo của các nhãn hàng nổi tiếng,… Tất cả những gì xung quanh bạn, mọi thứ do con người làm ra đều đã được thiết kế, dù là ý thức hay vô thức. Chỉ vỏn vẹn một từ “thiết kế“ nhưng ta có thể cảm nhận được nó thể hiện sự đổi mới, sáng tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu về ứng dụng Design thinking trong nội thất
- NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG DESIGN THINKING TRONG NỘI THẤT Lê Minh Phƣơng Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Chiếc ghế bạn đang ngồi, ngôi nhà bạn đang ở, chiếc smartphone mà bạn mang theo bên người mỗi ngày, hay đơn giản hơn là logo của các nhãn hàng nổi tiếng,… Tất cả những gì xung quanh bạn, mọi thứ do con người làm ra đều đã được THIẾT KẾ , dù là ý thức hay vô thức. Chỉ vỏn vẹn một từ “THIẾT KẾ“ nhưng ta có thể cảm nhận được nó thể hiện sự đổi mới, sáng tạo. Thiết kế mang ý nghĩa rộng, không chỉ là vẽ một bản vẽ, mà còn là tinh thần nghiên cứu, tính toán, lên ý tưởng, dựng mô hình. Dù là thiết kế nhanh hay thiết kế quy mô đòi hỏi tính nghiên cứu cao thì tất cả các thiết kế đều mang một giá trị riêng của nó. Ngày nay, bằng cách kết hợp với công nghệ, nhiều thiết kế đã trờ nên vượt bậc hơn ngoài sức mong đợi của con người, những thiết bị, công trình hiện đại, thông minh,.. thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh. Từ khóa: Design thinking, sáng tạo, tư duy, thiết kế, ý tưởng. 1. TỔNG QUAN Có lẽ ý nghĩa quan trọng nhất của thiết kế đó chính là làm cho các ý tưởng trở nên hữu hình, trở thành hiện thực. Ý tưởng được hình thành từ tư duy sáng tạo và nguồn cảm hứng bay bổng. Thế nhưng, bản chất của thiết kế là đặt con người làm trọng tâm, các vấn đề liên quan đến thiết kế đều xoay quanh con người. Bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành đối tượng của thiết kế, chẳng hạn như quần áo, thương hiệu, trường học, linh kiện điện tử,… Việc tạo hình trực tiếp một đối tượng như nghề gốm, công việc kỹ thuật, lập trình, thiết kế đồ họa... cũng được xem là vận dụng tư duy thiết kế. Tóm lại, "Thiết kế" là danh từ chỉ những thứ được tạo ra bởi con người, bên cạnh đó, còn là động từ chỉ quá trình tạo ra, hiện thực hóa ý tưởng. Về cơ bản, thiết kế bao hàm sự vật, hiện tượng, hành động có liên quan đến sáng tạo, cải cách, phát triển, phục vụ cho con người. 2. VÌ SAO PHẢI THIẾT KẾ? Đầu tiên, ta hãy tìm hiểu tầm quan trọng của thiết kế đối với thương mại và thời đại 4.0 ngày nay. Trong một thế giới mà sự cạnh tranh ngày càng tăng cao, có một phong cách, chủ đề riêng là rất quan trọng cho bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào, mục đích chính là giúp thương hiệu dễ nhận biết hơn. Logo công ty là con đường nhanh nhất để nhận diện thương hiệu. Những nhãn hàng nổi tiếng nhất trên thế giới như Apple, Google, Nike hay KFC đều có thể được nhận diện chỉ với logo của họ. Thiết kế logo hay nói cách khác là tạo ra thương hiệu riêng của một tập đoàn dù lớn hay nhỏ là một công đoạn vô cùng quan trọng không thể thiếu trên con đường kinh doanh. Sản phẩm chính là sự GIAO TIẾP giữa nhãn hàng và người tiêu dùng. Vẻ thẩm mỹ của thiết kế có thể truyền đạt những thông điệp mà đôi khi từ ngữ hay quảng cáo không thể làm được, nói cách khác, thiết kế hoạt động như một kênh truyền thông với người tiêu dùng. Bố cục thiết kế hợp lý, màu sắc nhấn nhá tinh tế có thể tạo ra ấn tượng đầu tiên và tăng sự thu hút đối với khách hàng. Một thiết kế tốt tác động sẽ vào thị giác của người tiêu dùng ngay từ những phút đầu tiên. Vì thế, sản phẩm dù có công năng tốt nhưng không thẩm mỹ, không tinh tế thì đa phần sẽ chịu thiệt thòi trước các sản phẩm tuy cùng công năng nhưng lại được đầu tư thẩm mỹ hơn . 71
- Hình 1- Hình 2: Kệ sách Ngôi nhà chính là nơi bình yên nhất trong cuộc sống của mỗi người. Ở đó, mọi vui buồn hay những trạng thái cảm xúc khác nhau đều được thể hiện một cách tự nhiên, thoải mái nhất. Thiết kế nội thất cho ngôi nhà không chỉ là làm cho không gian sống trở nên ấn tượng, đẹp đẽ hơn mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, tâm trạng của con người. Vì thế, khi thiết kế nội thất, cần chọn những gam màu mang đến sự hài hòa, dễ chịu nhất, đồng thời sử dụng và bố trí những món nội thất sao cho hợp lý, khoa học để mọi sinh hoạt trong nhà trở nên thuận tiện, dễ dàng, không gây khó khăn, trở ngại hay sự khó chịu nào. Thiết kế diễn ra hằng ngày, tất cả chúng ta đều “thiết kế” ở một mức độ nào đó, từ giáo viên dạy học bố trí bài giảng, những người nội trợ bố trí thực đơn cho các bữa ăn. Với những công trình công cộng, ngoài kiến trúc thì nội thất giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng, sức khỏe và tinh thần làm việc, nhất là với bệnh viện, trường học hay văn phòng. Với một công ty, thiết kế nội thất đẹp sẽ làm tinh thần của nhân viên vui vẻ, phấn chấn, từ đó hiệu quả làm việc cao hơn. Đặc biệt, khách hàng cũng sẽ có thiện cảm và ấn tượng tốt hơn về công ty, từ đó hợp đồng nhiều hơn, doanh thu không ngừng tăng lên. Thiết kế nội thất lại càng quan trọng với các cửa hàng, nhà hàng, quán café hay địa điểm vui chơi giải trí, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn. Có thể nói, vai trò của thiết kế là vô cùng quan trọng, thiết kế tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các nhãn hàng, doanh nghiệp. Chú trọng vào thiết kế để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm sẽ giúp đẩy nhanh chiến lược kinh doanh. Còn với nhà ở, công trình công cộng, những thiết kế tốt sẽ đem lại sự thoải mái, tiện nghi, thẩm mỹ. Cái đẹp không chỉ để ngắm, mà còn phải cảm nhận, thiết kế luôn tồn tại xung quanh ta, làm cho cuộc sống của ta tốt đẹp hơn, phát triển hơn. 3. DESIGN THINKING Sáng tạo cần được thúc đẩy bằng sự thấu hiểu, nắm bắt được những gì mọi người muốn và cần trong cuộc sống, những gì mọi người thích và không thích về sản phẩm. Trước khi bàn đến “Design Thinking”, ta cần phải hiểu đúng Design là gì. Design được dịch ra tiếng Việt là “Thiết kế”. Bản thân từ này mang ý nghĩa khá rộng nhưng khi được chuyển ngữ và ứng dụng trong hoàn cảnh Việt Nam đã được đơn giản hóa đi nhiều. Một cách tổng quát, “Thiết kế” nên được hiểu là quá trình đưa ý tưởng thành hiện thực. Hiện thực hóa ý tưởng thành một ngôi nhà từng là một bản vẽ kiến trúc, hiện thực hóa ý tưởng biến thông điệp 72
- trở thành tấm poster, banner quảng cáo,… Tất cả những thành phẩm tạo ra là kết quả của quá trình người làm thiết kế biến những thứ trừu tượng thành một thứ rõ ràng hơn, có thể sử dụng được. Vậy Design Thinking là gì? Theo Tim Brown – CEO của IDEO, người khởi xướng ra thuật ngữ Design Thinking, thì Design Thinking là một phương thức sử dụng sự nhạy cảm vào cách tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề có ý nghĩa với con người. Ví dụ là nhà bác học Thomas Edison, ai cũng biết ông là người đã tạo ra chiếc bóng đèn điện nhưng ít người biết ông cũng chính là người đã phát triển hệ thống mạng lưới phát điện cũng như truyền tải điện. Rõ ràng không có hai thứ đó thì chiếc bóng đèn sẽ trở thành vô dụng. Thiên tài của Edison nằm ở chỗ ông có khả năng hình dung rõ ràng người dùng muốn gì, cần gì và sẽ sử dụng những phát minh của ông như thế nào. Vì vậy ông xây dựng mọi thứ xoay quanh nhu cầu của con người, giải quyết cụ thể vấn đề người dùng đang mắc phải bằng cả một hệ thống chứ không phải chỉ là những phát minh đơn lẻ, rời rạc, chắp vá. Dù Steve Jobs không phải một nhà thiết kế nhưng ông là người đề xướng sớm về một định nghĩa mà bây giờ gọi là tư duy thiết kế (Design Thinking). Theo ông, các sản phẩm, giao diện và tiếp thị của Apple được thiết kế tỉ mỉ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dùng. Đối với hàng triệu khách hàng trung thành của Apple trên toàn thế giới, các sản phẩm của Apple luôn dẫn đầu xu hướng và làm họ hài lòng. Hình 3: Giường ngủ Hình 4: Bàn làm việc Design Thinking là một tập hợp các nguyên tắc và cách thức một nhà thiết kế làm việc. Từ việc đặt mình vào bản thân của người tiêu dùng, thấu hiểu suy nghĩ của họ, làm cho những ý tưởng của mình được đón nhận và hữu ích hơn. Tư duy thiết kế không hẳn là thứ dành riêng cho những người có năng khiếu mà nó hoàn toàn có thể học và rèn luyện được. Một ngưới có tư duy thiết kế tốt sẽ có những tính cách như thế nào? Theo Tim Brown, không cần phải là những người học chuyên ngành về thiết kế mới có tư duy kiểu Design. Phải mất nhiều năm trời làm việc vất vả để đạt được phong cách, mang lại cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ sự đơn giản về design thinking. Rằng nó là một công cụ mạnh mẽ nhất và khi được sử dụng có hiệu quả, có thể trở thành nền tảng định hướng thương hiệu và việc kinh doanh và thiết kế. Sự sáng tạo kết hợp với trải nghiệm đời sống sẽ khai mở kiểu tư duy này. Sau đây là 5 giai đoạn đặc trưng nhất: 3.1. Đồng cảm Giai đoạn đầu tiên trong quá trình Tư duy thiết kế chính là đạt đến sự thấu hiểu đồng cảm với vấn đề mà bạn đang hướng đến. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực mình quan tâm thông qua việc quan sát, thấu hiểu với mọi người, để hiểu được những trải nghiệm và mong muốn của họ. Đồng cảm là điều cốt yếu trong quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm, và đồng cảm cũng chìa khóa để các nhà thiết kế gạt sang một bên những định kiến của mình về thế giới này, từ đó đạt đến sự thấu hiểu với người dùng và các nhu cầu của họ. 73
- 3.2. Quan sát và phân tích Đây chính là lúc cá tính “đồng cảm” phát huy. Bạn cần hiểu đối tượng còn hơn chính đối tượng. Giai đoạn quan sát sẽ giúp nhà thiết kế tập hợp các ý tưởng và nhận ra các điểm đặc trưng, chức năng sản phẩm cần có. Hình 5: Steve Job Hình 6: Iphone – biểu tượng của sự sang tạo 3.3. Tƣởng tƣợng và sáng tạo Các nhà thiết kế đã sẵn sàng bắt đầu tạo ra các ý tưởng khi đã đảm bảo rằng đã có thể hiểu được người dung hơn và nhu cầu của họ ở giai đoạn Đồng cảm. Với nền tảng vững vàng như thế, bạn đã có thể bắt đầu “suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp” để xác định các giải pháp mới cho sản phẩm, và nghiên cứu tìm kiếm các phương thức thay thế. Tưởng tượng là cả một nghệ thuật, Brainstorm và Worst Possible Idea thường dùng như cách kích thích suy nghĩ tự do và mở rộng không gian vấn đề. Nhận ra càng nhiều ý tưởng hoặc giải pháp cho vấn đề ngay tại giai đoạn bắt đầu của Tưởng tượng là điều rất quan trọng. Bạn nên chọn một kỹ thuật Tưởng tượng phù hợp với mình để giúp bạn nghiên cứu và kiểm tra các ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất, hoặc để giải quyết vấn đề. Tiếp theo là lúc đòi hỏi sự sáng tạo, không cần mất quá nhiều thời gian lý luận, đơn giản là vạch ra tất cả những ý tưởng đã đưa ra ở bước trước. Có thể áp dụng brainstorming lần nữa để phát triển, tăng cường sự sáng tạo, “vứt đi chiếc hộp”. 3.4. Dựng mẫu Design Thinker đặt ra các câu hỏi và tìm cách khai phá đến tận cùng ngõ ngách theo tất cả các hướng có thể. Phương pháp này đòi hỏi không cách nào khác đó là phải thử, đôi khi là thử theo những hướng hoàn toàn ngược lại và không liên quan gì với những ý tưởng sẵn có. Dựng lên một loạt những phiên bản thu nhỏ của sản phẩm hoặc có các tính năng đặc trưng khác nhau, sau đó nghiên cứu ưu điểm và khuyết điểm. Đây là giai đoạn thử nghiệm, và mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất, các giải pháp được thực hành trong quá trình dựng mẫu và, từng bản một sẽ được nghiên cứu, và hoặc được chấp nhận, phát triển và kiểm tra lại lần nữa. Ở phần cuối của giai đoạn này, nhà thiết kế sẽ có ý tưởng tốt hơn về các hạn chế vốn có của sản phẩm, các vấn đề hiện hữu, và sở hữu tầm nhìn tốt hơn, am hiểu hơn về cách hành xử, suy nghĩ, và cảm nhận của người dùng thực thụ khi tương tác với sản phẩm cuối cùng. 74
- 3.5. Cộng tác Các sản phẩm và dịch vụ càng ngày càng phức tạp, dù là thiên tài thì cũng khó có thể tự một mình làm mọi thứ được. Design Thinker hiểu rằng mỗi người đều có những góc nhìn khác nhau, trải nghiệm khác nhau, và sự kết hợp đó sẽ mang lại các giải pháp không ngờ đến, vượt ngoài tầm nhìn của một cá nhân đơn lẻ. Chuyên viên thiết kế hay nhà đánh giá sẽ kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm hoàn. Đây là giai đoạn cuối cùng của mô hình 5 giai đoạn. 4. KẾT LUẬN Thiết kế nội thất đòi hỏi sự thấu hiểu con người hơn cả chính họ, tùy vào đặc điểm của từng người, nội thất cũng phải tương ứng. Chúng ta chỉ nên tập trung vào những yếu tố thiết yếu nhất, không xa vời và đưa nó trở nên phức tạp quá mức cần thiết. Hãy đưa sản phẩm của bạn về những gì thuần túy và nguyên bản. Đừng cố tìm cách phức tạp hóa các hình dạng, hãy làm nó hoạt động hiệu quả và gần gũi với con người, xem xét toàn diện một cái gì đó, chẳng hạn như đảm bảo tính sáng tạo, hữu ích, thẩm mỹ, dễ hiểu, thân thiện môi trường… Đừng làm gì đó một cách tùy ý hay ngẫu nhiên. Sự cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác tới từng chi tiết nhỏ trong một thiết kế là cách thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm của người thiết kế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các yếu tốt và nguyên tắc trong thiết kế, http://www. arena-multimedia.vn/content/cac-yeu-to-va- nguyen-tac-trong-thiet- ke, xem 12/4/2019 [2] Design thinking, http:// www.linkedin.com/pulse/design-thinking [3] Design thinking lấy con người làm trọng tâm, http://quanart.wordpress.com/2013/04/18/design- thinking-tu-duy-giai-quyet-van-de-lay-con-nguoi-lam-trung-tam [4] Sự thay đổi của thiết kế trong tương lai, https://idesign.vn/i-gallery/ban-luan-ve-su-thay-doi-trong- linh-vuc-thiet-ke-va-vai-tro-cua-nha-thiet-ke-o-tuong-lai-73849.html 75
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ SẤY ỨNG DỤNG CHO VẬT LIỆU DẠNG BỘT NHÃO STUDY ON THE DESIGN AND MANUFACTURE OF DRYER FOR PASTE MATERIAL
5 p | 221 | 51
-
Ship structural design
0 p | 93 | 10
-
Mô hình hóa kết cấu bằng phương pháp mặt đáp ứng-một nghiên cứu áp dụng cho công trình ngầm
9 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn