NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DA, LÔNG, TÓC VÀ MÓNG
lượt xem 7
download
Tham khảo tài liệu 'những điều cần biết về da, lông, tóc và móng', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DA, LÔNG, TÓC VÀ MÓNG
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DA, LÔNG, TÓC VÀ MÓNG Tổng quan: Da là cơ quan rộng lớn nhất của cơ thể, da bao bọc toàn bộ những phần tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ở người cân nặng 68kg, da chiếm đến 4kg & có thể trải rộng một diện tích khoảng 1.7 mét vuông. Da có chức năng bảo bọc cơ, xương, dây thần kinh, mạch máu & tất cả mọi thành phần bên trong cơ thể. Mí mắt, lòng bàn tay, gan bàn chân, da đầu, cùi chỏ, đầu gối là những nơi dày lên của da. Lông & tóc thực chất là những loại biến thể của da. Lông mọc khắp nơi trên cơ thể trừ một số chổ như gang bàng chân, lòng bàn tay, môi & mí mắt. Lông tăng trưởng nhiều trong mùa hè nhiều hơn ở mùa đông, nhanh hơn vào ban ngày và chậm hơn khi đêm xuống. Cũng như lông & tóc, móng cũng là một loại biến thể từ da. Móng tay & móng chân có chức năng bảo vệ những đầu mút thần kinh nhạy cảm. Đó là lý do tại sao Bạn cảm thấy rất đau mỗi khi bị tổn th ương ở các móng và việc rút móng tay móng chân là một cực hình mà bọn đô hộ đã áp dụng cho các tù binh chúng bắt được. Móng ở người không đóng vai trò trong việc tìm tìm kiếm thức ăn như ở
- động vật, song nó có chức năng bảo vệ khỏi các chấn thương và giúp cầm nhặt đồ vật nhỏ dễ dàng hơn. Hãy tượng tượng Bạn sẽ khó khăn như thế nào mỗi khi muốn tháo nút gút hoặc cào gãi những chổ ngứa ngáy mà không có móng tay. Tình trạng sức khỏe của móng có thể cho biết tình hình sức khỏe chung, một số bệnh lý (nhất là các bệnh tim mạch) thường có những dấu hiệu bất thường ở móng. Mô tả da & chức năng của da: Da rất cần thiết cho sự sống của con người. Da bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như các hóa chất độc hai cũng như các sinh vật nhỏ bé muốn xâm nhập vào cơ thể. Da cũng kiểm soát & hạn chế quá trình mất các chất dịch duy trì sự sống cho cơ thể như máu & nước. Từ việc này, cơ thể luôn được duy trì ở một thân nhiệt nhất định mặc cho sự biến động nóng lạnh của thời tiết bên ngoài. Da cũng giúp các cơ quan bên trong không bị tổn thương khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không có hệ thần kinh dưới da, chúng ta sẽ không cảm nhận được tình trạng nóng, lạnh hoặc những cảm giác xúc giác khác. Nói cách khác, da là thành phần chủ yếu trong cảm nhận xúc giác cho cơ thể. Da có thể thay đổi để đáp ứng với từng trạng thái vận động & cảm xúc. Ví dụ, mỗi khi lạnh hoặc rơi vào tâm trạng rùng rợn, Bạn sẽ có các biểu hiện như các cơ co cứng lại, gần như tất cả các sợi lông dựng đứng lên & da thì sần sùi như da gà (dân gian thường gọi là nổi da gà).
- Cứ từng cm vuông da chứa hàng trăm tế bào da, hàng chục lổ chân lông với các tuyến mồ hôi, nhiều tuyến bã nhờn, nhiều đầu dây thần kinh & nhiều mạch máu nhỏ li ti. Da được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp biểu b ì (hay còn gọi là lớp thượng bì), lớp hạ bì & các mô dưới da (da còn gọi là bì). Lớp thượng bì là những gì Bạn có thể sờ & nhìn thấy được trên da, lớp này mỏng như tờ giấy và bao phủ bảo vệ hầu hết mọi nơi trên cơ thể. Lớp thượng bì có 4 lớp tế bào và thường xuyên bị bong ra và tạo mới liên tục. Các lớp tế bào trong lớp thượng bì được hình thành từ 3 loại tế bào, bao gồm: Lớp tế bào biểu bì tạo hắc tố: sản xuất ra melanin, chất nhuộm màu cho da. Hầu hết mọi người đều có một lượng tế bào biểu biểu tạo hắc tố tương đương nhau, tuy nhiên, da của người da đen sản xuất nhiều chất melanin hơn. Quá trình nhiễm nắng (phơi nắng) làm gia tăng sản xuất melanin, khi ấy da Bạn có vẻ đen hơn lúc bình thường, cháy nắng hoặc nổi nhiều tàng nhang hơn. Lớp tế bào sừng, sản xuất ra chất keratin (chất sừng), là một loại protein đặc biệt cấu tạo nên lông, tóc & móng Các tế bào Langerhans, giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng hàng ngày Lớp thượng bì thường được thay mới hoàn toàn trong chu kỳ 28 ngày, do vậy các vết cắt đứt da hoặc những vết bầm dập có khả năng lành lặn nhanh hơn.
- Ngay bên dưới lớp thượng bì là lớp hạ bì, lớp này bao gồm các mạch máu, đầu dây thần kinh & mô liên kết. Lớp hạ bì có chức năng nuôi dưỡng cho lớp thượng bì. Nếu không có các phân tử mô liên kết của lớp hạ bì, có lẽ da sẽ không căng giãn & đàn hồi trở về vị trí ban đầu đ ược. Có hai loại phân tử ở lớp hạ bì bao gồm collagen & elastin, mối liên kết giữa các phân tử này rất linh hoạt làm cho da có thể dễ dàng dịch chuyển bởi các tác động lên nó. Ở người cao tuổi, một số mô sợi chất chứa elastin biến mất trong cấu trúc da l àm cho gia trở nên nhăn nheo. Lớp hạ bì còn chứa các tuyến bã nhờn. Các tuyến này nằm xung quanh các lổ chân lông & nang lông, chúng tiết ra các chất bã nhờn có tác dụng bôi trơn cho da & lông, tóc. Các tuyến bã nhờn này được tìm thấy nhiều ở vùng da mặt, vùng lưng trên & vùng ngực. Bình thường, lượng bã nhờn chỉ được tiết ra đủ cho nhu cầu của cơ thể. Ở một giai đoạn khi mà có những sự biến động của nội tiết tố (thường thấy khi tuổi dậy thì, khi hành kinh, ...), các tuyến bã nhờn bị kích thích tăng tiết quá nhiều gây ra tình trạng da nhờn & mụn (mụn là những cục đặc quện do chất nhờn quá đặc kết dính với các tế bào da bị chết). Ngược lại, nếu tuyến bã nhờn tiết ra quá ít chất nhờn sẽ làm cho da bị khô & nứt nẻ.
- Lớp dưới cùng của da là lớp mô dưới da, lớp này được hình thành từ các mô liên kết, tuyến mồ hôi, mạch máu & các tế bào chứa mỡ. Lớp này có chức năng giúp cơ thể giảm bớt chấn thương do va chạm & giữ ấm cho cơ thể. Có hai loại tuyến tiết mồ hôi. Một loại tuyến có ở khắp mọi nơi trên cơ thể, tiết ra mồ hôi nhằm duy trì thân nhiệt & đào thải các chất bài tiết. Loại tuyến thứ hai phát triển khi tuổi dạy thì, các tuyến này thường thấy ở nách và vùng mu. Mồ hôi ở các nơi này đậm đặc hơn & có thể gây ra mùi của cơ thể. Ở người khỏe mạnh, bình thường lượng mồ hôi tiết ra khoảng nửa lít mỗi ngày. Lượng mồ hôi tăng nhiều hơn khi gi tăng hoạt động, sốt hoặc tiết trời oi bức. Mô tả lông tóc & chức năng của chúng: Tóc trên đầu không đơn thuần chỉ để các Bạn làm đẹp, nó có chức năng giữ ấm cho đầu & bảo vệ da đầu dưới ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Lông ở mũi, tai & quanh mắt (lông mi), có chức năng bảo vệ các vùng nhạy cảm này với bụi bậm & các phần tử có kích th ước nhỏ khác. Lông mi & lông mày có tác dụng giảm bớt lượng ánh sánh mỗi khi qua chói. Lớp lông măng bao phủ khắp c ơ thể góp phần giữ ấm và bảo vệ da. Lông tóc còn có tác dụng giảm chấn động cho cơ thể để giảm bớt chấn thương. Ở người, lông gồm hai phần, phần lộ bên trên da, gọi là cọng lông hay cọng tóc & phần nằm sâu bên dưới da gọi là phần chân lông hoặc chân tóc. Chân tóc kế thúc
- tại hành lông. Hành lông là mầm lông được bao bọc bên trong một cấu trúc hình túi cắm sâu bên dưới da gọi là nang lông, nơi làm cho lông tóc sẽ dài ra. Dưới đáy của nang lông là nhú lông, nhú lông th ực sự là nơi phát triển cho lông, nhú lông chứa nhiểu chất dinh d ưỡng ở trong chân lông. Trong quá trình phân chia tế bào để dài ra, chất keratin được sản xuất để đẩy dần phần lông ở nang lông lên trên bề mặt da. Nếu nhìn theo cấu trúc ngang, lông gồm 3 thành phần: phần tủy lông ở trong cùng, rất mềm, có chức năng nuôi dưỡng lông; phần vỏ bao bọc tủy lông & phần lớp ngoài cùng, lớp cutin bảo vệ bên ngoài và làm cho lông cứng cáp. Lông & tóc dài ra do các tế bào mới hình thành đẩy chân lông lên khỏi mặt da. Khi ấy, phần lông nhú lên không còn được nuôi dưỡng nữa & bắt đầu hóa sừng. Cùng với quá trình tăng trưởng là quá trình chết đi của các tế bào ở cọng lông. Các tế bào chết & chất sừng tạo nên phần cọng lông mà chúng ta thấy được. Mỗi tháng, tóc dài thêm khoảng 6mm & duy trì tốc độ này trong khoảng thời gian là 6 năm. Sau đó lông tóc bị rụng đi & được thay mới bằng một lớp khác. Độ dài của lông & tóc tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nang lông. Nang lông hoạt động mạnh trong 2-6 năm, sau đó nó sẽ ngưng hoạt động trong vòng 3 tháng. Kết quả là vào từng khắc giây, khoảng 10% số tóc trên da đầu ngưng phát triển và 90% số tóc luôn ở trạng thái phát triển, số tóc này sẽ rụng đi sau 2-3 tháng và số thay bằng các sợi tóc mới, đời sống của một cọng tóc có thể kéo dài từ 2 đến 6 năm. Người bị hói đầu nếu các nang tóc trên da đầu bị chết hẳn & không tiếp tục
- sản xuất ra tóc mới. Người có lông & tóc rậm khi mà khoảng các giữa các nang lông quá khít & nang lông phát triển nhanh hơn bình thường. Màu tóc tùy thuộc vào quá trình nuôi dưỡng tóc & chất melanin có bên trong lớp vỏ tóc. Trong thành phần của tóc cũng có chất nhuộm màu đỏ-vàng, ở người có màu tóc hung có ít chất melanin hơn những người tóc đen. Tóc trở nên bạc khi chất nhuộm màu ngừng được sản xuất. Mô tả móng & chức năng của móng: Móng phát triển sâu bên trong nếp da ở đầu các ngón tay & ngón chân. Móng được hình thành do lớp thượng bì ở đó gia tăng mạnh về số lượng dẫn đến tình trạng các tế bào dày đặc hơn làm cho bề mặt của nó trở tên bằng phẳng, cứng & bóng láng. Các tế bào sau đó cứ bị dẩy trồi lên & bị đè dẹp xuống (vì phía bên trên là lớp móng ban đầu) và tạo nên từng lớp cho móng. Cũng giống như cọng lông, móng được hình thành từ các tế bào thượng bì hóa sừng. Một khi các tế bào tích tục quá nhiều, móng dài ra. Lớp da bên dưới móng gọi là lớp nền móng. Bề mặt móng trông có màu hồng vì bên dưới đó chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Phần hình liềm ở mép da nối với móng gọi là các "mặt trăng". Móng tay phát triển nhanh hơn 3-4 lần so với sự phát triển của móng chân. Cũng giống như lông tóc, móng tăng trưởng nhanh hơn trong mùa hè. Khi Bạn bị tổn
- thương gây dập móng, lớp móng mới sẽ hình thành từ lớp nền & thay thế cho móng đã bị hư Những bệnh lý có thể xảy ra cho da, lông tóc & móng: Các bệnh lý kích ứng ở da: Các bệnh lý ở da phong phú đến nổi có cả một chuy ên khoa được hình thành để chăm sóc đặc biệt cho da, gọi là chuyên khoa da liễu. Các bênh lý thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên về da như: Chàm: chàm rất phổ biến, chàm có mang tình di truyền gây ra tình trạng dễ bị kích ứng trên bề mặt da, nhất là vùng mặt, vùng thân mình, tay & chân. Chàm dường như phát triển từ lúc rất sớm, vì có rất nhiều trẻ con bị chứng bệnh này. Những người bị chàm thường có cơ địa dễ mắc các bệnh dị ứng khác & hen suyễn. Viêm da do tiếp xúc: đây là một bệnh lý ở da, gây ra do quá tr ình lây nhiễm trực tiếp với các hóa chất gây nhiễm. Thường gặp nhất là viêm da do ngộ độc khi tiếp xúc với cây thường xuân (ivy). Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác như chất tẩy rửa (bột giặt), mỹ phẩm, nước hoa, các hóa chất có chứa nickel mạ trên bề mặt các vật dụng bằng sắt thường dùng hàng ngày như các loại ống khóa, ...
- Bệnh viêm da do chất nhờn: xảy ra khi tình trạng các tuyến bã nhờn tăng tiết quá mức. Thường thấy ở vùng da đầu, da mặt, ngực & vùng háng. Chứng này thường thấy ở trẻ nhỏ & tuổi thanh thiếu niên. Các bệnh lý nhiễm vi khuẩn ở da: Nhiễm trùng da do vi trùng: bệnh chốc lở gây ra những vết đau đỏ giống như bị ong chích, thường ở vùng mặt, miệng & mũi, còn gọi là bị mụn bọc, xem chi tiết trong bài Những điều cần biết về Mụn Viêm mô dưới da: gây ra tình trạng viêm da & xâm lấn xuống cả phần mô dưới da, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua vùng da bị tổn thương ở các vết cào gãi, vết côn trùng chích, thường tạo ra các ổ mủ (gọi là abscess da), xem chi tiết trong bài Viêm da & mô dưới da Nhiễm khuẩn da do Streptococcus & Staphylococcus, đây là hai vi khuẩn chính gây ra các bệnh chốc lở & viêm da- mô dưới da, gây ra những thương tổn đặc biệt cho da như mụn nhọt, ..., nếu bị nhiễm trùng loại này diện rộng trên da, có thể gây ra sốc do ngộ độc toàn thân, xem chi tiết trong bài Hội chứng sốc do độc tố vi khuẩn Các bệnh lý do nhiễm nấm: Viêm da do nấm Candida : Thường thấy ở trẻ con, xuất hiện nhiều ở những vùng bị bưng bít như khi mặc tả lót. Môi trường da ẩm ướt tạo điều kiện
- cho nấm Candida phát triển. Viêm da do nấm Candida cũng thấy ở trẻ lớn nhưng ít hơn. Bệnh vảy nến do nấm Tinea: Bệnh gây ra do nấm Tinea. Bệnh gây xuất hiện các vùng da tổn thương, kích ứng & nổi sần sùi, có vảy xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như vùng thân mình, móng & các nếp gấp bất kỳ nào trên cơ thể. Xem chi tiết trong bài Bệnh Vảy nến, chứng nhiễm nấm bàn chân Các vấn đề khác ở da: Bệnh ghẻ chốc: Bệnh gây ra do các kí sinh trùng ghẻ gây ra các tổn thương trên da, bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Xem chi tiết trong bài Bệnh ghẻ chốc Viêm da do virus: Có nhiều loại virus gây ra những kiểu ngứa đặc thù trên da, có thể kể đến như bệnh thủy đậu, bệnh sởi & bệnh giời leo (zona), nhiễm herpes & pappiloma virus gây ra mụn cóc, ... Xem thêm các bài viết tương ứng để hiểu rõ hơn. Mụn : Mụn là vấn đề thường thấy & là mối bận tâm nhất ở trẻ vị thành niên. Có đến 85% trẻ vị thành niên bị mụn gây ra những phiền toái trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ trong học hành, làm việc và tiếp xúc. Xem chi tiết trong các bài viết về mụn.
- Ung thư da: Ung thư da hiếm gặp ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ bị ung thư da hoặc trước tiên là cháy da nếu không bảo vệ cơ thể tốt khi đi nắng. Đây là nguy cơ tiềm ân bị mắc các ung thư da ác tính về sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em
4 p | 363 | 81
-
9 điều cần biết về nước uống
5 p | 183 | 39
-
Amidan và những điều cần biết
16 p | 206 | 39
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 98 | 30
-
Vô sinh nam và những điều cần biết
5 p | 118 | 18
-
Những điều cần biết về khí hư
5 p | 179 | 14
-
6 điều cần biết về bệnh thủy đậu
4 p | 128 | 12
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 130 | 11
-
Những điều cần biết về Đa thai
10 p | 101 | 10
-
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 p | 112 | 8
-
Những điều cần biết về phẫu thuật căng da mặt
8 p | 73 | 7
-
Những điều Cần Biết Về Chống Nắng
4 p | 97 | 6
-
Những điều không nên khi ăn dưa hấu
5 p | 81 | 5
-
Ðiều cần biết khi dùng thuốc sắc Ðông y
5 p | 78 | 5
-
Lão thị - những điều cần biết - Những ký tự nhỏ
6 p | 93 | 4
-
Những điều cần biết về thuốc corticoid
7 p | 92 | 4
-
Những điều cần biết về chứng rôm sảy.
6 p | 86 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn