intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều nên cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điều nên cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc Bạn vui mừng vì nhận được lời đề nghị công việc. Tuy nhiên, trước khi nói đồng ý với nhà tuyển dụng, bạn hãy trả lời 5 câu hỏi dưới đây để chắc chắn rằng đó là công việc trong mơ của mình: 1. Liệu công việc có tạo ra những thách thức và khiến bạn thực sự hài lòng? Nhiều ứng viên thường bỏ qua vấn đề này khi họ bị hấp dẫn bởi chức danh công việc và lương thưởng. Nhưng hãy cố gắng xác định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều nên cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc

  1. Những điều nên cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc Bạn vui mừng vì nhận được lời đề nghị công việc. Tuy nhiên, trước khi nói đồng ý với nhà tuyển dụng, bạn hãy trả lời 5 câu hỏi dưới đây để chắc chắn rằng đó là công việc trong mơ của mình: 1. Liệu công việc có tạo ra những thách thức và khiến bạn thực sự hài lòng? Nhiều ứng viên thường bỏ qua vấn đề này khi họ bị hấp dẫn bởi chức danh công việc và lương thưởng. Nhưng hãy cố gắng xác định rõ ràng công việc hàng ngày của mình ra sao. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình làm gì? Liệu chúng có phù hợp với giá trị và niềm tin của bạn? Hay bạn sẽ nhanh chóng nhận ra công việc thật nhàm chán và buồn tẻ?
  2. Đừng để tương lai của bạn tương tự như Diane Speros. Cô làm việc trong lĩnh vực xuất bản và luôn ước có thể quay lại thời gian chỉ một ngày trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc để tìm hiểu rõ hơn về nó. Cô ấy chia sẻ: “ Tất cả thời gian làm việc của tôi đều để làm việc vặt cho sếp và nó được gọi là công việc “ hành chính”. Thật tiếc là tôi đã không hỏi rõ ràng về những gì mình phải làm”. 2. Điểm mạnh và yếu của sếp là gì? Sếp là người đồng hành trong mọi hoạt động của nhân viên nên công việc sẽ thuận lợi hơn nếu bạn biết phong cách quản lý của sếp mình. Hãy cố gắng nói chuyện càng nhiều càng tốt với sếp tương lai của mình để cảm nhận về con người họ. Liệu anh/ cô ấy có quản lý tới từng chi tiết nhỏ? Sếp có phong cách giao tiếp nhỏ nhẹ hay thích nói lớn?... 3. Mức độ thay đổi của công việc ra sao?
  3. Thay đổi liên tục trong công việc đồng nghĩa với căng thẳng liên tục. Do đó, hãy tìm hiểu xem công ty sắp có sự thay đổi lớn nào không, như cách thức làm việc, chế độ nghỉ hưu mới hay một vài chính sách mới đang được cân nhắc. 4. Bạn có thể tận dụng những kĩ năng, kinh nghiệm nào của mình và có thể học thêm những gì? Hãy chắc chắn rằng kĩ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ được áp dụng trong công việc. Đồng thời, công ty cung cấp cơ hội học tập và thăng tiến công bằng cho nhân viên. Mục tiêu chung của bạn là vừa làm việc tốt trong công việc vừa có thể học hỏi và phát triển thêm. 5. Đã có bao nhiêu người giữ vị trí của bạn trong vài năm gần đây?
  4. Biết được có bao nhiêu người đã làm ở vị trí bạn ứng tuyển cũng như lí do họ ra đi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về công việc và công ty. Liệu họ được thăng tiến hay nhanh chóng viết đơn từ chức? Speros chia sẻ thêm về kinh nghiệm của mình: “ Trong 1 năm, đã có 5 người làm ở vị trí đó trước khi tôi đến. Tất cả điều bỏ việc sau 2 tuần, kể cả người làm việc sau tôi. Còn tôi nghỉ việc sau 2 tháng và bị stress nghiêm trọng trong thời gian làm việc.” Lời kết: Có nhiều lí do khiến công việc dù bạn đã cân nhắc kĩ lưỡng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhưng hãy cố gắng xem xét các yếu tố trong công việc giúp bạn phát triển. Vũ Vũ Theo Monster
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1