Nhân 1 trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo tại phổi cần chẩn đoán phân biệt
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày 01 trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo ở một người bệnh nữ, 33 tuổi với triệu chứng ban đầu là ho khan kéo dài, tức ngực, có sốt. Người bệnh nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, bạch cầu tăng (19,66 G/l) đặc biệt bạch cầu ưa axit tăng cao (50,9%). Xquang ngực và CT Scanner ngực có hình ảnh tổn thương nốt dạng kính mờ đa hình thái và kích thước lan tỏa cả 2 phổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân 1 trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo tại phổi cần chẩn đoán phân biệt
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO TẠI PHỔI CẦN CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Trần Thị Phương, Nguyễn Ngọc Hồng BV Phổi Trung ương TÓM TẮT Tác giả trình bày 01 trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo ở một người bệnh nữ, 33 tuổi với triệu chứng ban đầu là ho khan kéo dài, tức ngực, có sốt. Người bệnh nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, bạch cầu tăng (19,66 G/l) đặc biệt bạch cầu ưa axit tăng cao (50,9%). Xquang ngực và CT Scanner ngực có hình ảnh tổn thương nốt dạng kính mờ đa hình thái và kích thước lan tỏa cả 2 phổi. Xét nghiệm bilan lao âm tính. Xét nghiệm ELISA dương tính với Toxocara, người bệnh được điều trị bằng Albendazole với liều 800mg/ngày trong 3 tuần. người bệnh hết ho, hết sốt. Chụp lại XQ ngực hết tổn thương 2 bên phổi. SUMMARY The author presents 01 case of toxocariasis in a female patient, 33 years old with initial symptoms are long-term dry cough, chest pain, fever. Patients hospitalized in the infection, white blood cells increased (19.66 G/l), especially eosinophilia increased high (50.9%). Chest X-rays and CT scanner have lesion-shaped lesions of polymorphic focal length and diffuse dimensions of both lungs. bilan tuberculosis test negative. ELISA positive for Toxocara, patients treated with Albendazole 800 mg daily for 3 weeks. The patient no cough, no fever. Retraction of chest XQ lesions on both sides of the lung. 1. BỆNH ÁN Bệnh nhân nữ, 33 tuổi vào viện vì ho kéo dài, có sốt. Cách ngày vào viện khoảng 1 tháng người bệnh xuất hiện ho khan, không ho ra máu, khó thở khi gắng sức, có sốt thất thường, mệt mỏi ăn uống kém. Đến bệnh viện cơ sở khám chẩn đoán và điều trị: viêm phổi - theo dõi lao phổi nhưng lâm sàng không cải thiện, chuyển Bệnh viện Phổi Trung ương. Khám lúc vào viện: tỉnh, ho khan, không ho ra máu, không phù, không có xuất huyết dưới da, hạch ngoại vi không to. Dấu hiệu sinh tồn: M 100 lần/p, HA 110/70mmHg, NT 18 lần/p, nhiệt độ 370C, Sp O2 97%, cân nặng 50kg, chiều cao 152 cm. Nghe tim đều, không nghe tiếng thổi. Phổi thở thô, không có rales bệnh lý. Các cơ quan khác không phát hiện gì. Cận lâm sàng: Công thức máu: Ngày Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu 28/03 4.0 T/l Hgb 11.9 g/dl 19,66G/l N 28,8% L 3,08% Eosin 50,9% 266 G/l 08/06 4.4 T/l 12,8 g/dl 6,45 G/l N 51,5% L 34,7% Eosin 6,2% 264 G/l Sinh hóa máu: G/h 6,1 mmol/l, ure 3.3 mmol/l, creatinin 56.0 umol/l, GOT/GPT 14/11U/L. Bil TP/Bil TT 5.6/ 1,6 umol/l. ĐGĐ: Na 138 mmol/l, K 4.0 mmol/l, Cl 105.0 mmol/l. 216
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Vi sinh: AFB đờm trực tiếp 3 mẫu âm tính, RMP XPERT đờm âm tính, Quantiferon-TB Gold âm tính. HIV âm tính. Xq phổi thẳng: Lúc vào viện Sau 10 ngày điều trị Lúc vào viện Sau 2 tháng điều trị CT Scanner ngực (29/3): nốt dạng kính mờ đa hình thái và kích thước lan tỏa 2 phổi. 217
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII ECG: nhịp xoang 82 ck/p. Chức năng hô hấp: giảm lưu lượng các nhánh phế quản nhỏ. Soi phế quản: bình thường, sinh thiết xuyên thành phế quản: mảnh sinh thiết có rải rác lympho bào, bạch cầu đa nhân, đại thực bào. Xét nghiệm ELISA: dương tính với Toxocara. Chẩn đoán: Viêm phổi do Toxocara. Điều trị: Albendazole 200mg x 4 viên/24h trong 3 tuần. Kết thúc đợt điều trị bệnh nhân hết ho, không sốt, ăn ngủ tốt, không đau ngực, toàn trạng ổn định. Ra viện. 2. BÀN LUẬN Bệnh giun đũa chó, mèo (Toxocara canis hay Toxocara cati) ở người được Wilder mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng” (visceral larva migrans) để báo cáo một loạt ca bệnh trẻ em có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu đi kèm với bệnh nặng và kéo dài ở nhiều cơ quan, và khi làm sinh thiết phát hiện ấu trùng của Toxocara canis hay Toxocara cati. Toxocara canis hay Toxocara cati là một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô. Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau: • Thể ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans - VLM), chủ yếu gặp ở trẻ < 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não. • Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans - OLM), gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt với đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài hai thể lâm sàng chính nói trên, hiện nay nhiều tác giả còn mô tả những thể khác. Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh, nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến (để giữ nhà, làm thú cảnh, nguồn thực phẩm…). Một 218
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis chiếm từ 10% - 25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8% - 40%. Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7%. Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì: • Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo không đặc hiệu cho bệnh. • Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng. • Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory- secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn nhưng khó làm. Năm 2001, Pawlowski lại đề xuất 5 chỉ thị (markers) cho bệnh giun đũa chó, mèo: 1. Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh sử. 2. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. 3. Chẩn đoán huyết thanh dương tính. 4. Tăng bạch cầu ái toan. 5. Nồng độ IgE tăng. Phác đồ điều trị bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được nhiều tác giả khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo tác giả. Ở đây chúng tôi điều trị kéo dài trong 3 tuần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dickson Despommier (2003), “Toxocariasis: Clinical Aspects, Epidemiology, Medical Ecology, and Molecular Aspects”,Clinical microbiology reviewsApr. 2003, Vol. 16, No. 2, pp. 265–272. 2. Carvalho EA, Rocha RL. (2011),“Toxocariasis: visceral larva migrans in children”J Pediatr (Rio J). 2011;87(2):100-110. 3. J.F. Magnaval, L.T. Glickman (2006), “Toxocarose : actualités diagnostiques et thérapeutiques”, La Lettre de l’Infectiologue - Tome XXI - n° 2 - mars-avril 2006. 4. Huw Smith, Celia Holland, Mervyn Taylor, J-F. Magnaval, Peter Schantzand and Rick Maizels(2009), “How common is human toxocariasis? Towards standardizing our knowledge”,Trends in Parasitology Vol.25 No.4 pp. 182-8. Elsevier Ltd. doi:10.1016/ j.pt. 2009.01.006. Available online 5 March 2009. 5. Dorn Watthanakulpanich (2010), “Diagnostic Trends of Human Toxocariasis”, J Trop Med Parasitol. 2010;33:44-52.Available online at www.ptat.thaigov.net 6. Trần Thị Hồng (2007), “Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 2 * 2007. 7. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2011), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa”, Khoa học kỹ thuật thú y– Tập XVIII – Số 6 – 2011. 219
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH HỌC THỰC - HÀNH GIUN KIM (Oxyures)
4 p | 118 | 11
-
NHIỄM GIUN LƯƠN LAN TỎA TRÊN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CORTICOSTEROID
10 p | 100 | 7
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 1 (Phần 2: Nhận thức dược liệu) - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
123 p | 17 | 6
-
Nhiễm giun ở trẻ: đừng lơ là
4 p | 94 | 5
-
Nhân một trường hợp nhiễm trùng giun xoắn trichinella spiralis gây viêm và phù mạch tăng bạch cầu ái toan
6 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn