intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngộ độc cấp Nereistoxin

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày đại cương ngộ độc cấp Nereistoxin, chẩn đoán ngộ độc cấp Nereistoxin, điều trị ngộ độc cấp Nereistoxin, phòng bệnh ngộ độc cấp Nereistoxin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngộ độc cấp Nereistoxin

  1. 168 H ướng dẫn cHẩn đoán và điều trị bệnH n ội k Hoa NGỘ ĐỘC CẤP NEREISTOXIN I. ĐẠI CƯƠNG - Nereistoxin là một hoá chất trừ sâu cực độc, công thức hoá học: 4-N, N-dimethylamino-1, 2-dithiolan, thuộc nhóm dimethylaminopropandithiol, gây độc qua đường tiêu hoá, hô hấp và qua da. - Người trưởng thành uống liều nửa gói (gói 20 gam) có thể gây ngộ độc nặng và tử vong. - Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp, xuất huyết nặng nề, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong trong vòng 1 - 2 ngày. II. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định a. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng xuất hiện nhanh 10 - 30 phút sau uống. - Tiêu hoá: tổn thương dạ dày - ruột, đau bụng, nôn, tiêu chảy dữ dội dẫn tới sốc giảm thể tích và toan chuyển hóa, có thể nôn ra máu và ỉa ra máu dữ dội dẫn đến thiếu máu và tụt huyết áp, tử vong. - Tim mạch: tụt huyết áp: thường sớm và nặng nề do phối hợp cả giảm thể tích tuần hoàn, giãn mạch và nhiễm toan. Có thể thấy rối loạn nhịp tim (thường nhịp nhanh xoang), suy tim, phù phổi cấp. - Hô hấp: tình trạng nhiễm toan thở nhanh sâu, suy hô hấp, liệt cơ, sặc phổi... - Thần kinh: co giật toàn thân, liệt cơ, hôn mê. - Rối loạn đông máu kiểu đông máu nội quản rải rác. - Nhiễm toan chuyển hóa, có thể rất nặng. - Các biến chứng: tiêu cơ vân, suy thận cấp, xuất huyết ở nhiều nơi, suy đa phủ tạng, rối loạn hấp thu ở ruột... b. Mẫu độc chất - Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu với đặc điểm sau (yêu cầu người nhà mang đến): + Dạng gói 20 gam chứa bột màu xanh lam, hàm lượng nereistoxin là 95%. + Có nhiều tên thương mại khác nhau: shachongshuang, netoxin, vinetox, shachongdan, apashuang, binhdan, taginon, tungsong, colt, dibadan, hope… c. Xét nghiệm khác (giúp đánh giá và theo dõi) - Công thức máu thấy tình trạng máu cô đặc, thiếu máu, giảm tiểu cầu. - Sinh hóa máu: ure, glucose, creatinine, điện giải đồ, AST, ALT, bilirubin, CK. - Enzym ChE. - Khí máu. - Đông máu cơ bản. - Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu. - Xquang tim phổi. - Điện tâm đồ.
  2. H ướng dẫn cHẩn đoán và điều trị bệnH n ội k Hoa 169 CHỐNG ĐỘC 2. Chẩn đoán phân biệt - Ngộ độc phospho hữu cơ, carbamat và clo hữu cơ: xét nghiệm độc chất. - Ngộ độc thuốc trừ cỏ Paraquat: bệnh nhân uống thuốc trừ cỏ, đựng trong lọ nhựa, thuốc trừ cỏ dạng dung dịch màu xanh lam. Bệnh nhân có nôn dịch màu xanh, xét nghiệm tìm Paraquat. III. ĐIỀU TRỊ - Rửa dạ dày nếu chưa nôn nhiều: 3 - 5 lít bằng nước sạch có pha muối (5g/l). - Than hoạt: 1 gam/kg thể trọng pha với Sorbitol liều gấp đôi, nên nhắc lại sau 2 giờ, hoặc có thể dùng Antipois-Bmai 1 týp/lần, dùng 1-6 týp tùy mức độ. - Cắt cơn co giật: diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại cho đến khi hết cơn co giật, không đỡ dùng thêm phenobarbital hoặc thiopental. - Đảm bảo hô hấp: khai thông đường thở, thở oxy, nếu suy hô hấp bóp bóng ambu, đặt nội khí quản thở máy. - Chống sốc: + Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm từ 10-12cm nước. Truyền dịch natri clorua 0,9%, Ringer lactat, kết hợp dịch keo (Haesteril, albumin), truyền plasma tươi, truyền máu khi có thiếu máu. Trong những giờ đầu, bệnh nhân cần được tuyền dịch khẩn trương và tích cực, tổng lượng dịch truyền có thể tới nhiều lít. + Thuốc vận mạch: ưu tiên là norepinephrin (noradrenalin), phối hợp với dobutamin nếu cần. + Chống nhiễm toan: cần cho bicarbonat sớm, truyền dung dịch bicarbonat 4,2% điều chỉnh theo khí máu. + Chống rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu truyền huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu hoặc các chế phẩm khác tùy vào tình trạng bệnh nhân và kết quả xét nghiệm. Nếu không có huyết tương tươi, tiểu cầu, có thể truyền máu tươi. - Rối loạn điện giải: điều chỉnh theo xét nghiệm. - Đảm bảo thể tích nước tiểu: theo dõi, nếu bệnh nhân đái ít cho furosemid (Lasix) bảo đảm nước tiểu từ 100ml - 150ml/giờ. - Tiến hành lọc máu cấp cứu: + Toan chuyển hóa nặng, suy thận không đáp ứng với điều trị: lọc máu. - Tổn thương dạ dày - ruột: dùng thuốc giảm tiết acid dịch vị đường tĩnh mạch (ranitidin, omeprazol, pantoprazol, esomeprazol), thuốc bọc niêm mạc dạ dày (Gastropulgite, Phosphalugel,...). - Dinh dưỡng đảm bảo 30Kcal/kg/24giờ, dinh dưỡng đường tĩnh mạch là chủ yếu trong những ngày đầu, kết hợp bột dinh dưỡng, súp nghiền. - Điều trị khác tùy theo tình trạng bệnh nhân. IV. PHÒNG BỆNH - Tuyên truyền rộng rãi về tác dụng độc hại của hoá chất trừ sâu nereistoxin. - Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hoá chất trừ sâu nereistoxin. - Khám và điều trị chuyên khoa tâm thần để tránh ngộ độc tái diễn do tự tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thanh Hải (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc cấp hóa chất bảo vệ thực vật Nereistoxin”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 2. Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (2005), “Nereistoxin - Một hóa chất trừ sâu gây ngộ độc nặng, tử vong nhiều”, Tài liệu dành cho cán bộ y tế, www.chongdoc.org.vn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2